Kỹ năng giao tiếp với người khuyết tật

(ĐHVO) Không lấy gì làm lạ khi bạn cảm thấy phân vân lúc trò chuyện hay tương tác với người khuyết tật về mặt thể chất, giác quan hay trí tuệ. Giao tiếp với người khuyết tật sẽ khác với người bình thường. Tuy nhiên, nếu chưa quen thì có thể bạn lo sợ mình sẽ lỡ nói điều gì xúc phạm hay làm gì sai trong lúc hỗ trợ họ. Vì vậy, những lưu ý dưới đây sẽ giúp ích cho bạn khi giao tiếp với người khuyết tật.

Khi đi cùng người khuyết tật nói chung và người khiếm thị nói riêng thì điều nên tránh nhất là sự im lặng. Bạn bè chúng ta đi với nhau cả đoạn đường dài mà không nói với nhau lời nào thì nặng nề lắm. Nếu là lần đầu tiên gặp, có thể hỏi thăm đối tượng về tuổi tác, quê quán, gia đình, sở thích…Bạn có thể nói rất nhiều đề tài với họ.

Trước hết, bạn cần tỏ ra tôn trọng. Người khuyết tật nên được tôn trọng như những người khác. Chúng ta nên nhìn nhận họ như người bình thường, không phải người tàn tật. Nếu bạn phải “gọi tên” khuyết tật của họ thì nên hỏi trực tiếp xem họ dùng từ gì và sử dụng từ đó. Thông thường, bạn nên tuân theo “quy tắc vàng”: đối xử với người khác theo cách bạn muốn họ đối xử với mình.

Thứ hai, khi giao tiếp tránh biệt danh hay tên gọi xúc phạm không phù hợp và nên tránh sử dụng trong khi trò chuyện với người khuyết tật. Nhận dạng một ai đó bằng khuyết tật hay biệt danh xúc phạm (chẳng hạn như “què” hoặc “tật nguyền”) vừa gây tổn thương vừa thể hiện sự thiếu tôn trọng. Hãy luôn thận trọng trong lời nói, kiểm duyệt ngôn từ nếu cần thiết. Tránh nói những từ như người đần, thiểu năng, què, liệt co cứng, người lùn, v.v.Thận trọng để không nhận dạng ai đó bằng khuyết tật thay vì tên hay vai trò của họ.

Ảnh những lưu ý khi giao tiếp với người khuyết tật – Ảnh minh họa(nguồn Internet)

Thứ ba, đừng bao giờ lên giọng với người khuyết tật, Cho dù khả năng là gì thì không ai muốn bị đối xử như một đứa trẻ hay kẻ bề dưới. Khi nói chuyện với người khuyết tật, không được dùng từ vựng kiểu trẻ con, tên thú cưng hay nói to hơn bình thường. Không sử dụng cử chỉ “bề trên” kiểu vỗ lưng hay xoa đầu họ. Những hành vi này ngụ ý rằng bạn không nghĩ người khuyết tật có khả năng hiểu được, và bạn đánh đồng họ với những đứa trẻ. Hãy nói với âm lượng và từ vựng như bình thường, trò chuyện cùng họ như khi bạn nói chuyện với người bình thường.

Bạn có thể nói chậm lại đối với người có khả năng nghe kém hoặc khuyết tật về nhận thức. Tương tự, bạn có thể nói to hơn bình thường với người khiếm thính để họ có thể nghe được bạn nói gì. Thường thì họ sẽ nhắc bạn nếu bạn nói quá nhỏ. Bạn có thể hỏi họ xem mình nói có nhanh quá không, có cần nói chậm lại hay rõ ràng hơn không.

Đừng nghĩ rằng bạn phải đơn giản hóa từ vựng khi nói chuyện. Bạn chỉ sử dụng ngôn ngữ đơn giản nếu nói chuyện với người khuyết tật trí tuệ hoặc gặp khó khăn trong giao tiếp. Làm trở ngại đối phương không được coi là hành động lịch sự và không giống nói chuyện với người không thể theo kịp những gì bạn nói. Tuy nhiên nếu thấy phân vân, bạn hãy nói chuyện bình thường và xem họ có nhu cầu như thế nào về ngôn ngữ

Thứ tư, đặt mình vào vị trí của người khuyết tật. Bạn sẽ dễ dàng hiểu cách tương tác với người khuyết tật hơn nếu đặt mình vào vị trí của họ. Suy nghĩ xem bạn muốn người khác nói chuyện hay đối xử với mình thế nào. Đó chính là cách bạn nên đối xử với họ.

Vì vậy bạn nên nói chuyện với người khuyết tật như bao người khác. Chào mừng đồng nghiệp mới bị khuyết tật giống như những người mới khác. Không được nhìn chằm chằm vào họ hay hành động kẻ cả, chiếu cố.

Không tập trung vào khuyết tật của họ. Bạn không cần hiểu bản chất sự khuyết tật của ai đó, điều quan trọng là đối xử với họ công bằng như bao người khác và hành động như bình thường đối với những người mới bước vào cuộc sống của bạn.

Nam Phương

Để lại bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Scroll to Top