Author name: Đồng Hành Việt Online

Thúc đẩy giáo dục hòa nhập cho trẻ em khuyết tật

(ĐHVO). Luật Người khuyết tật 2010, Luật Trẻ em 2016, Luật Giáo dục 2019 cùng các văn bản hướng dẫn khác đã ra đời và có hiệu lực thi hành, trong đó có quy định về các quyền cơ bản của trẻ em khuyết tật, đặc biệt là quyền được tiếp cận hệ thống giáo dục hòa nhập. Tuy nhiên, sau một thời gian thi hành, hiện trẻ em khuyết tật vẫn còn gặp phải rất nhiều rào cản, khó khăn trong lĩnh vực giáo dục, đặc biệt là việc được tiếp cận với hệ thống giáo dục hòa nhập theo Công ước quốc tế về quyền của người khuyết tật CRPD.

Thúc đẩy giáo dục hòa nhập cho trẻ em khuyết tật Xem thêm »

Đẩy mạnh tiếp cận hoạt động giải trí đối với người khuyết tật

(ĐHVO). Hoạt động giải trí có ý nghĩa để giải tỏa căng thẳng, giúp con người cân bằng lại cuộc sống. Tất cả mọi người đều có thể dễ dàng tiếp cận với các hoạt động giải trí nhưng dường như lại “xa xỉ” đối với người khuyết tật.

Đẩy mạnh tiếp cận hoạt động giải trí đối với người khuyết tật Xem thêm »

Nguyễn Thị Mỹ Linh – Cô gái khiếm thị giành vinh quang cho Tổ quốc

(ĐHVO). Đối với một người không khuyết tật, giành được huy chương trong các Đại hội thể thao cấp quốc tế đã là một kỳ tích và không chỉ là kỳ tích mà còn là điều phi thường khi nhắc đến vận động viên Nguyễn Thị Mỹ Linh – cô gái đã giành được nhiều huy chương cho nền thể thao nước nhà.

Nguyễn Thị Mỹ Linh – Cô gái khiếm thị giành vinh quang cho Tổ quốc Xem thêm »

Cô gái khiếm thị và ước mơ trở thành MC, biên tập viên

(ĐHVO). Mỗi người sinh ra được thượng đế ban tặng cho trí tuệ để suy nghĩ và một trái tim để yêu thương. Cho dù đôi mắt không được nhìn thấy ánh sáng như bao người, nhưng bằng trí tuệ và trái tim của mình, cô gái Vũ Thị Hải Anh đã tạo ra giá trị riêng cho bản thân.

Cô gái khiếm thị và ước mơ trở thành MC, biên tập viên Xem thêm »

Để Luật Người khuyết tật thực thi hơn cần bổ sung Nghị định 28/2012

(ĐHVO). Luật Người khuyết tật ra đời từ năm 2010 cách đây 23 năm, Nghị định 28/2012 hướng dẫn một số điều đã mang lại nhiều quyền lợi cho NKT: hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng, cấp thẻ bảo hiểm y tế, hỗ trợ chi phí mai táng, trợ giúp giáo dục, dạy nghề, dạy kỹ năng cần thiết để bỏ rào cản với xã hội, khi học nghề được nuôi ăn. NKT tự tin hơn nhiều so với 10-20 năm trước, có nhiều nhóm trên mạng xã hội giao lưu kết bạn, NKT tham gia thi đấu thể thao trong và ngoài nước, NKT làm diễn giả truyền cảm hứng, tự tin hoà nhập xã hội, đây là thành tựu vô cùng lớn của Luật NKT mang lại.

Để Luật Người khuyết tật thực thi hơn cần bổ sung Nghị định 28/2012 Xem thêm »

Chính sách, pháp luật cho người khuyết tật: Tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước để “không để ai bị bỏ lại phía sau”

(ĐHVO). Hiện nay có khoảng 12 người đang sống chung cùng người khuyết tật (NKT) trong các hộ gia đình. NKT được hướng đến như những đối tượng yếu thế trong xã hội cần được hỗ trợ để hòa nhập cộng đồng. Con đường ngắn nhất để đưa thông tin chính sách, pháp luật đến cho người khuyết tật chính là truyền thông với người khuyết tật. Thực tế cho thấy NKT đã và đang tham gia vào hầu hết các hoạt động của xã hội và có vai trò như những người không khuyết tật. Vậy, làm thế nào để NKT tiếp tục nâng cao nhận thức – biết, hiểu và thực hiện các quy định chính sách, tự tin phản biện, góp ý xây dựng, bổ sung hoàn thiện chính sách… đối với các cơ quan xây dựng và hoàn thiện chính sách?

Chính sách, pháp luật cho người khuyết tật: Tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước để “không để ai bị bỏ lại phía sau” Xem thêm »

Đảm bảo quyền tiếp cận giáo dục của trẻ khuyết tật

(ĐHVO). “96,7% học sinh khuyết tật thích đi học” – Đây là số liệu thu được từ cuộc khảo sát về “Thực trạng tiếp cận giáo dục của trẻ khuyết tật trong các cơ sở giáo dục” do Hội Bảo trợ người khuyết tật và trẻ mồ côi Việt Nam thực hiện năm 2022. Nhu cầu là vậy, tuy nhiên, để được thực hiện quyền tiếp cận giáo dục, tham gia vào giáo dục hoà nhập, học sinh khuyết tật đang gặp những rào cản nhất định.

Đảm bảo quyền tiếp cận giáo dục của trẻ khuyết tật Xem thêm »

Đấu giá tranh và sản phẩm thủ công của người khuyết tật, học sinh trường nuôi dạy trẻ em khiếm thị Hải Phòng

(ĐHVO). Công ty TNHH VSIP Hải Phòng và Trung tâm Công tác xã hội và Quỹ Bảo trợ trẻ em Hải Phòng đồng tổ chức bán 600 sản phẩm nến thơm và đấu giá 6 bức tranh gắn đá do thầy và trò Trường Nuôi dạy trẻ em Khiếm thị Hải Phòng thực hiện.

Đấu giá tranh và sản phẩm thủ công của người khuyết tật, học sinh trường nuôi dạy trẻ em khiếm thị Hải Phòng Xem thêm »

Người khuyết tật cần làm gì khi không đồng ý với kết luận của Hội đồng xác định mức độ khuyết tật?

(ĐHVO). Câu hỏi: Tôi được Hội đồng xác định mức độ khuyết tật xác định là người khuyết tật nhẹ, tuy nhiên, tôi không đồng ý với kết quả này, tôi cần làm gì để xác định lại mức độ khuyết tật của mình?

Người khuyết tật cần làm gì khi không đồng ý với kết luận của Hội đồng xác định mức độ khuyết tật? Xem thêm »

Scroll to Top