Thầy giáo xe lăn không khuất phục trước số phận

(ĐHVO). Nguyễn Ngọc Lâm (sinh năm 1985) quê Thanh Hóa không may bị tai nạn với tỷ lệ thương tật 97%. Không vì thế mà gục ngã, anh đã cố gắng vươn lên trở thành thầy giáo tin học cho học sinh nghèo.

Ý chí vươn lên trở thành giáo viên

Năm 2004, khi đang trên đường đi đón người nhà bất ngờ bị ngã vỡ hai đốt sống cổ, bị liệt và mất cảm giác toàn thân. Lúc đó, Lâm chỉ mới là sinh viên năm nhất Cao đẳng Sư phạm Bình Phước. Tỷ lệ thương tật là 97 % tưởng chừng như bao nhiêu khát vọng của tuổi trẻ phải dừng lại tại đây, với một ý chí sắt thép muốn vượt lên số phận để không muốn làm gánh nặng cho đình. Sau khi phẫu thuật vì quá nặng sợ không qua khỏi bệnh viện đã muốn trả về. Lúc đó, bố tôi quyết xin bác sĩ điều trị đến hơi thở cuối cùng. Bản thân luôn khao khát được sống, cuối cùng kỳ tích đã xuất hiện, mình đã chiến thắng thần chết”, Lâm nhớ lại.

Nguyễn Ngọc Lâm (sinh năm 1985)

Sau hai năm điều trị gia đình đã vay mượn rất nhiều, kiệt quệ về tài chính đành phải xuất viện về nhà tự chữa trị. Thời điểm đó, Lâm phải ngồi xe lăn suốt đời và mất đi 97% sức khỏe. Mỗi ngày tự nhủ với bạn thân răng phải mạnh mẽ, lấy lại tinh thần vượt lên mọi khó khăn.

Ngọc Lâm chia sẻ: “Lúc đó, mình nghĩ trong đầu giờ về Thanh Hóa chỉ là ngõ cụt không có tương lai gì cả. Vì vậy, mình đã xin bố cùng em trai ở lại Sài Gòn tìm cơ hội thay đổi cuộc đời. Đó là một quyết định mạo hiểm nhưng sáng suốt của mình”.

Năm 2006, Lâm xin vào Trung tâm Bảo trợ Nhà May Mắn (quận Bình Tân, TPHCM) để điều trị và học nghề. Ở đây, Lâm đã chọn học Tin học để tiếp tục thực hiện ước mơ làm giáo viên còn dang dở. Sau nhiều năm nỗ lực, cố gắng ngày đêm tập luyện.

Thầy giáo tâm sự: “Để thao tác trên máy tính thành thạo, mình đã học gõ từng chữ suốt nhiều năm. Những ngày đầu tiếp xúc với máy tính mình dùng 5 ngón tay co quắp gõ bàn phím, nhưng chữ bị nhảy lung tung. Sau này mình nghĩ ra đeo một cái nẹp rồi cắm thêm chiếc đũa hoặc cây bút để gõ, nhưng rất rườm rà, mỗi lần muốn gõ phải nhờ người đeo. Cuối cùng, mình lựa chọn bó nẹp tay phải, và dùng khớp của ngón út gõ bàn phím”.

Năm 2015 trung tâm mời anh ở lại làm giáo viên dạy Tin học cho trường cộng đồng từ thiện “ Làng may mắn” đến nay.

Trường học Làng May Mắn dạy mở các lớp từ lớp 1 đến lớp 5 và giảng dạy theo chương trình phổ thông. Học sinh theo học tại đây có hoàn cảnh rất đáng thương, đa phần là con nhà nghèo, mồ côi, khuyết tật không được học đúng tuổi. Có những trẻ là lang thang cơ nhỡ, bán vé số, lượm ve chai để kiếm sống. Khi đến với ngôi trường này các em được học tập cả ngày và ăn bữa cơm trưa miễn phí.

Được sống và làm việc với đam mê là niềm hạnh phúc của anh. Niềm vui được nhân lên khi được các học sinh yêu mến và hơn thế nữa đây cũng là nguồn thu nhập phụ giúp cho gia đình.

Trong những năm tháng sống tại Trung tâm Bảo trợ Nhà May Mắn tôi đã gặp và tiếp xúc với nhiều em nhỏ mồ côi khuyết tật, nhà nghèo học tập tại Trường Làng May Mắn. Đáng nhớ nhất, lúc đang ngồi dạy chân tay bị co giật, thấy tôi sắp ngã ra khỏi ghế, các học sinh liền chạy lại. Em giữ tay em giữ chân rồi chạy đi kêu người giúp. Các em đặt cho tôi biệt danh: Thầy giáo xe lăn”, Ngọc Lâm nhớ lại.

Thầy giáo Nguyễn Ngọc Lâm cùng với các học sinh

Suốt 7 năm qua, trong những tiết Tin học, anh Lâm còn lồng ghép truyền đạt cho học sinh những kỹ năng sống như: Đạo hiếu, lời hay ý đẹp, lẽ đúng sai, bảo vệ bản thân, môi trường và lòng biết ơn, luôn khuyên những đứa trẻ phải luôn cố gắng nỗ lực học tập thật tốt để có tương lai rạng ngời. Tìm được tình yêu của đời mình.

Tìm được tình yêu của đời mình

Ngày ấy những lúc vui buồn anh thường viết thơ đăng lên facebook để an ủi bản thân và giao lưu thơ ca bốn phương. Tình cờ chị Nguyễn Minh Thơ (vợ anh Lâm) cũng là người yêu thích thơ và cảm mến và đã kết bạn đối đáp và giao lưu thơ cùng nhau và cũng chẳng biết yêu nhau từ lúc nào”, Anh Lâm nhớ lại.

Chị Nguyễn Minh Thơ và anh Nguyễn Ngọc Lâm

Sau 5 năm yêu nhau, khi được sự đồng ý của hai bên gia đình anh chị đã quyết định đi đến hôn nhân. “Chúng tôi, tự tay lo hết mọi thứ trong đám cưới kể cái ga giường cũng mua vải về tự may lấy. Lễ cưới diễn ra thật linh đình dưới sự chứng kiến của 2 bên gia đình và có mặt 500 khách mời”. Bên cạnh anh luôn có lời động viên của gia đình nhỏ và hai bên gia đình nội ngoại

Từ chính câu chuyện của cuộc đời mình, Lâm tâm đắc nhất câu nói: “Hãy chấp nhận số phận vươn lên sống lạc quan. Hạnh phúc luôn ở quanh ta, nếu bạn biết sống yêu thương và cho đi thì cuộc sống của bạn sẽ vô cùng ý nghĩa và hạnh phúc. Nghị lực sống mạnh mẽ sẽ giúp bạn chiến thắng chính mình”.

Ngoài công việc dạy học anh còn làm thơ, kinh doanh online, làm youtuber và diễn giả truyền cảm hứng sống tích cực đến với những người cùng cảnh ngộ.

Hà Giang

Để lại bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Scroll to Top