Gặp lại người lính trên mặt trận Vị Xuyên năm ấy

Nhân ngày Thương binh liệt sĩ 27 tháng 7, Đồng hành Việt Online xin dành bài viết về những người anh hùng đã cống hiến thanh xuân, cuộc đời mình vì sự bình yên của Tổ quốc.

Giữa cái nắng nóng của mùa hè, đoàn phóng viên chúng tôi rời thủ đô để đi lên vùng cao Yên Bái, nơi có rất nhiều người đã góp công trong các cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc. Chúng tôi đã gặp anh Võ Văn Nhân – từng là chiến sĩ thuộc Trung đoàn bộ, Trung đoàn 149, Sư đoàn 356 Quân khu 2 chiến đấu tại mặt trận Vị Xuyên – Hà Giang để nghe anh kể về câu chuyện của mình.

Anh Nhân bị mất một ngón tay trái trong lúc chiến đấu (Ảnh: CN)

Anh Nhân bị mất một ngón tay trái trong lúc chiến đấu (Ảnh: CN)

Tháng 8 năm 1985 anh Nhân làm công nhân nhà máy sứ kỹ thuật ngành công nghiệp tỉnh Hoàng Liên Sơn (nay là tỉnh Lào Cai và Yên Bái) thì được gọi nhập ngũ làm nghĩa vụ quân sự biên chế vào tiểu đoàn 9 trung đoàn 149 F356 quân khu II. Đang làm nhiệm vụ trực tiếp chiến đấu và phục vụ chiến đấu bảo vệ biên giới tại xã Thanh Thủy, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Tuyên cũ. Sau thời gian huấn luyện anh được cử lên làm nhân viên chính trị của E149. Lúc này đơn vị đang làm nhiệm vụ phòng ngự chiến đấu tại các cao điểm 468, 600, 7685, 1100 của xã Thanh Thủy – huyện Vị Xuyên. Trong quá trình làm nhiệm vụ chiến đấu, ngày 12 tháng 8 năm 1986 anh bị thương do pháo đạn của Trung Quốc bắn sang tại khu vực Cóc Nghè. Anh được sơ cấp cứu tại trạm phẫu tiền phương của trung đoàn tại làng Pình. Trong khoảng thời gian 10 ngày chữa trị tại trạm phẫu, do yêu cầu làm nhiệm vụ chuyên môn của thủ trưởng đơn vị, anh lại về trung đoàn bộ làm công tác thống kê chính trị, cấp phát văn hóa phẩm cho các đơn vị trực chiến. Gần 3 tháng sau khi vết thương đã lành, anh được đơn vị thông báo chuyển đơn vị để đi học tại trường lái xe thuộc cục kỹ thuật quân khu II. Vì thời gian gấp và vui mừng quá nên khi chuyển đơn vị anh đã không xuống bệnh xá để làm giấy tờ liên quan đến việc bị thương, làm cơ sở cho việc giải quyết các quyền lợi, chế độ sau này.

Đến năm 1987, vì lý do sức khỏe yếu, anh được xuất ngũ ra quân về cơ quan cũ công tác. Đầu năm 1994 khi có chính sách của liên bộ QP-CA-LĐTB&XH giải quyết chính sách tồn đọng, thiếu giấy tờ trong chiến tranh và bảo vệ tổ quốc, anh Nhân đã làm đơn đề nghị xét duyệt chế độ người có công. Anh được Sở Lao động thương binh và xã hội Yên Bái và Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Yên Bái tiếp nhận và giám định y khoa với tỷ lệ thương tật 21%.

Giấy chứng nhận thương binh của anh Võ Văn Nhân (Ảnh: CN)

Giấy chứng nhận thương binh của anh Võ Văn Nhân (mặt trước) (Ảnh: CN)

Giấy chứng nhận thương binh của anh Võ Văn Nhân (mặt sau) (Ảnh: CN)

Giấy chứng nhận thương binh của anh Võ Văn Nhân (mặt sau) (Ảnh: CN)

Từ chiến trường trở về, vì hoàn cảnh gia đình khó khăn nên bản thân anh đã phải trải qua nhiều nghề để kiếm sống, từ đốt lò gạch, chạy công nông cho đến làm thuê tại xưởng mộc, việc gì lao động và làm được anh đều làm để kiếm thu nhập. Chính vì lẽ đó, năm 2002 khi đã bước sang tuổi 40 anh mới lập gia đình cho riêng mình. Sau khi lập gia đình, hai vợ chồng anh chung sức làm ăn, cải tạo vườn đồi để làm nơi kiếm ăn và sinh sống. Nhờ sự cố gắng, kiên trì, không ngại khó, ngại khổ hai vợ chồng anh Nhân đã xây dựng được một sân thể thao gồm sân cầu lông, phòng bóng bàn, bi-a. Ngoài ra anh còn mở quán cafe, nước giải khát để kinh doanh.

Quán cafe của anh Nhân tại Yên Bái Quán cafe của anh Nhân tại Yên Bái (Ảnh: Nhân vật cung cấp)

Với niềm đam mê cây cảnh và sưu tầm đá phong thủy, anh Nhân tham gia rất tích cực trong công tác phát triển hội sinh vật cảnh thành phố Yên Bái. Hiện anh đang là Chi hội trưởng Hội sinh vật cảnh thành phố, phó ban kinh tế của hội.

Quán cafe của anh đặt rất nhiều cây cảnh và đá phong thủy (Ảnh: Nhân vật cung cấp)

Trong giai đoạn đó, anh Nhân cũng tích cực tham gia các hoạt động tại địa phương như: 11 năm làm Thôn đội trưởng xây dựng lực lượng quân dân; 7 năm làm Tổ phó bảo vệ dân phố, giữ gìn an ninh trật tự cho địa phương.

Dù đã ra quân lâu nhưng đối với anh em đồng đội trên mặt trận Vị Xuyên Hà Tuyên trước đây, anh Nhân là một trong những người đầu tiên liên lạc và tổ chức các Ban liên lạc của Sư đoàn 356 ở các tỉnh thành tụ họp vào năm 2011. Năm 2012 anh cùng năm người đồng đội còn sống của mình lên đường tìm hài cốt tiểu đoàn trưởng Nguyễn Hữu Thanh tại Đỉnh 72 để về an táng tại quê nhà Quảng Bình. Anh Nhân là một trong những người đầu tiên tham mưu đóng góp, huy động đồng đội xây dựng đài hương tại Đỉnh 468 thuộc xã Thanh Thủy, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang. Từ khi ra quân đến nay, anh Nhân cùng các anh em đồng đội của mình thực hiện việc đền ơn đáp nghĩa đối với đồng đội, đồng chí của Sư đoàn 356 ở mặt trận Vị Xuyên năm xưa. Ngày giỗ trận hằng năm, anh đều cùng anh em đồng đội lên thắp hương tưởng nhớ các đồng đội đã hi sinh và thăm lại chiến trường năm nào.

Anh Nhân (bên trái) đi tìm hài cốt đồng đội

Anh Nhân (bên trái) đi tìm hài cốt đồng đội (Ảnh: nhân vật cung cấp)

Khi ra chiến trường chiến đấu, mỗi người lính đều đem trong mình nhiệt huyết, tinh thần quật cường, dũng cảm, nguyện hi sinh vì Tổ quốc. Họ có thể đóng góp trên những phương diện khác nhau, nhưng tất cả đều là mảnh ghép quan trọng trong “bức tranh bảo vệ Tổ quốc”. Hòa bình lập lại, họ ra quân, cũng với tinh thần nhiệt huyết đó, họ tham gia xây dựng kinh tế, không chỉ để nuôi sống bản thân, gia đình mà còn góp phần vào sự phát triển của đất nước. Đó là tấm gương của những người lính Cụ Hồ, dù trong hoàn cảnh nào, luôn sẵn sàng tham gia vì mục tiêu bảo vệ, xây dựng Tổ quốc ngày càng tươi đẹp.

Nhân ngày Thương binh liệt sĩ 27/7, Đồng hành Việt Online xin gửi lời tri ân sâu sắc đến các anh – những người lính đã không tiếc thân mình để bảo vệ sự toàn vẹn của non sông đất Việt.

Công Năng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Bài viết liên quan

CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH – MỘT NHÀ BÁO CÁCH MẠNG LỖI LẠC SỐNG MÃI VỚI THỜI GIAN

bà lịch - PX

Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng nghiệp: Trợ giúp pháp lý thành công cho người nghèo, người khuyết tật

Song-vinh-quan-giu-doi-thuo

Cảm phục tấm gương nữ thương binh vinh dự được Thủ tướng tuyên dương

IMG_0144

Tấm gương thương binh tỷ phú ở Nông trường Mộc Châu

nam

Hà Nam: Phát huy vai trò “Tuổi cao – Gương sáng” của người cao tuổi trong gia đình và xã hội

hanh-trinh-vuot-kho-cua-co-rong-ti-hon-8-6221

Hành trình vượt khó của ‘cô rồng tý hon’

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang