Pháp luật

Đảm bảo trẻ khuyết tật được hỗ trợ tốt nhất

Trẻ khuyết tật cũng như mọi trẻ em khác đều có quyền được giáo dục, học tập. Thời gian qua, Nhà nước, gia đình và xã hội luôn tạo điều kiện để mọi trẻ em được đối xử bình đẳng, được tham gia học tập nhằm phát huy tối đa khả năng của bản thân và hoà nhập cộng đồng.

Đảm bảo trẻ khuyết tật được hỗ trợ tốt nhất Xem thêm »

QUY ĐỊNH MỚI về mức hưởng trợ cấp, phụ cấp, các chế độ ưu đãi người có công

Chính phủ ban hành Nghị định số 55/2023/NĐ-CP ngày 21/7/2023 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 75/2021/NĐ-CP ngày 24/7/2021 của Chính phủ quy định mức hưởng trợ cấp, phụ cấp và các chế độ ưu đãi người có công với cách mạng.

QUY ĐỊNH MỚI về mức hưởng trợ cấp, phụ cấp, các chế độ ưu đãi người có công Xem thêm »

Nguyên nhân từ đâu tỷ lệ người khuyết tật có việc làm còn thấp?

(ĐHVO). Hiện nay, mặc dù Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách pháp luật nhằm đảm bảo quyền lợi của người khuyết tật trong việc tiếp cận với giáo dục dạy nghề, việc làm, song thực tế tỷ lệ người khuyết tật có việc làm vẫn còn thấp, vậy nguyên nhân của vấn đề nằm ở đâu?

Nguyên nhân từ đâu tỷ lệ người khuyết tật có việc làm còn thấp? Xem thêm »

Đà Nẵng tiếp nhận dự án tăng cường quyền tiếp cận giáo dục cho học sinh khuyết tật dựa vào cộng đồng

UBND TP Đà Nẵng vừa phê duyệt tiếp nhận dự án Tăng cường quyền tiếp cận giáo dục cho học sinh khuyết tật dựa vào cộng đồng tại miền Trung Việt Nam giai đoạn 2023-2025. Dự án góp phần nâng cao năng lực cho giáo viên về giáo dục đặc biệt cho trẻ khuyết tật (chậm phát triển); cải thiện môi trường giáo dục; tiến hành giáo dục hòa nhập cho học sinh khuyết tật (chậm phát triển)… Dự án do Cơ quan hợp tác quốc tế Hàn Quốc (KOICA) thông qua Tổ chức Medipeace tài trợ, được triển khai đến tháng 12/2025 với mục tiêu xây dựng năng lực để cải thiện chất lượng giáo dục phù hợp cho học sinh khuyết tật; cải thiện môi trường giáo dục hòa nhập cho học sinh khuyết tật tại cộng đồng. Qua đó, nâng cao năng lực cho giáo viên về giáo dục đặc biệt cho trẻ khuyết tật (chậm phát triển); cải thiện môi trường giáo dục; tiến hành giáo dục hòa nhập cho học sinh khuyết tật (chậm phát triển) và nâng cao nhận thức, tăng cường sự tham gia của cộng đồng, gia đình học sinh khuyết tật (chậm phát triển). Với tổng vốn của chương trình gần 9,9 tỷ đồng tương đương 415.414 USD do Cơ quan hợp tác quốc tế Hàn Quốc (KOICA) thông qua Tổ chức Medipeace trực tiếp quản lý và thực hiện tại Trường Chuyên biệt Tương Lai; Trung tâm Hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập Đà Nẵng; 10 trường tiểu học có học sinh khuyết tật học giáo dục hòa nhập tại TP Đà Nẵng. UBND thành phố đề nghị các Bên tham gia dự án thực hiện đúng các quy định của Nhà nước, chủ động báo cáo các nội dung hoạt động, thời gian, địa điểm hoặc các vấn đề khác có liên quan để Công an thành phố phối hợp nắm tình hình, phục vụ công tác quản lý Nhà nước đối với các Tổ chức phi chính phủ nước ngoài. UBND thành phố giao Sở Giáo dục và Đào tạo phối hợp với các đơn vị liên quan tiến hành thủ tục tiếp nhận và triển khai dự án đúng mục đích. Theo Báo điện tử Dân sinh

Đà Nẵng tiếp nhận dự án tăng cường quyền tiếp cận giáo dục cho học sinh khuyết tật dựa vào cộng đồng Xem thêm »

Quy chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập

(ĐHVO). Bộ GD&ĐT ban hành Thông tư 20/2022/TT-BGDĐT ngày 28/12/2022, bắt đầu hiệu lực từ 20/2/2023. Thông tư này ban hành kèm theo Quy chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập.

Quy chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập Xem thêm »

Quảng Nam phê duyệt Đề án mô hình trợ giúp xã hội, chăm sóc và phục hồi chức năng cho người tâm thần, rối nhiễu tâm trí

Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Lê Trí Thanh vừa ký ban hành quyết định phê duyệt Đề án mô hình trợ giúp xã hội, chăm sóc và phục hồi chức năng cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí tại Trung tâm Điều dưỡng người tâm thần Quảng Nam với kinh phí thực hiện 19 tỷ đồng.

Quảng Nam phê duyệt Đề án mô hình trợ giúp xã hội, chăm sóc và phục hồi chức năng cho người tâm thần, rối nhiễu tâm trí Xem thêm »

Hôm nay 1/7, đồng loạt tăng lương cơ sở, lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội

Hôm nay 1/7, lương cơ sở, lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội được điều chỉnh tăng đồng loạt. Chính phủ đã ban hành Nghị định 24/2023/NĐ-CP quy định về mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2023. Theo đó, mức lương cơ sở tăng từ 1.490.000 đồng lên 1.800.000 đồng. Ngoài tiền lương, mức phụ cấp của cán bộ, công chức, viên chức người lao động đều tăng. Theo đó, mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng được điều chỉnh tăng thêm 12,5% Cùng với tăng lương cơ sở, ngày 29/6, Chính phủ cũng ban hành nghị định định 42/2023/NĐ-CP điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng. Theo đó, mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng được điều chỉnh tăng thêm 12,5% đối với một số nhóm đối tượng. Tăng thêm 20,8% trên mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng của tháng 6 năm 2023 đối với các đối chưa được điều chỉnh theo Nghị định 108 trước đó. Từ ngày 1/7/2023, người đang hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hàng tháng theo quy định tại Khoản 2 Điều 1 Nghị định 42/2023/NĐ-CP, sau khi điều chỉnh mà có mức hưởng thấp hơn 3.000.000 đồng/tháng thì được điều chỉnh tăng thêm 300.000 đồng/người/tháng đối với những người có mức hưởng dưới 2.700.000 đồng/người/tháng. Tăng lên bằng 3.000.000 đồng/người/tháng đối với những người có mức hưởng từ 2.700.000 đồng/người/tháng đến dưới 3.000.000 đồng/người/tháng. Mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hàng tháng sau khi điều chỉnh theo quy định tại Điều này là căn cứ để tính điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng tháng ở những lần điều chỉnh tiếp theo. Theo Báo điện tử Dân sinh

Hôm nay 1/7, đồng loạt tăng lương cơ sở, lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội Xem thêm »

Bộ LĐ-TB&XH vẫn giữ nguyên đề xuất về tuổi hưởng lương hưu

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) vừa có báo cáo tiếp thu, giải trình góp ý về tuổi nghỉ hưu, điều kiện hưởng lương hưu. Chi trả lương hưu cho người dân tại Hà Nội Liên quan đến quy định giảm điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) tối thiểu để hưởng lương hưu từ 20 năm xuống 15 năm trong dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội, có đơn vị đề nghị rà soát quy định giảm điều kiện áp dụng đối với các trường hợp nghỉ hưu sớm do suy giảm khả năng lao động. Bộ LĐ-TB&XH đề nghị giữ nguyên quy định như dự thảo. Lý do là các trường hợp nghỉ hưu, mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi quy định sẽ bị giảm 2% tỷ lệ hưởng lương hưu. Như vậy, nếu áp dụng quy định trên với các trường hợp nghỉ hưu sẽ dẫn đến tình trạng tỷ lệ hưởng lương hưu quá thấp, bởi thời gian đóng ngắn, bị trừ tỷ lệ do nghỉ hưu trước tuổi. Theo đại diện Bộ LĐ-TB&XH, mức lương hưu quá thấp sẽ không có nhiều ý nghĩa khi lao động nam có 15 năm đóng bảo hiểm xã hội thì tỷ lệ hưởng lương hưu là 33,75%. Nếu người lao động nghỉ hưu sớm hơn 5 tuổi thì bị trừ 10%, tỷ lệ hưởng lương hưu chỉ còn 23,75%. Báo cáo giải trình của Bộ LĐ-TB&XH nêu rõ, một số bộ, ngành đề nghị quy định điều kiện về tuổi hưởng lương hưu đối với giáo viên mầm non thấp hơn tối đa 5 năm so với tuổi quy định. Ngoài ra, cần bổ sung quy định người lao động có đủ 30 năm đóng BHXH trở lên đối với nữ, 35 năm đóng bảo hiểm trở lên đối với nam mà có yêu cầu thì được hưởng lương hưu ở tuổi thấp hơn tối đa 5 tuổi so với tuổi quy định. Mặt khác, có đơn vị cho rằng, cần nghiên cứu sửa đổi mở thêm về chế độ nghỉ hưu và mức hưởng lương theo hướng không khống chế tuổi nghỉ hưu (không quy định điều kiện về tuổi), lương hưu được tính theo số năm tham gia đóng BHXH. Bộ LĐ-TB&XH cho rằng, chế độ hưu trí hay còn được gọi là chế độ bảo hiểm tuổi già, là một trong các chế độ của chính sách BHXH nhằm đảm bảo nguồn thu nhập hằng tháng cho người lao động. Theo nguyên lý và thông lệ, các nước khi xây dựng chế độ hưu trí đều quy định người lao động để được hưởng lương hưu hằng tháng thì phải đáp ứng đồng thời 2 điều kiện về tuổi đời và điều kiện về thời gian đóng BHXH. Quy định này đảm bảo sự hài hòa, cân đối giữa thời gian đóng góp và thời gian thụ hưởng chế độ BHXH của người lao động, từ đó đảm bảo an toàn và cân đối quỹ BHXH trong dài hạn. Vấn đề tuổi nghỉ hưu đã được thảo luận trong Đề án cải cách chính sách BHXH tại Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương khóa XII và thống nhất thông qua Nghị quyết số 28/NQ-TW ngày 23/5/2018 về cải cách chính sách BHXH. Thể chế hóa chủ trương tăng tuổi nghỉ hưu tại Nghị quyết số 28/NQ-TW, Quốc hội đã thống nhất ban hành Bộ luật Lao động năm 2019, trong đó nội dung tuổi nghỉ hưu, điều kiện về tuổi hưởng lương hưu được quy định tại Điều 169 và Điều 219. Trong quá trình nghiên cứu, xây dựng Bộ luật Lao động năm 2019, Bộ LĐ-TB&XH cho rằng, vấn đề tuổi nghỉ hưu đã được trao đổi, thảo luận và đánh giá một cách kỹ lưỡng, tổng thể các mặt có liên quan. Chính vì vậy, Bộ luật Lao động năm 2019 quy định việc điều chỉnh tăng tuổi nghỉ hưu hay điều kiện về tuổi hưởng lương hưu của người lao động không thực hiện tăng ngay lên 62 tuổi đối với nam và 60 tuổi đối với nữ mà được điều chỉnh theo lộ trình. Bên cạnh đó, đối với những người lao động làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn hoặc những người lao động sức khỏe yếu thì cũng có thể nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn so với người làm việc trong điều kiện lao động bình thường 5 hoặc 10 tuổi. Quan điểm chung của ban soạn thảo trong lần sửa đổi Luật Bảo hiểm xã hội lần này là kế thừa từ quy định về tuổi nghỉ hưu của Bộ luật Lao động năm 2019 để đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất. Theo Báo điện tử Dân sinh

Bộ LĐ-TB&XH vẫn giữ nguyên đề xuất về tuổi hưởng lương hưu Xem thêm »

Lên đầu trang