Nhiều nỗ lực để bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng

Phó Cục trưởng Cục Trẻ em (Bộ LĐ-TB&XH) Nguyễn Thị Nga cho biết, thời gian qua, Bộ LĐ-TB&XH đã có nhiều nỗ lực với nhiều hoạt động để bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng.
Việt Nam đã cùng các nước ASEAN đã thống nhất thông qua Tuyên bố về Bảo vệ trẻ em khỏi tất cả các hình thức bóc lột và lạm dụng trực tuyến trong ASEAN năm 2019, tiếp đó năm 2021 đã thông qua Tuyên bố về xóa bỏ bắt nạt trẻ em trong ASEAN trong đó có bắt nạt trẻ em trên môi trường trực tuyến.

Thời gian qua, Bộ LĐ-TB&XH đã phối hợp với các tổ chức, đơn vị có liên quan tổ chức chiến dịch, hoạt động truyền thông về bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng; xây dựng tờ rơi, tài liệu, clip hướng dẫn kỹ năng an toàn trên mạng cho trẻ em trên môi trường mạng. Những tài liệu này đã được gửi đến các tỉnh, thành phố và đăng tải trên website của Cục Trẻ em, Tổng đài 111.

Nhiều giải pháp để bảo vệ trẻ em trên không gian mạng.
Nhiều giải pháp để bảo vệ trẻ em trên không gian mạng.

Từ năm 2020 đến nay, Bộ LĐ-TB&XH, Bộ TT&TT, Bộ Công an đã phối hợp chặt chẽ với nhau, cùng đồng hành xử lý các vấn đề trẻ em trên môi trường mạng, có văn bản xử lý kịp thời, kiên quyết đối với các hành vi vi phạm, đặc biệt, đối với các thông tin xấu, độc trên mạng xã hội như Facebook, Youtube, kiên quyết yêu cầu doanh nghiệp cung cấp dịch vụ nước ngoài gỡ bỏ thông tin vi phạm. Bộ LĐ-TB&XH  chủ động thông tin, có công văn đề nghị kiểm tra, xử lý các nội dung đăng tải trên các báo điện tử, mạng xã hội có nội dung xấu, độc, ảnh hưởng đến sự phát triển lành mạnh của trẻ em ngay khi phát hiện các thông tin trên báo điện tử, mạng xã hội và từ phản ánh của người dân qua Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em (số 111).

Bộ LĐ-TB&XH đã ban hành kế hoạch thực hiện Quyết định số 830/QĐ-TTg về bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng; ký Quy chế phối hợp giữa Bộ Công an, Bộ LĐ-TB&XH, Bộ TT&TT. Phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục An toàn thông tin, Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử), Bộ Công an (Cục An ninh mạng và Phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao) đề nghị các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ số, nội dung trên môi trường mạng thực thi quy định pháp luật về bảo đảm an toàn, an ninh thông tin, bảo vệ thông tin cá nhân, bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng; đồng thời tăng cường triển khai các biện pháp kỹ thuật, chặn lọc, gỡ bỏ nội dung không phù hợp với trẻ em trên nền tảng.

Cùng với đó, tham gia mạng lưới ứng cứu, bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng: Năm 2021, Mạng lưới ứng cứu, bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng được thành lập với sự tham gia của 24 đơn vị bao gồm các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức xã hội, doanh nghiệp,… nhằm tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước và kết quả thực thi các nhiệm vụ phòng, chống xâm hại trẻ em trên môi trường mạng góp phần nâng cao nhận thức xã hội và tạo lập một môi trường mạng an toàn, lành mạnh cho trẻ em.

Bộ LĐ-TB&XH đã và đang thực hiện các nhiệm vụ được giao trong quyết định số 830/QĐ-TTg:  Xây dựng, tích hợp các kênh thông báo trực tuyến về các vấn đề liên quan đến trẻ em trên môi trường mạng với Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em số 111. Tổng đài 111 hiện tiếp nhận thông tin qua: điện thoại, website, zalo, fanpage, email; Sử dụng chính môi trường mạng để tăng cường sáng tạo tương tác trên môi trường mạng, nâng cao nhận thức của cha mẹ và trẻ em: đã tổ chức các hội thảo, tọa đàm về bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng; tổ chức cuộc thi sáng tạo ý tưởng trò chơi về bảo vệ trẻ em; xây dựng các sản phẩm: tờ rơi, tài liệu, clip hướng dẫn kỹ năng an toàn trên mạng cho trẻ em, cha mẹ, đăng tải trên website của Bộ, Cục Trẻ em, Tổng đài 111.
Tập huấn cho trẻ em nòng cốt một số tỉnh, thành phố về kỹ năng tự bảo vệ mình khi tham gia môi trường mạng và kỹ năng tương tác lành mạnh, sáng tạo trên môi trường mạng: Năm 2022, tập huấn cho 40 phóng viên báo chí về bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng; tập huấn cho 128 trẻ em nòng cốt tại 12 tỉnh, thành phố về kỹ năng tự bảo vệ mình khi tham gia môi trường mạng và kỹ năng tương tác lành mạnh, sáng tạo trên môi trường mạng. Tư vấn, hỗ trợ tâm lý cho trẻ em bị xâm hại trên môi trường mạng qua tổng đài 111; Phát hiện, kết nối tới mạng lưới ứng cứu và bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng và có văn bản đề nghị xác minh, xử lý hoặc xử lý các trường hợp xâm hại hoặc nghi ngờ xâm hại trẻ em trên môi trường mạng theo chức năng nhiệm vụ được giao. Đặc biệt, các vấn đề về trẻ em trên môi trường mạng đã được tiếp nhận, xử lý, phân tích qua Tổng đài 111.

Theo Báo điện tử Dân sinh

Bài viết liên quan

TDCC

Pháp luật sở hữu đối với các công trình chung cư và thực tiễn hiện nay

Đảm bảo quyền Trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật

hilap

Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng nghiệp – 10 năm xây dựng và phát triển 

Picture10

Cần chế tài mạnh duy trì ý thức khi tham gia giao thông và chấp hành pháp luật về giao thông

3

Toạ đàm: Giải pháp nâng cao hiệu quả văn hoá đọc sách pháp luật

nvn

Trẻ em khuyết tật đi học có được cấp học bạ không?

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang