Trung tâm Bảo trợ trẻ tàn tật mồ côi Thị Nghè tiếp tục nhận trẻ khuyết tật

Sở Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) TP.HCM đã đề xuất với UBND TP.HCM cho phép Trung tâm bảo trợ trẻ tàn tật mồ côi Thị Nghè cung cấp dịch vụ chăm sóc bán trú cho người khuyết tật từ 16 tuổi trở lên đối với các trường hợp gia đình có nhu cầu. Đề xuất này đã được UBND TP chấp thuận.

Bà Huỳnh Lê Như Trang – Phó Giám đốc Sở LĐ-TB&XH thông tin theo Quyết định số 2373/QĐ-UB ngày 17/5/2005 của Chủ tịch UBND TP.HCM về bổ sung nhiệm vụ cho Trung tâm bảo trợ trẻ tàn tật mồ côi Thị Nghè có đề cập đến việc Trung tâm được tổ chức dịch vụ nuôi dưỡng trẻ tàn tật đối với diện trẻ có gia đình mà gia đình có nhu cầu cho trẻ bán trú. Do đó, việc Trung tâm có thông báo không nhận trẻ trên 15 tuổi (được dư luận quan tâm thời gian gần đây) là căn cứ theo chức năng nhiệm vụ được giao.

Bà Huỳnh Lê Như Trang - Phó Giám đốc Sở LĐ-TB&XH trả lời câu hỏi được gửi về họp báo. (Ảnh: Thành Nhân).

Bà Huỳnh Lê Như Trang – Phó Giám đốc Sở LĐ-TB&XH trả lời câu hỏi được gửi về họp báo. (Ảnh: Thành Nhân).

Tuy nhiên, để tạo điều kiện cho các em sớm ổn định chỗ học trong năm học 2023-2024, đồng thời thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội, Sở LĐ-TB&XH đã đề xuất với UBND TP cho phép Trung tâm bảo trợ trẻ tàn tật mồ côi Thị Nghè cung cấp dịch vụ chăm sóc bán trú cho người khuyết tật từ 16 tuổi trở lên đối với các trường hợp gia đình có nhu cầu. Đề xuất này đã được UBND TP chấp thuận.

Vì vậy, Trung tâm sẽ tiếp tục cung cấp dịch vụ chăm sóc bán trú cho người khuyết tật từ 16 tuổi trở lên đối với các trường hợp gia đình có nhu cầu. Hiện tại, đơn vị đã thông báo để các phụ huynh có nhu cầu đến Trung tâm thực hiện các thủ tục chuẩn bị cho năm học mới.

Trung tâm bảo trợ trẻ tàn tật mồ côi Thị Nghè cung cấp dịch vụ chăm sóc bán trú cho người khuyết tật từ 16 tuổi trở lên đối với các trường hợp gia đình có nhu cầu.

Trung tâm bảo trợ trẻ tàn tật mồ côi Thị Nghè cung cấp dịch vụ chăm sóc bán trú cho người khuyết tật từ 16 tuổi trở lên đối với các trường hợp gia đình có nhu cầu.

Bà Huỳnh Lê Như Trang thông tin thêm, ngoài Trung tâm Bảo trợ trẻ tàn tật mồ côi Thị Nghè, TP.HCM cũng có Trung tâm Bảo trợ – Dạy nghề và Tạo việc làm TP hướng đến việc giáo dục, dạy nghề cho người khuyết tật. Ngoài ra, trên địa bàn TP còn có hệ thống các trường chuyên biệt của ngành Giáo dục, các dịch vụ chăm sóc người khuyết tật do tư nhân đầu tư,… đáp ứng các nhu cầu đa dạng của thân nhân người khuyết tật. 

Theo Báo điện tử Dân sinh

Bài viết liên quan

TDCC

Pháp luật sở hữu đối với các công trình chung cư và thực tiễn hiện nay

Đảm bảo quyền Trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật

hilap

Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng nghiệp – 10 năm xây dựng và phát triển 

Picture10

Cần chế tài mạnh duy trì ý thức khi tham gia giao thông và chấp hành pháp luật về giao thông

3

Toạ đàm: Giải pháp nâng cao hiệu quả văn hoá đọc sách pháp luật

nvn

Trẻ em khuyết tật đi học có được cấp học bạ không?

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang