Công nghệ

Phát hiện hành tinh có thể có sự sống

Lần đầu tiên, các nhà thiên văn học tại Đại học London, Anh tìm thấy hơi nước trong khí quyển của ngoại hành tinh ở cách Trái đất 110 năm ánh sáng. Kết quả nghiên cứu được công bố trên tạp chí khoa học Nature ngày 11/9. Ngoại hành tinh Exoplanet K2-18b được xác định là nơi có điều kiện nhiệt độ phù hợp với sự sống, gần giống với Trái đất. K2-18b nằm trong Hệ Mặt trời, gấp đôi kích thước Trái đất và có khối lượng gấp 8 lần. Nó quay xung quanh một ngôi sao lùn đỏ ở cách Trái Đất 110 năm ánh sáng trong chòm sao Leo. Hành tinh này được phát hiện lần đầu tiên năm 2015 bởi tàu vũ trụ Kepler của NASA. Nhóm nghiên cứu đã sử dụng dữ liệu lưu trữ do kính viễn vọng không gian Hubble thu thập trong hai năm 2016-2017, bao gồm ảnh chụp ngoại hành tinh đi qua phía trước ngôi sao chủ. Họ tìm thấy dấu hiệu của hơi nước trong khí quyển khi nhập dữ liệu vào thuật toán. Họ cũng quan sát được hydro và heli, hai nguyên tố dồi dào nhất trong vũ trụ. Hơi nước được tìm thấy trong bầu khí quyển của các hành tinh khác nhưng đây là lần đầu tiên hơi nước được phát hiện ở khu vực có thể sinh sống được. Nhiệt độ ở khu vực này không quá cao, không quá thấp. Hiện các nhà khoa học vẫn cần thêm dữ liệu để xác định loại mây bao phủ K2-18b, có bao nhiêu nước trong khí quyển và liệu nước có đang hình thành trên bề mặt hình tinh này giống như trên Trái đất hay không. Kích thước hành tinh K2-18b (giữa) so với Trái đất (trái) và Mộc tinh (phải) – Đồ họa: PA Graphic “Hoàn toàn có thể đây là thủy giới”, một trong những nhà khoa học tham gia nghiên cứu, bà Giovanna Tinetti (Giáo sư thiên văn học Đại học London), nhận định. Tuy nhiên, vẫn còn quá sớm để khẳng định sự tồn tại của đại dương trên hành tinh này. Ước tính, nhiệt độ trên K2-18b vào khoảng âm 73 độ C (ban đêm) và 66 độ C (ban ngày). Sự chênh lệch nhiệt độ là lớn nhưng không quá xa mức nhiệt ở trên Trái đất. Các nhà khoa học sẽ tiếp tục nghiên cứu xem liệu có các phân tử liên kết gần gũi với sự sống mà con người từng biết hay không, như nitrogen hay methane chẳng hạn. Kính viễn vọng không gian Hubble chỉ nhạy với dấu hiệu của nước, nhưng những kính viễn vọng tương lai như James Webb của NASA và ARIEL của Cơ quan Vũ trụ châu Âu có thể nghiên cứu khí quyển ngoại hành tinh chi tiết hơn nhờ các thiết bị cao cấp. Nhóm nghiên cứu cho rằng những nguyên tố như nitrogen hay methane có thể tồn tại trong khí quyển của K2-18b. Theo PV (t/h) báo Tamnhin.net

Phát hiện hành tinh có thể có sự sống Xem thêm »

Doanh nghiệp trong việc sản xuất công nghệ hướng đến người khuyết tật

Câu hỏi: Tôi tên là Nguyễn Văn N là chủ doanh nghiệp X đang có nhu cầu thực hiện dự án phát triển máy trợ thính cho người khuyết tật. Vậy cho tôi hỏi nếu tôi phát triển trong ngành này thì tôi có được chính sách ưu đãi khi thực hiện dự án  này không?

Doanh nghiệp trong việc sản xuất công nghệ hướng đến người khuyết tật Xem thêm »

Amalgam – loại vật liệu hàn răng chứa Thủy ngân cần được loại bỏ

Amalgam là một trong các vật liệu hàn răng khá phổ biến, đã được sử dụng hơn 150 năm cho hàng triệu bệnh nhân trên khắp thế giới (toxicteeth.org). Amalgam còn có được biết đến là “trám bạc” vì có màu giống như mảnh bạc. Tuy nhiên, thành phần chính để tạo nên vật liệu hàn răng amalgam là thủy ngân (chiếm khoảng 50% – dạng lỏng), chỉ có 20-35% là bạc, còn lại là các kim loại khác như đồng, thiếc và kẽm.

Amalgam – loại vật liệu hàn răng chứa Thủy ngân cần được loại bỏ Xem thêm »

Công nghệ hiện đại tác hại khôn lường

Gần chục năm trở lại đây, thời đại công nghệ “lên ngôi” đã có những cống hiến rất to lớn đối với toàn nhân loại. Khi mà tất cả đều cớ thể tự động hóa như: Máy bán nước tự động; máy chấm vân tay; máy giặt; máy rửa chén, bát… Điều đó làm cho cuộc sống của chúng ta thoải mái hơn, thuận tiện hơn và cũng giúp chúng ta đỡ vất vả hơn. Chính vì thế, trẻ em hiện nay khá là sung sướng khi được sống trong môi trường đầy đủ tiện nghi nhưng cũng vì thế mà không có những kỷ niệm như thời của cha ông ngày trước.

Công nghệ hiện đại tác hại khôn lường Xem thêm »

Nhà máy Điện sinh khối mía đường Tuyên Quang: Chuyển nguồn nguyên liệu từ bã mía sang vỏ keo

Nhà máy Điện sinh khối mía đường Tuyên Quang đi vào hoạt động đã mang lại lợi ích lớn, thúc đẩy phát triển sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường, góp phần vào phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh. Nhà máy Điện sinh khối mía đường Tuyên Quang. Nhà máy Điện sinh khối mía đường Tuyên Quang có tổng mức đầu tư trên 350 tỷ đồng gồm các hạng mục: Lò hơi công suất 120 tấn/giờ, tua bin công suất 25 MW, trạm biến áp nâng áp 110 KW, xây dựng đường dây 110 KV mạch kép, rẽ nhánh vào Nhà máy trên tuyến 110 KV… Theo tính toán, sản lượng điện của nhà máy sản xuất sử dụng vào việc cung cấp cho dây chuyền sản xuất đường là 9 MW còn lại 16 MW bán lên lưới điện quốc gia. Đây là nhà máy điện đầu tiên trong cả nước được triển khai theo Quyết định số 24/2014/QĐ-TTg ngày 24-3-2014 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế hỗ trợ phát triển các Dự án điện sinh khối tại Việt Nam. Cán bộ Nhà máy Điện sinh khối mía đường Tuyên Quang điều hành điện áp. Ảnh: Tuấn Hùng Tuy nhiên, khó khăn hiện nay là do ảnh hưởng của nền kinh tế trong nước và nước ngoài, giá đường hạ thấp, sức cạnh tranh sản phẩm đường trong nước trên thị trường gặp nhiều khó khăn nên hoạt động sản xuất của của Công ty cổ phần Mía đường Sơn Dương bị ảnh hưởng, dự kiến nguồn nguyên liệu bã mía sắp tới không đủ cung cấp cho Nhà máy Điện sinh khối mía đường Tuyên Quang. Mặt khác, nguồn nguyên liệu bã mía tập trung chủ yếu vào thời điểm vụ ép, nên những tháng còn lại không có đủ bã mía để phục vụ hoạt động của nhà máy. Trước thực tế này, từ ngày 13-5, Công ty cổ phần Mía đường Sơn Dương đã đầu tư 1 tỷ đồng để mua 4.000 tấn nguyên liệu thay thế là vỏ keo và các loại ván dăm thải loại… phục vụ cho lò đốt của nhà máy. Sau gần 1 tuần sử dụng nguồn nguyên liệu thay thế thì nhà máy điện vẫn đang hoạt động ổn định, an toàn. Theo đánh giá của Công ty cổ phần Mía đường Sơn Dương, đây cũng là giải pháp tối ưu để giải quyết khó khăn trong khâu cung cấp nguyên liệu đốt. Ông Hoàng Đức Thắng, Phó tổng Giám đốc Công ty cổ phần Mía đường Sơn Dương, Giám đốc Nhà máy Điện sinh khối mía đường Tuyên Quang cho biết, nhà máy bắt đầu hoạt động cuối năm 2018, sau hơn một năm hoạt động thử nghiệm, nhà máy đã vận hành ổn định, cung cấp điện cho sản xuất và hòa vào lưới điện quốc gia. Nhà máy đã sản xuất 2 triệu KW điện, trong đó có 1,2 triệu KW điện được đưa vào lưới điện quốc gia, còn lại phục vụ hoạt động sản xuất mía đường của đơn vị. Tính đến hết quý I-2019, công ty tiết kiệm được 16 tỷ đồng tiền điện sản xuất và thu về 20 tỷ đồng từ kinh doanh điện. Phòng điều hành trung tâm của Nhà máy Điện sinh khối mía đường Tuyên Quang. Ảnh: Thu Hằng Việc tìm kiếm nguồn nguyên liệu thay thế từ bã mía sang vỏ keo phục vụ hoạt động Nhà máy Điện sinh khối mía đường Tuyên Quang không chỉ giúp Công ty cổ phần Mía đường Sơn Dương tiết kiệm chi phí, tăng doanh thu mà còn đóng góp tích cực vào giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh. Bài, ảnh: Hải Hương/báo Tuyên Quang

Nhà máy Điện sinh khối mía đường Tuyên Quang: Chuyển nguồn nguyên liệu từ bã mía sang vỏ keo Xem thêm »

Kỹ năng thoát hiểm cho bé khi bị bỏ quên trên xe ô tô

Vụ việc một học sinh tiểu học ở Hà Nội tử vong vì nghi bị giáo viên bỏ quên trên xe buýt đưa đón của trường đang khiến dư luận xôn xao. Không ít phụ huynh, đặc biệt là cha mẹ có trẻ đang đến trường hàng ngày bằng school bus (phương tiện xe buýt) không khỏi lo lắng, hoang mang.

Kỹ năng thoát hiểm cho bé khi bị bỏ quên trên xe ô tô Xem thêm »

Lên đầu trang