Nhà máy Điện sinh khối mía đường Tuyên Quang: Chuyển nguồn nguyên liệu từ bã mía sang vỏ keo

Nhà máy Điện sinh khối mía đường Tuyên Quang đi vào hoạt động đã mang lại lợi ích lớn, thúc đẩy phát triển sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường, góp phần vào phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh.

Nhà máy Điện sinh khối mía đường Tuyên Quang.

Nhà máy Điện sinh khối mía đường Tuyên Quang có tổng mức đầu tư trên 350 tỷ đồng gồm các hạng mục: Lò hơi công suất 120 tấn/giờ, tua bin công suất 25 MW, trạm biến áp nâng áp 110 KW, xây dựng đường dây 110 KV mạch kép, rẽ nhánh vào Nhà máy trên tuyến 110 KV… Theo tính toán, sản lượng điện của nhà máy sản xuất sử dụng vào việc cung cấp cho dây chuyền sản xuất đường là 9 MW còn lại 16 MW bán lên lưới điện quốc gia. Đây là nhà máy điện đầu tiên trong cả nước được triển khai theo Quyết định số 24/2014/QĐ-TTg ngày 24-3-2014 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế hỗ trợ phát triển các Dự án điện sinh khối tại Việt Nam.


Cán bộ Nhà máy Điện sinh khối mía đường Tuyên Quang điều hành điện áp. Ảnh: Tuấn Hùng

Tuy nhiên, khó khăn hiện nay là do ảnh hưởng của nền kinh tế trong nước và nước ngoài, giá đường hạ thấp, sức cạnh tranh sản phẩm đường trong nước trên thị trường gặp nhiều khó khăn nên hoạt động sản xuất của của Công ty cổ phần Mía đường Sơn Dương bị ảnh hưởng, dự kiến nguồn nguyên liệu bã mía sắp tới không đủ cung cấp cho Nhà máy Điện sinh khối mía đường Tuyên Quang. Mặt khác, nguồn nguyên liệu bã mía tập trung chủ yếu vào thời điểm vụ ép, nên những tháng còn lại không có đủ bã mía để phục vụ hoạt động của nhà máy.

Trước thực tế này, từ ngày 13-5, Công ty cổ phần Mía đường Sơn Dương đã đầu tư 1 tỷ đồng để mua 4.000 tấn nguyên liệu thay thế là vỏ keo và các loại ván dăm thải loại… phục vụ cho lò đốt của nhà máy. Sau gần 1 tuần sử dụng nguồn nguyên liệu thay thế thì nhà máy điện vẫn đang hoạt động ổn định, an toàn. Theo đánh giá của Công ty cổ phần Mía đường Sơn Dương, đây cũng là giải pháp tối ưu để giải quyết khó khăn trong khâu cung cấp nguyên liệu đốt.

Ông Hoàng Đức Thắng, Phó tổng Giám đốc Công ty cổ phần Mía đường Sơn Dương, Giám đốc Nhà máy Điện sinh khối mía đường Tuyên Quang cho biết, nhà máy bắt đầu hoạt động cuối năm 2018, sau hơn một năm hoạt động thử nghiệm, nhà máy đã vận hành ổn định, cung cấp điện cho sản xuất và hòa vào lưới điện quốc gia. Nhà máy đã sản xuất 2 triệu KW điện, trong đó có 1,2 triệu KW điện được đưa vào lưới điện quốc gia, còn lại phục vụ hoạt động sản xuất mía đường của đơn vị. Tính đến hết quý I-2019, công ty tiết kiệm được 16 tỷ đồng tiền điện sản xuất và thu về 20 tỷ đồng từ kinh doanh điện.


Phòng điều hành trung tâm của Nhà máy Điện sinh khối mía đường Tuyên Quang. Ảnh: Thu Hằng

Việc tìm kiếm nguồn nguyên liệu thay thế từ bã mía sang vỏ keo phục vụ hoạt động Nhà máy Điện sinh khối mía đường Tuyên Quang không chỉ giúp Công ty cổ phần Mía đường Sơn Dương tiết kiệm chi phí, tăng doanh thu mà còn đóng góp tích cực vào giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh.

Bài, ảnh: Hải Hương/báo Tuyên Quang

Nhà máy Điện sinh khối mía đường Tuyên Quang đi vào hoạt động đã mang lại lợi ích lớn, thúc đẩy phát triển sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường, góp phần vào phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh.


Nhà máy Điện sinh khối mía đường Tuyên Quang.

Nhà máy Điện sinh khối mía đường Tuyên Quang có tổng mức đầu tư trên 350 tỷ đồng gồm các hạng mục: Lò hơi công suất 120 tấn/giờ, tua bin công suất 25 MW, trạm biến áp nâng áp 110 KW, xây dựng đường dây 110 KV mạch kép, rẽ nhánh vào Nhà máy trên tuyến 110 KV… Theo tính toán, sản lượng điện của nhà máy sản xuất sử dụng vào việc cung cấp cho dây chuyền sản xuất đường là 9 MW còn lại 16 MW bán lên lưới điện quốc gia. Đây là nhà máy điện đầu tiên trong cả nước được triển khai theo Quyết định số 24/2014/QĐ-TTg ngày 24-3-2014 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế hỗ trợ phát triển các Dự án điện sinh khối tại Việt Nam.


Cán bộ Nhà máy Điện sinh khối mía đường Tuyên Quang điều hành điện áp. Ảnh: Tuấn Hùng

Tuy nhiên, khó khăn hiện nay là do ảnh hưởng của nền kinh tế trong nước và nước ngoài, giá đường hạ thấp, sức cạnh tranh sản phẩm đường trong nước trên thị trường gặp nhiều khó khăn nên hoạt động sản xuất của của Công ty cổ phần Mía đường Sơn Dương bị ảnh hưởng, dự kiến nguồn nguyên liệu bã mía sắp tới không đủ cung cấp cho Nhà máy Điện sinh khối mía đường Tuyên Quang. Mặt khác, nguồn nguyên liệu bã mía tập trung chủ yếu vào thời điểm vụ ép, nên những tháng còn lại không có đủ bã mía để phục vụ hoạt động của nhà máy.

Trước thực tế này, từ ngày 13-5, Công ty cổ phần Mía đường Sơn Dương đã đầu tư 1 tỷ đồng để mua 4.000 tấn nguyên liệu thay thế là vỏ keo và các loại ván dăm thải loại… phục vụ cho lò đốt của nhà máy. Sau gần 1 tuần sử dụng nguồn nguyên liệu thay thế thì nhà máy điện vẫn đang hoạt động ổn định, an toàn. Theo đánh giá của Công ty cổ phần Mía đường Sơn Dương, đây cũng là giải pháp tối ưu để giải quyết khó khăn trong khâu cung cấp nguyên liệu đốt.

Ông Hoàng Đức Thắng, Phó tổng Giám đốc Công ty cổ phần Mía đường Sơn Dương, Giám đốc Nhà máy Điện sinh khối mía đường Tuyên Quang cho biết, nhà máy bắt đầu hoạt động cuối năm 2018, sau hơn một năm hoạt động thử nghiệm, nhà máy đã vận hành ổn định, cung cấp điện cho sản xuất và hòa vào lưới điện quốc gia. Nhà máy đã sản xuất 2 triệu KW điện, trong đó có 1,2 triệu KW điện được đưa vào lưới điện quốc gia, còn lại phục vụ hoạt động sản xuất mía đường của đơn vị. Tính đến hết quý I-2019, công ty tiết kiệm được 16 tỷ đồng tiền điện sản xuất và thu về 20 tỷ đồng từ kinh doanh điện.


Phòng điều hành trung tâm của Nhà máy Điện sinh khối mía đường Tuyên Quang. Ảnh: Thu Hằng

Việc tìm kiếm nguồn nguyên liệu thay thế từ bã mía sang vỏ keo phục vụ hoạt động Nhà máy Điện sinh khối mía đường Tuyên Quang không chỉ giúp Công ty cổ phần Mía đường Sơn Dương tiết kiệm chi phí, tăng doanh thu mà còn đóng góp tích cực vào giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh.

Bài, ảnh: Hải Hương/báo Tuyên Quang

Để lại bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Scroll to Top