Công nghệ

Phát minh đột phá chân, tay robot trợ giúp người khuyết tật

(DHVO). Với sự phát triển không ngừng của thế giới công nghệ số, người khuyết tật ngày càng được quan tâm hơn bởi những sáng chế phát minh ra được chú trọng nhằm trợ giúp người khuyết tật có thể tự chủ hơn trong mọi hoạt động sinh hoạt.

Phát minh đột phá chân, tay robot trợ giúp người khuyết tật Xem thêm »

Bệnh viện tuyến tỉnh đầu tiên ứng dụng robot trong phẫu thuật cột sống

Ngày 3/10, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ cho biết ngày 28/9, các bác sĩ Khoa Ngoại Thần kinh của Bệnh viện đã áp dụng robot vào phẫu thuật cột sống thành công cho người bệnh bị hẹp ống sống lưng. Đây là là bệnh viện tuyến tỉnh đầu tiên trong cả nước ứng dụng thành công kỹ thuật này.

Bệnh viện tuyến tỉnh đầu tiên ứng dụng robot trong phẫu thuật cột sống Xem thêm »

Cơ hội công nghệ với người mù

(DHVO).Ngày 19/09/2019, Thư Viện Sách Nói đã chính thức thành lập “Trung tâm hỗ trợ và phát triển công nghệ cho người mù”, với mục tiêu, đưa tri thức đến với những mảnh đời còn khó khăn, Tiki Foundation chính là cái tên đầu tiên góp sức để hiện thực mục tiêu đó. Với kinh phí hỗ trợ dự án trong năm đầu tiên là 740.000.000 đồng, dự án hứa hẹn sẽ giúp hàng trăm, hàng nghìn người mù tiếp cận được với những lớp học online và offline để có thể tự mình sử dụng thành thạo máy tính, dùng smartphone để đặt xe và mua hàng online … từ đó, hòa nhập hơn với cộng đồng, giảm gánh nặng cho gia đình và xã hội.

Cơ hội công nghệ với người mù Xem thêm »

Nguyên nhân và cách phòng ngừa khuyết tật bẩm sinh

(ĐHVO). Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), mỗi năm trên thế giới có khoảng 8 triệu trẻ sinh ra trong tình trạng có dị tật bẩm sinh mà chủ yếu là do sự cố sau khi thụ thai ở cơ thể người mẹ. Chính vì vậy cần có những biện pháp phòng ngừa để giảm rủi ro dị tật bẩm sinh trước và trong khi mang thai.

Nguyên nhân và cách phòng ngừa khuyết tật bẩm sinh Xem thêm »

Kết nối hệ sinh thái Việt Nam với thế giới

Bộ KH-CN vừa hoàn thành “Hành trình kết nối khởi nghiệp” Việt Nam với thế giới – Techfest Vietnam 2019 tại Hoa Kỳ. Chương trình đã tạo sân chơi để các startup kêu gọi nguồn vốn đầu tư quốc tế, giúp Việt Nam giới thiệu và quảng bá hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo cũng như thu hút lực lượng chuyên gia chất lượng cao về đất nước.

Kết nối hệ sinh thái Việt Nam với thế giới Xem thêm »

Phát hiện hành tinh có thể có sự sống

Lần đầu tiên, các nhà thiên văn học tại Đại học London, Anh tìm thấy hơi nước trong khí quyển của ngoại hành tinh ở cách Trái đất 110 năm ánh sáng. Kết quả nghiên cứu được công bố trên tạp chí khoa học Nature ngày 11/9. Ngoại hành tinh Exoplanet K2-18b được xác định là nơi có điều kiện nhiệt độ phù hợp với sự sống, gần giống với Trái đất. K2-18b nằm trong Hệ Mặt trời, gấp đôi kích thước Trái đất và có khối lượng gấp 8 lần. Nó quay xung quanh một ngôi sao lùn đỏ ở cách Trái Đất 110 năm ánh sáng trong chòm sao Leo. Hành tinh này được phát hiện lần đầu tiên năm 2015 bởi tàu vũ trụ Kepler của NASA. Nhóm nghiên cứu đã sử dụng dữ liệu lưu trữ do kính viễn vọng không gian Hubble thu thập trong hai năm 2016-2017, bao gồm ảnh chụp ngoại hành tinh đi qua phía trước ngôi sao chủ. Họ tìm thấy dấu hiệu của hơi nước trong khí quyển khi nhập dữ liệu vào thuật toán. Họ cũng quan sát được hydro và heli, hai nguyên tố dồi dào nhất trong vũ trụ. Hơi nước được tìm thấy trong bầu khí quyển của các hành tinh khác nhưng đây là lần đầu tiên hơi nước được phát hiện ở khu vực có thể sinh sống được. Nhiệt độ ở khu vực này không quá cao, không quá thấp. Hiện các nhà khoa học vẫn cần thêm dữ liệu để xác định loại mây bao phủ K2-18b, có bao nhiêu nước trong khí quyển và liệu nước có đang hình thành trên bề mặt hình tinh này giống như trên Trái đất hay không. Kích thước hành tinh K2-18b (giữa) so với Trái đất (trái) và Mộc tinh (phải) – Đồ họa: PA Graphic “Hoàn toàn có thể đây là thủy giới”, một trong những nhà khoa học tham gia nghiên cứu, bà Giovanna Tinetti (Giáo sư thiên văn học Đại học London), nhận định. Tuy nhiên, vẫn còn quá sớm để khẳng định sự tồn tại của đại dương trên hành tinh này. Ước tính, nhiệt độ trên K2-18b vào khoảng âm 73 độ C (ban đêm) và 66 độ C (ban ngày). Sự chênh lệch nhiệt độ là lớn nhưng không quá xa mức nhiệt ở trên Trái đất. Các nhà khoa học sẽ tiếp tục nghiên cứu xem liệu có các phân tử liên kết gần gũi với sự sống mà con người từng biết hay không, như nitrogen hay methane chẳng hạn. Kính viễn vọng không gian Hubble chỉ nhạy với dấu hiệu của nước, nhưng những kính viễn vọng tương lai như James Webb của NASA và ARIEL của Cơ quan Vũ trụ châu Âu có thể nghiên cứu khí quyển ngoại hành tinh chi tiết hơn nhờ các thiết bị cao cấp. Nhóm nghiên cứu cho rằng những nguyên tố như nitrogen hay methane có thể tồn tại trong khí quyển của K2-18b. Theo PV (t/h) báo Tamnhin.net

Phát hiện hành tinh có thể có sự sống Xem thêm »

Scroll to Top