Sáng chế kính thông minh cho người khuyết tật.

Mới đây hai sinh viên trường Bách khoa Đà Nẵng đã sáng chế ra chiếc kính thông minh giành cho người khuyết tật có tên là HandiGlass. Sáng chế này đã mở ra một chân trời mới, cơ hội lớn về tiếp cận công nghệ cũng như học tập và làm việc cho người khuyết tật.

Sau nhiều thất bại, khó khăn, cuối cùng Lê Anh Tiến và Nguyễn Huỳnh Nhật Thương cũng đã đi đến đích thành công của sự sáng tạo và cho ra đời chiếc kính thông minh HandiGlass.

Hai tác giả của chiếc kính thông minh

Hai tác giả của chiếc kính thông minh

Hiện nay, người khuyết tật ở Việt Nam chiếm khoảng 7,8% dân số. Họ gặp rất nhiều khó khăn rào cản trong cuộc sống và phải phụ thuộc vào người khác rất nhiều. Hầu như những người khuyết tật đều bế tắc trong vấn đề kinh tế và khó có cơ hội tìm kiếm việc làm. Chính vì vậy, nhu cầu tìm kiếm việc làm và các cơ hội học tập giao tiếp qua máy tính nối internet là rất lớn.

Quá trình chế tạo kính mắt thông minh

Quá trình chế tạo kính mắt thông minh

Hóa thân của sáng chế kinh thông minh

Trong một dịp vào thăm Trung tâm khuyết tật thành phố Huế, sau khi chứng kiến việc người khuyết tật sử dụng máy tính một cách rất khó khăn. Tiến và một người bạn cùng trường đã nảy sinh ý tưởng thiết kế một chiếc kính thông minh để có thể giúp người khuyết tật giao tiếp với máy tính một cách dễ dàng hơn. Từ đó, giúp họ có thể tiếp cận được các công nghệ mới trên mạng cũng như tạo cơ hội trong tìm kiếm việc làm.

Qua quá trình tham khảo các giải pháp điều khiển máy tính giành cho người khuyết tật cho người khuyết tật, cũng như chiếc kính thông minh mà Samsung đã sáng tao ra với giá đắt đỏ. Tiến đã quyết định tìm ra giải pháp sáng chế chiếc kính thông minh có chức năng tương tự nhưng giá cả phù hợp với người khuyết tật. Đây cũng chính là mục tiêu của cả nhóm khi tạo ra chiếc kính này.

Sáng chế kính mắt thông mình cho người khuyết tật

Sáng chế kính mắt thông minh cho người khuyết tật

Sản phẩm kính mắt thông minh

Sản phẩm sáng chế HandiGlass hỗ trợ người khuyết tật có thể điều khiển được con trỏ chuột của máy tính. Người dùng có thể điều khiển một cách dễ dàng bằng việc nghiêng đầu sang các hướng, khi muốn nhấp vào vị trí nào thì chỉ cần nhìn vị trí đó và đợi( nhấp chuột phải : thời gian nhìn >0.3s; nhấp chuột trái thời gian nhinf <0.3s). Bên cạnh đó, người sử dụng có thể dùng bàn phím thông qua việc nhấp chuột bằng bàn phím ảo. HandiGlass được sáng chế sử dụng công nghệ truyền dữ liệu không dây RF, có thể hoạt động độc lập nhờ sử dụng năng lượng pin được gắn ở gọng kính. Khi muốn sử dụng bạn chỉ cần kết nối kính với máy tính bằng một thiết bị nhận thông qua chuẩn USB. Lúc đó,máy tính sẽ tự động nhận biết và người dùng có thể sử dụng thoải mái mà không phụ thuộc vào bất kỳ phần mềm nào.

Ứng dụng kính mắt thông minh vào thực tế

Ứng dụng kính mắt thông minh vào thực tế

Người khuyết tật ở Đà Nẵng là những người đầu tiên được thử nghiệm kính Handi Glass. Khi đưa sản phẩm đi vào thực tế, Tiến và Thương đã thực hiện các cuộc khảo sát và nhận được phản hồi là kính khá cồng kềnh gây bất tiện khi sử dụng. Đồng thởi độ chính xác chưa được cao, nên cả hai lại tiếp tục lao vào cuộc nghiên cứu để cải tiến sản phẩm.

Với niềm đam mê công nghệ, nhiệt huyết của tuổi trẻ và sự đồng cảm sâu sắc, chia sẻ khó khăn đối với người khuyết tật, Tiến và nhóm bạn đã tìm ra giải pháp cải tiến mới cho chiếc kính. Sản phẩm sáng chế này đã mở ra một chân trời mới cho những người khuyết tật, tạo cho họ có cơ hội tiếp cận với nền khoa học công nghệ mới cũng như cơ hội tìm kiếm việc làm cho mình.

Theo http://www.dangkybanquyenvn.com

Để lại bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Scroll to Top