Phạm Ngọc Chinh-“Người nhái” khuyết tật cần được giúp đỡ

Anh Phạm Ngọc Chinh, sinh năm 1970 trú tại xã Giao Xuân, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định, hiện đang làm việc tại doanh nghiệp khuyết tật của huyện Giao Thủy. Khi vừa mới tới nơi, đập ngay vào mắt chúng tôi là hình ảnh một người đàn ông bị khuyết một chân đang ngồi trên chiếc xe lăn với gương mặt vô cùng rạng rỡ. Ban đầu khi tiếp xúc, anh Chinh còn ngần ngại khi đề cập đến vấn đề gia đình nhưng sau một thời gian thì anh cũng bắt đầu cởi mở hơn, chia sẻ nhiều hơn. Khi đó, chúng tôi mới được biết cuộc đời anh đã có những lúc tăm tối đến vậy.

Anh Chinh chia sẻ: Trước đây, anh theo học tại lớp “Người nhái” của Vinashin và sau trải qua thời gian học tập cũng như huấn luyện, anh đã tốt nghiệp loại xuất sắc nên đã được Vinashin giữ lại làm việc. Năm 1991, anh bắt đầu làm việc chính thức tại Công ty cổ phần Công nghiệp Tàu thủy – Vinashin với công việc chính là vệ sinh lạch tàu, thông lạch để cho tàu quốc tế vào hải phận Việt Nam. Khi đó cuộc sống của anh cũng khá dư giả do mức lương được hưởng khá cao khoảng 127 triệu đồng/tháng, gia đình hòa thuận êm ấm với một vợ và ba con.

Nhưng không ai biết trước được chữ “ngờ”, năm 2008, khi đang làm việc ngoài biển khơi, anh đã bị gai của cá đuổi đâm vào chân, vết thương rất sâu, rất nghiêm trọng nhưng do thuyền đang ở hải phận Maylaysia – vị trí quá xa bờ và lại gặp phải bão lớn nên phải mất 4 ngày 4 đêm tàu mới cập cảng ở Vũng Tàu và lúc đó mới có thể đưa anh Chinh đi chữa trị được. Khi được đưa đến bệnh viện, chân anh Chinh trong tình trạng đã bị hoại tử và buộc phải cắt một chân thì mới giữ được mạng sống.

Sau một thời gian dài chữa trị, anh Chinh đã quay trở về với cuộc sống thường nhật. Nhưng trong thế giới của anh vẫn không thể nào yên, nỗi nhớ biển, nhớ công việc khiến anh vô cùng khó chịu, cuộc sống buồn tẻ khiến anh càng trở nên áp lực. Cùng lúc đó, vấn đề về kinh tế càng trở nên nghiêm trọng khi cả 3 con đều đang tuổi ăn học, cả gia đình 5 miệng ăn trước giờ chỉ trông chờ vào đồng lương của anh Chinh nhưng giờ đã hết. Chính vì thế, hai vợ chồng anh càng xảy ra nhiều mâu thuẫn, rồi cuối cùng dẫn đến ly hôn. Cuộc đời anh khi đó rơi vào một khoảng thời gian vô cùng tăm tối. Cùng một lúc mất đi tất cả, mất việc, mất vợ, mất gia đình và nhất là mất đi niềm đam mê của cả một thời tuổi trẻ.

 

Anh Phạm Ngọc Chinh ngồi xe lăn ở hàng thứ nhất (Ảnh chụp tại Doanh nghiệp khuyết tật huyện Giao Thủy)

Chính vì không thể chịu được cảm giác bất lực khi nhìn mọi người ngày ngày ra biển làm việc rồi nhìn lại bản thân mình đang phải ngồi trên chiếc xe lăn nên anh đã quyết định về sống với bố mẹ già ở Giao Thủy. Từ đó đến nay cũng đã được 6 -7 năm, anh lấy việc nuôi vịt, nuôi gà là công việc chính, làm vừa đỡ buồn vừa tạo ra thu nhập, hỗ trợ được phần nào nhu cầu trong cuộc sống. Hàng tháng, anh Chinh cũng được hưởng 405.000 đồng tiền trợ cấp dành cho người khuyết tật. Cũng do quý mến tấm lòng và nhân cách đạo đức của chủ Doanh nghiệp người khuyết tật ở xã Giao Xuân nên anh đã đến hỗ trợ trông coi coi như giúp đỡ phần nào cho doanh nghiệp, cho những người có cùng hoàn cảnh như mình.

Dù anh không kể hết những khó khăn của mình nhưng chúng tôi vẫn biết rằng anh đã phải trải qua khoảng thời gian như thế nào khi bỗng dưng trở thành người khuyết tật. Chính vì vậy, những người có hoàn cảnh như anh Chinh cần được chính quyền địa phương quan tâm, hỗ trợ hơn nữa, tạo điều kiện về việc làm để người khuyết tật có thể tự nuôi sống bản thân, hỗ trợ cho gia đình.

Hồng Liên

Bài viết liên quan

CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH – MỘT NHÀ BÁO CÁCH MẠNG LỖI LẠC SỐNG MÃI VỚI THỜI GIAN

bà lịch - PX

Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng nghiệp: Trợ giúp pháp lý thành công cho người nghèo, người khuyết tật

Song-vinh-quan-giu-doi-thuo

Cảm phục tấm gương nữ thương binh vinh dự được Thủ tướng tuyên dương

IMG_0144

Tấm gương thương binh tỷ phú ở Nông trường Mộc Châu

nam

Hà Nam: Phát huy vai trò “Tuổi cao – Gương sáng” của người cao tuổi trong gia đình và xã hội

hanh-trinh-vuot-kho-cua-co-rong-ti-hon-8-6221

Hành trình vượt khó của ‘cô rồng tý hon’

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang