Thực trạng, giải pháp khắc phục tồn tại hạn chế trong công tác thực thi Luật Người khuyết tật năm 2010

(ĐHVO). Luật Người khuyết tật (NKT) Việt Nam ra đời năm 2010, là bước đột phá lớn trong việc bảo vệ quyền lợi cho NKT tại Việt Nam. Nhiều chính sách pháp luật cụ thể giúp NKT từng bước tiếp cận thuận lợi các dịch vụ công cộng, các hoạt động xã hội.

Theo thống kê, đến năm 2022 cả nước có khoảng 6,2 triệu người khuyết tật, chiếm 7,06% dân số từ 2 tuổi trở lên, trong đó, có gần 29% là NKT nặng và đặc biệt nặng.

Cả nước hiện có 1.912 cơ sở giáo dục nghề nghiệp; 3.359 giáo viên đang tham gia dạy nghề cho NKT. Bình quân hàng năm có khoảng từ 17.000- 20.000 NKT được dạy nghề theo đề án dạy nghề cho lao động nông thôn. Thực hiện trợ cấp hàng tháng cùng chế độ bảo hiểm y tế, đối tượng BTXH lên đến 18.546 tỉ đồng; hỗ trợ giáo dục lên đến 356 tỉ đồng; Chăm lo cho gần 1,1 triệu NKT nặng đặc biệt nặng; Bên cạnh đó, có gần 100.000 gia đình cá nhân nhận chăm

sóc đối tượng BTXH tại cộng đồng, được hưởng TCXH hàng tháng; Hàng triệu trẻ em khuyết tật được nuôi dưỡng, chăm sóc trong các cơ sở trợ giúp xã hội; gần 1000 NKT được hỗ trợ đào tạo nghề; 1138 dự án của lao động là NKT được vay vốn, tạo việc làm cho 10.000 lao động khuyết tật năm 2021.

Bên cạnh đó, nhiều chính sách ưu đãi dành cho NKT như: Chính sách giáo dục; các quy định về vật liệu xây dựng và truy cập; giao thông; giáo dục; việc làm, học nghề, dạy nghề; chính sách phát triển kinh tế. Các chính sách pháp luật này nhằm mục đích đảm bảo quyền lợi cho người khuyết tật tiếp cận hòa nhập cộng đồng. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được còn bộc lộ nhiều tồn tại hạn chế trong quá trình thực hiện, cụ thể:

1/ Đối với lĩnh vực giao thông: Thực trạng, giải pháp, khuyến nghị

Hiện nay, tình trạng giao thông công cộng còn nhiều bất cập như: nhiều phương tiện giao thông chưa được trang bị đầy đủ trang thiết bị dành cho NKT như thang máy, bàn ghế, cũng như các biện pháp an toàn như cầu thang. Bên cạnh đó, đường phố, nhà ga, bến xe vẫn chưa được thiết kế để phù hợp với nhu cầu của NKT; vỉa hè quá nhỏ, không có dải đường dành cho các phương tiện chuyên biệt của NKT… Bên cạnh đó, việc đào tạo sát hạch lái xe cũng đang gặp rất nhiều bất cập ngay trong công tác giảng dạy, chưa có phương tiện chuyên biệt dành cho học viên là NKT. Tuy nhiên, những tồn tại nêu trên một phần do nguyên nhân khách quan, tồn tại từ lịch sử. Bởi lẽ, công trình hạ tầng giao thông nói chung đã và đang được vận hành trước khi luật NKT 2010 ra đời, độ trễ đó là nguyên nhân chính trong công tác thực thi đồng bộ Luật.

Để khắc phục tình trạng nêu trên, cần có sự hợp tác, quan tâm nhiều hơn nữa từ Chính phủ, các nhà soạn thảo luật, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, qua đó tạo sự đồng thuận để thực hiện cải cách đồng bộ những tồn tại hạn chế đó.Bên cạnh đó, để hiện thực hóa các điều khoản Luật NKT 2010 cần tính đồng bộ của luật với những chế tài cụ thể khác và phải được áp dụng ngay trước, trong khi thực hiện phê duyệt, quy hoạch, xây dựng hệ thống đường giao thông nói chung. Đây phải được coi là điều kiện tiên quyết khi thực hiện các bước lập, thẩm dự án ban đầu, cũng như công tác thiết kế, chế tạo sản xuất các phương tiện giao thông công cộng nói chung. Bên cạnh đó, cần tổ chức vận động tuyên truyền cho cán bộ, nhân dân hiểu việc tạo thuận lợi giúp người khuyết tật tiếp cận các vấn đề giao thông là rất cần thiết trong việc đẩy mạnh phát triển kinh tế xã hội.

2/ Người khuyết tật với các dịch vụ y tế, thực trạng, tồn tại, giải pháp khuyến nghị:

Y tế dành cho NKT vẫn còn một số tồn tại hạn chế như: việc tiếp cận và sử dụng các thiết bị y tế như giường bệnh, xe lăn, nẹp hông, dụng cụ hỗ trợ đi lại, máy trợ thở, máy lọc máu…, vẫn chưa thực sự đáp ứng nhu cầu của NKT. Bên cạnh đó, việc tiếp cận thông tin gặp nhiều khó khăn, do các thông tin y tế thường không được cung cấp bằng ngôn ngữ đơn giản và trực quan, điều này khiến cho việc tiếp cận thông tin y tế trở nên khó khăn đối với NKT. Do đó, NKT gặp khó trong việc tiếp cận với các chuyên gia có chuyên môn cao trong các lĩnh vực phức tạp như ung thư, tim mạch, thần kinh, v.v.

Để tháo gỡ những khó khăn vướng mắc nêu trên, cần: nâng cấp cơ sở y tế; Tăng cường bồi dưỡng và đào tạo cho nhân viên y tế về cách thức tiếp cận và chăm sóc chuyên biệt danh cho NKT; đẩy mạnh việc tuyên truyền nâng cao ý thức và giúp đỡ NKT trong việc bảo vệ sức khỏe; tăng cường hoạt động thể dục thể thao; giúp NKT tìm kiếm công việc phù hợp với sức khỏe của mình. Bên cạnh đó, cần triển khai áp dụng công nghệ số 4.0, trí tuệ nhân tạo (AI), học sâu, blockchain và Internet of Things (IoT). Hỗ trợ, hướng dẫn cho NKT sử dụng các thiết bị công nghệ thông minh tiếp cận các dịch vụ y tế từ xa, hệ thống thông tin y tế điện tử, giúp họ tiết kiệm thời gian và chi phí di chuyển đến cơ sở y tế.

3/ Người khuyết tật đối với công tác Giáo dục đào tạo: Thực trạng, giải pháp

Giáo dục đào tạo dành cho NKT vẫn còn những tồn tại hạn chế như: Thiếu nguồn lực và trang thiết bị giáo dục; thiếu cơ chế đào tạo giáo viên chuyên biệt dành cho NKT. Bên cạnh đó, các chính sách đào tạo dạy, học nghề cho NKT chưa được tối ưu hóa, dẫn đến các em học sinh khó tiếp cận các chế độ hỗ trợ, tài nguyên giáo dục đặc biệt. Công tác truyền thông còn yếu, là nguyên nhân chính dẫn đến việc các em học sinh khuyết tật và gia đình họ không biết đến các chương trình đào tạo và hỗ trợ có sẵn để giúp họ phát triển bản thân và tiếp cận giáo dục.

Để khắc phục tình trạng nêu trên, cần: Xây dựng cơ sở vật chất và trang thiết bị hỗ trợ học tập cho NKT; hướng dẫn và đào tạo cho NKT và gia đình về phương pháp giáo dục, công nghệ hỗ trợ giáo dục; phát triển chương trình đào tạo giáo viên với kiến thức và kỹ năng cần thiết để hỗ trợ học tập cho NKT; hỗ trợ tài chính, cho vay vốn hoặc miễn giảm học phí. Bên cạnh đó, cần xây dựng các mô hình giáo dục chuyên biệt cho từng dạng khuyết tật. Ngoài ra, cần áp dụng công nghệ 4.0 giúp NKT tiếp cận các tài liệu điện tử, video, các thiết bị hỗ trợ như phần mềm đọc màn hình, bàn phím Braille…bên cạnh đó, NKT cần chủ động tiếp cận công nghệ số 4.0, các sách điện tử, video …

4/ Về chính sách lao động việc làm dành cho NKT: thực trạng, giải pháp

Chính sách lao động việc làm dành cho NKT còn nhiều tồn tại hạn chế như: Thiếu thông tin về việc làm; Cơ sở vật chất không phù hợp với thể trạng NKT; Định kiến về người khuyết tật vẫn còn nhiều. Đặc biệt, chế tài khuyến khích doanh nghiệp sử dụng NKT có, những lại không có chế tài khuyến khích chủ doanh nghiệp là NKT, việc hỗ trợ tài chính khởi nghiệp dành cho NKT vẫn còn chung chung chưa cụ thể. Bên cạnh đó, kỹ năng, trình độ của một số NKT chưa đủ để đáp ứng các yêu cầu công việc.

Để khắc phục những tồn tại hạn chế nêu trên cần: Tạo ra các chính sách ưu đãi cụ thể khi doanh nghiệp có lao động là NKT, chủ doanh nghiệp là NKT; Xây dựng chế độ chính sách cụ thể về môi trường làm việc thân thiện phù hợp với thể trạng lao động là NKT; Tăng cường công tác đào tạo nghề để tăng cường kỹ năng cho người lao động khuyết tật… Thúc đẩy việc đưa người lao động khuyết tật vào các chương trình tuyển dụng của Chính phủ hoặc các tổ chức quốc tế nhằm tăng cường cơ hội làm việc cho họ. Ngoài ra, cần vận dụng công nghệ 4.0, như trí tuệ nhân tạo, Internet of Things (IoT)…, giúp NKT tiếp cận các khóa đào tạo trực tuyến (online training), giúp họ tìm kiếm những cơ hội việc làm phù hợp nhất.

Hoa hậu H’Hen Niê với trẻ em bại não, trong chương trình ngày của Phở diễn ra tại Nam Định – Ảnh minh họa (Nguồn Internet)

5/ NKT tiếp cận công trình hạ tầng kỹ thuật

Chính sách hỗ trợ cho NKT tiếp cận các công trình hạ tầng kỹ thuật còn nhiều bất cập, hạn chế như: Việc công trình hạ tầng kỹ thuật nhiều nơi chưa thực sự đồng bộ, thiếu hệ thống thiết kế phù hợp với nhu cầu và khả năng của NKT. Nhiều công trình cầu đường, bến tàu, sân bay không có cầu thang máy, lối đi chuyên biệt, giá đỡ … gây khó cho NKT tiếp cận và sử dụng các công trình hạ tầng kỹ thuật.

Để khắc phục những tồn tại hạn chế nêu trên cần: có giải pháp đồng bộ trong việc phê duyệt xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật ngay từ ban đầu. Các công trình tòa nhà, cầu đường, ga tàu, sân bay… phải được thiết kế áp dụng phù hợp với nhu cầu chuyên biệt của NKT. Các thiết bị thang máy, cầu thang cuốn, bàn làm việc… phải có giải pháp, công cụ hỗ trợ tối thiểu cho NKT. Bên cạnh đó, cần vận dụng công nghệ 4.0, thông qua điện thoại, apit, công nghệ dẫn đường dành cho người khuyết tật. Công nghệ cảm biến, IoT …

6/ Lĩnh vực thể thao dành cho người khuyết tật: thực trạng giải pháp

Thể thao dành cho NKT còn nhiều tồn tại hạn chế như: các cơ sở thể thao chưa được xây dựng và thiết kế để phục vụ cho NKT; thiếu thiết bị và cơ sở vật chất; thiếu thông tin và tư vấn; Hạn chế về tài chính. Bên cạnh đó, nhiều người không tin tưởng vào khả năng thể thao của người khuyết tật; Hạn chế về kỹ năng và sức khỏe; Hạn chế về nhận thức và tư duy của chính NKT.

Để tiếp giải quyết những tồn tại hạn chế nêu trên cần: Xây dựng các cơ sở vật chất phù hợp với thể trạng NKT như thang máy, cầu thang máy, cửa ra vào đủ rộng để xe lăn có thể đi vào; Đào tạo huấn luyện viên, trọng tài, nhân viên phục vụ chuyên nghiệp và có kiến thức về các dạng khuyết tật khác nhau; Xây dựng các chương trình đào tạo thể thao cho NKT. Ngoài ra, cần tạo môi trường thân thiện, đón nhận NKT tham gia các hoạt động thể thao một cách đầy đủ và bình đẳng.

Ảnh minh họa – Nguồn Internet

Bên cạnh đó, NKT cần chủ động tìm hiểu về các chương trình thể thao dành cho NKT. NKT cần tìm hiểu và vận dụng công nghệ 4.0 như: Thể thao ảo (Virtual Sports; Các thiết bị hỗ trợ (Assistive devices) bao gồm các bộ tay khớp cơ học, các thiết bị định vị GPS…

Tổng quát: 6 lĩnh vực căn bản phân tích nêu trên, chưa đại diện hết cho những ưu, khuyết trong việc thực thi Luật. Bên cạnh những nguyên nhân khách quan, Luật NKT 2010 cùng những thông tư, nghị định vẫn còn bộc lộ nhiều bất cập hạn chế như: các điều khoản luật vẫn còn mang tính chung chung, cụm từ hỗ trợ, trợ giúp, tạo điều kiện… được sử dụng quá nhiều trong viện dẫn nhiều tại các điều khoản luật.

Có thể lấy ví dụ về việc xác định mức độ khuyết tật theo hướng dẫn của Thông tư số 01/2019/TT-BLĐTBXH, ta thấy nhiều điều bất cập như: Việc xác định mức độ khuyết tật theo biểu mẫu hướng dẫn này còn thủ công, cảm tính.Chưa vận dụng triệt để các ứng dụng khoa học. Chưa xây dựng bộ công cụ để xác định mức độ khuyết tật theo hướng khoa học hiện đại, như sử dụng bộ hình ảnh, hay Video… cùng ứng dụng khoa học khác để làm căn cứ ban hành bộ tiêu chí thang điểm cụ thể, đồng thời áp dụng những ứng dụng khoa học về việc xác định mức độ khuyết tật. Nếu khắc phục và làm được điều này, việc xác định mức độ khuyết tật sẽ tối giản nhiều thủ tục và có thể sử dụng ứng dụng công nghệ số, trí tuệ nhân tạo vào công việc này để đồng bộ với công cuộc cải cách thủ tục hành chính theo hướng hiện đại, “văn phòng không người trực”.

Ngày nay, việc chính quyền đã, đang thực hiện cải cách thủ tục hành chính theo hướng hiện đại. Việc áp dụng công nghệ số, trí tuệ nhân tạo ‘AI” đang dần chiếm quyền kiểm soát nhiều khâu trong việc giải quyết thủ tục hành chính. Chính vì điều đó, để các điều khoản luật được hiện thực hóa đi vào cuộc sống, đáp ứng ngày càng nhanh cuộc đại cải cách công nghệ số, đòi hỏi những nhà làm luật, cần nghiên cứu ban hành các điều khoản luật  một cách đầy đủ, thể hiện bằng những thước đo, thang điểm, cùng chế tài pháp lý cụ thể. Hơn thế nữa, Luật NKT 2010 phải trở thành một “Bộ luật” với đầy đủ các chế tài thưởng, phạt. Bởi lẽ, nếu vẫn chỉ dừng lại ở dạng khuyến nghị, chưa phải quy định bắt buộc thì việc áp dụng và vận hành để luật đi vào cuộc sống sẽ còn nhiều bất cập.

Trần Quỳnh Trang

Bài viết liên quan

TDCC

Pháp luật sở hữu đối với các công trình chung cư và thực tiễn hiện nay

Đảm bảo quyền Trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật

hilap

Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng nghiệp – 10 năm xây dựng và phát triển 

Picture10

Cần chế tài mạnh duy trì ý thức khi tham gia giao thông và chấp hành pháp luật về giao thông

3

Toạ đàm: Giải pháp nâng cao hiệu quả văn hoá đọc sách pháp luật

nvn

Trẻ em khuyết tật đi học có được cấp học bạ không?

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang