Nhân vật

Ngọc Tân-Tiếng hót của con chim khổng tước kiêu sa

(DHVO).Ca sĩ Ngọc Tân (1948-6/9/2004) nổi tiếng với ca khúc về Hà Nội như “Hà Nội và tôi”, “Người Hà Nội”, “Hà Nội ngày trở về”, “Hà nội ngày chia xa”, “Hà Nội mùa lá bay”. Giọng hát của ông từng được công chúng, cũng như giới chuyên môn đánh giá là một trong những ca sĩ thuộc “thế hệ vàng” của Hà Nội. Nhân kỉ niệm 15 năm ngày mất của ông, Đồngg Hành Việt trân trọng giới thiệu bài viết về ông của Nhà văn Châu La Việt.

Ngọc Tân-Tiếng hót của con chim khổng tước kiêu sa Xem thêm »

Nữ sinh người Mông được Trường ĐH Khoa học Thái Nguyên trao học bổng “khủng”

(ĐHVO) Trường ĐH Khoa học Thái Nguyên vừa trao học bổng trị giá 30 triệu đồng cho  người dân tộc Mông là Mua Thị Chở, giúp em có cơ hội được tiếp tục học đại học, theo đuổi hoài bão của mình trên Cao nguyên đá Đồng Văn.

Nữ sinh người Mông được Trường ĐH Khoa học Thái Nguyên trao học bổng “khủng” Xem thêm »

Cậu bé khiếm thị ở Khánh Hòa sử dụng thành thạo 15 nhạc cụ.

Vượt qua mọi rào cản và khó khăn khi là một đứa trẻ khiếm thị, với niềm đam mê của mình, em Bùi Ngọc Thịnh, 19 tuổi, cư trú tại thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa đã chơi thành thạo 15 loại nhạc cụ, được ghi nhận trong Sách kỷ lục Việt Nam là ‘cậu bé mù chơi được nhiều nhạc cụ’.

Cậu bé khiếm thị ở Khánh Hòa sử dụng thành thạo 15 nhạc cụ. Xem thêm »

Sự khoan hồng của pháp luật với lầm lỗi người khuyết tật

Sinh con ra, cha mẹ luôn mong muốn điều tốt đẹp nhất đến với các con. Gia đình của cô Tân (xã Bá Xuyên, TP Sông Công, Thái Nguyên) cũng vậy, được chào đón đứa con trai kháu khỉnh, lành lặn, vợ chồng cô tự hứa dù có vất vả, khó khăn hơn nữa cũng sẽ chăm sóc, nuôi dạy con cho thật tốt. Vợ chồng cô đặt tên con là Tình với tâm niệm con người sống ở đời với nhau là vì chữ tình, sống là để yêu thương.

Sự khoan hồng của pháp luật với lầm lỗi người khuyết tật Xem thêm »

Phạm Ngọc Chinh-“Người nhái” khuyết tật cần được giúp đỡ

Anh Phạm Ngọc Chinh, sinh năm 1970 trú tại xã Giao Xuân, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định, hiện đang làm việc tại doanh nghiệp khuyết tật của huyện Giao Thủy. Khi vừa mới tới nơi, đập ngay vào mắt chúng tôi là hình ảnh một người đàn ông bị khuyết một chân đang ngồi trên chiếc xe lăn với gương mặt vô cùng rạng rỡ. Ban đầu khi tiếp xúc, anh Chinh còn ngần ngại khi đề cập đến vấn đề gia đình nhưng sau một thời gian thì anh cũng bắt đầu cởi mở hơn, chia sẻ nhiều hơn. Khi đó, chúng tôi mới được biết cuộc đời anh đã có những lúc tăm tối đến vậy.

Phạm Ngọc Chinh-“Người nhái” khuyết tật cần được giúp đỡ Xem thêm »

Gương Người khuyết tật vươn lên phát triển kinh tế.

Đến thăm gia đình anh Nguyễn Văn Hiền sinh năm 1970 ở thôn 3 Chính Lý hội viên khuyết tật tiêu biểu của huyện; mới thấy rõ được ý chí nghị lực vươn lên của anh hết sức mãnh liệt. Được biết, năm 1974 trong một lần bị ốm nặng, điều kiện chữa bệnh còn hạn chế, do kinh tế gia đình khó khăn, mặc dù hết lòng chữa chạy điều trị, xong số phận nghiệt ngã đã cướp đi đôi chân và làm teo liệt toàn bộ hai chi dưới của anh. Đồng thời sức khỏe cũng giảm sút hơn rất nhiều. Nhưng với tâm niệm nhiều người còn mất mát hơn mình chính vì vậy mặc dù cơ thể không còn lành lặn như trước nhưng anh Hiền không cam chịu số phận vẫn cố gắng sống tốt, sống có ích. Năm 25 tuổi không mặc cảm, không cam chịu trước số phận, anh đã kết hôn cùng với người phụ nữ đồng cảm với hoàn cảnh, rồi lần lượt 3 cô con gái ra đời; cuộc sống vốn đã khó khăn thiếu thốn, nghĩ đến con đường sinh kế cho tương lai; anh bàn với vợ chăn nuôi gà đẻ và lợn đẻ, lợn thịt, để trước hết có nguồn cung cải thiện bữa ăn gia đình và có thu nhập ổn định, thời điểm cao đến mấy trăm con gà đẻ, và trên 100 con lợn các loại mỗi năm thu nhập trên 100 triệu đồng. Có điều kiện kinh tế, các con được ăn học tử tế.

Gương Người khuyết tật vươn lên phát triển kinh tế. Xem thêm »

Đinh Phan Hoàng Giang – Hoa khôi khuyết tật được mệnh danh là Hoa trong đá

Có một loài hoa được mọc từ trong đá, luôn vươn lên bất chấp mọi khắc nghiệt, khó khăn để tỏa hương sắc cho đời. Có một cô gái được sinh ra trong thiệt thòi, bất hạnh nhưng luôn lạc quan, vui tươi, yêu đời như có một nghị lực bất tận. Cô gái có gương mặt xinh xắn, thân thiện và đôi mắt biết nói ấy như sinh ra được trao sứ mệnh là “ Hoa trong đá”, là người lan tỏa yêu thương, truyền động lực cho cộng đồng, cho những người kém may mắn…Cô gái đó là Đinh Phan Hoàng Giang, sinh năm 1988 ở thôn Nguyệt Lũ, xã Tây Tiến, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình.

Đinh Phan Hoàng Giang – Hoa khôi khuyết tật được mệnh danh là Hoa trong đá Xem thêm »

Trần Việt Hoàng – Cậu học trò khiếm thị giành học bổng 2,2 tỷ đồng

(ĐHVO) Lên 4 tuổi cậu học sinh nghèo Trần Việt Hoàng đã bị hỏng võng mạc dẫn đến bị mù, những tưởng cuộc sống của em sẽ tàn lụi trong bóng tối, nhưng bằng nghị lực phi thường, chính em đã biến cuộc đời em thành ánh sao sáng trong đêm.

Trần Việt Hoàng – Cậu học trò khiếm thị giành học bổng 2,2 tỷ đồng Xem thêm »

Nụ cười hạnh phúc của cậu bé 2 tuổi di chuyển bằng nạng gây bão

DHVO – Sinh ra với dung mạo bình thường, khỏe mạnh là điều bình thường. Nhưng không khó bắt gặp với nhiều người khuyết tật, đó là điều xa xỉ… Roman Dinkrl – cậu bé 2 tuổi là tâm điểm gây chú ý của toàn thế giới với clip tập tễnh bước đi bằng nạng và đằng sau cậu bé là một câu chuyện truyền cảm hứng. Clip lan truyền trên mạng nhanh chóng, thu hút hàng chục triệu lượt xem và chia sẻ.

Nụ cười hạnh phúc của cậu bé 2 tuổi di chuyển bằng nạng gây bão Xem thêm »

Làm giàu từ trồng rau an toàn

Sinh ra và lớn lên ở vùng đất ven đô, từ lâu vốn nổi tiếng với nghề trồng rau, tuổi thơ của anh gắn liền với những luống rau bên sông Hồng đỏ nặng phù sa. Lớn lên, anh xác định tiếp nối nghề truyền thống của gia đình. Ngày đó, người trồng rau không dùng nhiều phân bón vô cơ và các loại thuốc bảo vệ thực vật. Sau này, vì lợi nhuận, nên một số hộ trồng rau ở Vạn Hòa lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật không rõ nguồn gốc, xuất xứ và dùng phân vô cơ tràn lan, ảnh hưởng đến chất lượng rau. Từng có thời điểm người tiêu dùng bị ngộ độc, khiến rau Vạn Hòa mang tiếng là “bẩn”, người trồng rau lao đao. “Lợi bất cập hại”, không ít người phải bỏ nghề ra phố tìm kế mưu sinh…, còn gia đình anh Thượng phải chuyển sang chăn nuôi lợn. Cuối năm 2016, được cán bộ xã tuyên truyền, hướng dẫn kỹ thuật làm nhà lưới trồng rau an toàn, cộng với kinh nghiệm đã có, anh Thượng quy hoạch lại đất, làm nhà lưới trồng rau. Hiện, diện tích trồng rau của gia đình anh được bố trí thành 2 khu nhà lưới rộng 1.000 m2 chuyên trồng các loại rau cải, cà chua… chỉ tính riêng dịp Tết Đinh Dậu 2017, gia đình anh thu về 60 triệu đồng.Theo anh Thượng, mô hình trồng rau trong nhà lưới giúp năng suất, chất lượng cao hơn. Tuy nhiên, để áp dụng thành công mô hình này đòi hỏi các hộ phải có điều kiện cơ sở vật chất, kỹ thuật, như mái phủ bằng lưới và có lưới quây kín vườn, hạn chế tối đa sâu bệnh hại; bố trí hệ thống bơm phù hợp để cấp nước cho rau… Hiện, đầu ra cho sản phẩm rau an toàn của gia đình anh luôn được đảm bảo. Anh Thượng cho biết, nếu làm tốt mô hình trồng rau trong nhà lưới có thể cho thu nhập 100 triệu đồng/sào/năm.

Làm giàu từ trồng rau an toàn Xem thêm »

Lên đầu trang