Cái hóa đơn

(DHVO). Chú em tôi phụ trách mảng bảo hành sản phẩm ở một doanh nghiêp Nhà nước có cái tên dài dòng lắm – Công ty TNHH TMV sản xuất và kinh doanh vật liệu xây dựng…. Mảng do chú em tôi phụ trách thì thường xuyên phải đi công tác xa nhà, có khi dằng dặc cả tháng trời. Năm nay cả hai anh em đều đi công tác nhiều nên ít gặp nhau. Tuần vừa rồi chú ấy về, sang tôi chơi. Vừa pha ấm trà, vừa tỏ ra đồng cảm với cái nghiệp xa nhà, tôi nói với chú “Chú đi công tác liên miên thế, tôi hỏi thật: Cái gì làm chú thấy phiền nhất?”. Chờ đợi một câu trả lời kiểu như …”Đi nhiều, sinh hoạt thất thường nên người mệt lắm…” hay “Chẳng mấy khi được vợ con chăm sóc…” thì tôi nhận được câu trả lời thật bất ngờ – “ Phiền toái và mệt nhất là lấy mấy cái hóa đơn anh ạ.”.
– Sao chú lại bảo lấy mấy cái hóa đơn là mệt nhất?
– Thì anh xem, cái hóa đơn nào em cũng phải lấy đi, lấy lại vài lần thì kế toán họ mới cho thanh toán. Riêng chuyện lấy hóa đơn phòng nghỉ thôi em mà kể chắc anh thấy khiếp luôn. Lần đầu em mang hóa đơn về, Kế toán họ trả lại vì viết tên Công ty bị thiếu, lần công tác sau đó em nói với họ viết lại, họ bảo là “Tên Công ty anh dài thế này thì viết vào đâu?”. Tuy vậy họ cũng cố viết dòng chữ lí nhí cho bằng đủ vào tờ hóa đơn mới. Tưởng xong, ai dè mang về kế toán họ lại bảo địa chỉ thiếu chữ Việt Nam…
Nghe đến đây tôi cắt ngang.
– Chú cứ bịa, tên như công ty của chú thì chỉ có ở Việt Nam chứ đâu mà phải viết thêm chữ Việt Nam phía cuối dòng ghi địa chỉ nữa.
– Ơ hay! anh không biết thì thôi, thiếu chữ đó không được đâu vì theo quy định thì hóa đơn phải ghi rõ địa chỉ, thiếu chữ đó là chưa rõ địa chỉ anh ạ.
Kể cũng có lý, biết đâu Trung Quốc hay Lào cũng có tên công ty giống thế thì sao, tôi nghĩ vậy, nhưng mà cũng lạ vì đi kèm theo tên Công ty, địa chỉ còn có mã số thuế, mã số doanh nghiệp và hàng loạt thông tin nữa kia mà, lẫn sao được?
Cậu em tôi kể tiếp: Lần đó em chỉ phải thay hóa đơn có 1 lần thôi, rồi kế toán họ cũng thông cảm cho qua một số lỗi nữa như phần ghi rõ họ tên thì tên đệm viết tắt, dòng dưới viết chếch lên dòng trên v.v… Nhưng lần sau thì không đơn giản thế anh ạ. Rút kinh nghiệm lần trước, lần này em bảo cô lễ tân nhà nghỉ ghi cẩn thận lắm, tên phải viết đủ này, địa chỉ có chữ Việt Nam đoàng hoàng, dưới chữ ký em cũng ghi đầy đủ họ tên, chẳng dám ghi tắt chữ nào. Lần này đoàn đi đông người nên em chu đáo lắm! Cầm tờ hóa đơn, đưa vào cái bì thư cất cẩn thận và vô cùng tự tin. Cả đoàn lên xe để ra sân bay, đi một lát em lấy cái hóa đơn ra ngắm lại và nảy ra ý định chụp ảnh, gửi qua anh facebook cho cô kế toán, coi như là khoe chiến tích. Chỉ một lát sau cô ấy gọi điện có vẻ khẩn cấp lắm “ Anh đã đi khỏi nhà nghỉ lâu chưa? Anh quay lại bảo lễ tân viết lại hóa đơn đi! Hóa đơn gì mà không ghi rõ số phòng nghỉ, mỗi phòng bao nhiêu người…”.
– Có mà em, đoàn nghỉ 6 phòng, 2 đêm anh bảo ghi rồi đấy thôi.
– Không, là em bảo anh phải ghi rõ phòng số bao nhiêu, mỗi phòng mấy người ở….
Em ớ người ra, đành phải nói khó để bác tài đưa đoàn quay lại sửa hóa đơn. Được cái cô lễ tân cũng dễ tính, cô ấy chỉ trách nhẹ “ …Chỉ có mỗi chỗ anh là công ty thôi đấy, các chỗ khác toàn hợp tác xã anh nhỉ?”. Hơi đau chút nhưng cũng phải nhịn cho được việc. Cô lễ tân lấy tờ giấy than đè lên tờ hóa đơn mà em đưa lại và ghi thêm những nội dung em yêu cầu. Đoàn lại lên đường ra sân bay gấp cho kịp giờ lên máy bay. Gần đến sân bay em gọi điện lại cho cô kế toán thông báo “Xong rồi em nhé!” rồi tắt máy.
Chú em tôi say sưa kể tiếp câu chuyện: Mang tờ hóa đơn về giao cho cô kế toán với vẻ bực dọc, chú em tôi chờ đợi xem kết quả kiểm tra của cô ấy ra sao. Xem một lúc, ngẩng lên cô ấy bảo “ Anh cho em xem ảnh anh chụp niên 2, niên 3 của hóa đơn đi!”. Chú em tôi chẳng hiểu gì, hỏi đi hỏi lại mãi, hóa ra cô kế toán bảo cần kiểm tra xem có đúng 3 niên viết như nhau không. Chết rồi, niên mà chú em tôi mang về phần bổ sung được viết sau, không chồng giấy than lên các niên khác để viết. Thế là tờ hóa đơn đó phải bỏ đi. Trong câu chuyện chú em tôi còn đưa ra nhiều ví dụ về sự khó khăn phức tạp của việc lấy cái hóa đơn như tự mình phải kiểm tra xem nhà nghỉ đó có trong danh mục được đăng ký ngành nghề kinh doanh hay không ? Có bị cơ quan thuế thông báo không chấp nhận hóa đơn không? V.v và v.v… Câu chuyện của quản lý Nhà nước, muốn chặt chẽ thì có lẽ phải thế thật.
Tôi nghe xong cũng chỉ biết động viên “ Ở đâu cũng thế thôi, Nhà nước quy định vậy thì phải theo chứ làm khác sao được. Đợi đến khi tìm được cách quản lý khác hiệu quả hơn thì chú sẽ đỡ phải bỏ hóa đơn thanh toán hay chú đỡ những lần lỡ chuyến máy bay vì đợi lấy hóa đơn!”.
May quá, tôi là “sếp” nên cũng ít phải dây vào việc lấy hóa đơn./.

Tường Thế Hà (Lâm Đồng)

Bài viết liên quan

20

Nam Định: Nhân lên các lợi thế và chiến lược thu hút đầu tư FDI

123

Phê duyệt chương trình phát triển đô thị thành phố Hải Phòng định hướng đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2050

pct

Nam Định: Chủ tịch HĐND và Chủ tịch UBND tỉnh đạt 100% phiếu tín nhiệm cao

av1

Thanh Hoá: Hà Trung tăng tốc về đích huyện nông thôn mới năm 2023

D30094

Nam Định: Khởi công dự án Xây dựng cầu vượt sông Đáy nối tỉnh Ninh Bình và Nam Định

D18091

Quan điểm của Đảng và Nhà nước về phát huy vai trò các chủ thể trong mô hình liên kết sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam hiện nay

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang