Hy vọng mới về việc làm cho người khuyết tật

(ĐHVO). Việt Nam chính thức gia nhập Công ước số 88 về tổ chức dịch vụ việc làm và Công ước số 159 về tái thích ứng nghề nghiệp và việc làm cho người khuyết tật của ILO sẽ giúp Việt Nam tiếp tục hoàn thiện chính sách, pháp luật về lao động, việc làm nói chung, thúc đẩy phát triển hệ thống dịch vụ việc làm cho người khuyết tật theo hướng chuyên nghiệp.

Mới đây, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đã phối hợp cùng Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) – Văn phòng ILO tại Việt Nam đã tổ chức lễ công bố việc Việt Nam gia nhập Công ước số 88 về tổ chức dịch vụ việc làm và Công ước số 159 về tái thích ứng nghề nghiệp và việc làm cho người khuyết tật của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO).

Thứ trưởng Bộ LĐ- TBXH Nguyễn Thị Hà tại lễ công bố

Cụ thể, Công ước số 88 của ILO về tổ chức dịch vụ việc làm là công ước kỹ thuật của ILO về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức của hệ thống dịch vụ việc làm công, được Hội nghị Lao động Quốc tế của ILO thông qua ngày 9/7/1948 có hiệu lực từ ngày 10/8/1950. Việt Nam chính thức gia nhập gia nhập Công ước số 88 ngày 23/01/2019 và sẽ có hiệu lực đối với Việt Nam vào ngày 23/01/2020.

Nội dung của Công ước bao gồm 4 nội dung then chốt: Trách nhiệm của Chính phủ; Chức năng của dịch vụ việc làm công; Tổ chức của tổ chức dịch vụ việc làm công; Nhân sự của tổ chức dịch vụ việc làm. Công ước số 88 hướng đến việc kết nối giữa người lao động và người sử dụng lao động, giúp người lao động, trong đó có cả người khuyết tật, tìm được công việc phù hợp với năng lực, nhu cầu của mình, và ngược lại, hỗ trợ các cơ quan, doanh nghiệp lựa chọn được các ứng viên chất lượng.

Thứ trưởng Bộ LĐ- TBXH Nguyễn Thị Hà và các đại biểu tham sự lễ công bỗ chụp ảnh lưu niệm

Trong khi đó, Công ước số 159 của ILO về tái thích ứng nghề nghiệp và việc làm cho người khuyết tật là công ước kỹ thuật của ILO nhằm mục đích bảo đảm sự bình đẳng trong cơ hội và đối xử đối với tất cả mọi người khuyết tật, ở cả khu vực thành thị và nông thôn, trong việc làm và trong sự hòa nhập cộng đồng. Công ước đưa ra các yêu cầu về phục hồi khả năng lao động và việc làm cho người khuyết tật, quy định việc điều chỉnh và đánh giá các tài liệu hướng dẫn nghề nghiệp, dạy nghề, bố trí việc làm và dịch vụ thất nghiệp cho người khuyết tật.

Việt Nam chính thức gia nhập gia nhập Công ước số 159 vào ngày 25/3/2019 và sẽ có hiệu lực đối với Việt Nam từ ngày 25/3/2020. Công ước số 159 thể hiện những nỗ lực nhằm đảm bảo quyền lợi hợp pháp của người khuyết tật trong việc tìm kiếm các cơ hội việc làm và quyền được đối xử bình đẳng của họ thông qua các quy định về việc thay đổi, xóa bỏ các điều luật không thích hợp và những định kiến đối với người lao động khuyết tật, đồng thời đề xuất các chính sách và những hoạt động thiết thực nhằm phát triển các dịch vụ đào tạo, giúp người khuyết tật phục hồi chức năng lao động và hỗ trợ họ tìm việc làm.

Hai Công ước sẽ có hiệu lực đối với Việt Nam kể từ 1 năm sau ngày chính thức gia nhập. Việc gia nhập và thực hiện hai Công ước sẽ góp phần đảm bảo quyền lợi hợp pháp của các nhóm yếu thế trong thị trường lao động, mà còn nhận được các chương trình hợp tác, hỗ trợ kỹ thuật từ ILO, phát triển nguồn nhân lực một cách hiệu quả khi người lao động Việt Nam được tiếp cận với những cơ hội việc làm mới, nâng cao trình độ chuyên môn để có khả năng gia nhập vào thị trường lao động quốc tế và tăng thêm thu nhập.

Vương Toàn


Bài viết liên quan

bìa

Đảng ủy khối Doanh nghiệp quận Hoàng Mai tổ chức thăm hỏi và tri ân nhân kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh – Liệt sỹ

Picture1

Phạm Quỳnh Anh nữ sinh quê Nam Định đạt điểm 10 môn Ngữ văn: “Thất bại lớn nhất là sợ thất bại”

58

Giám đốc Công an Nam Định thăm, động viên cán bộ, chiến sĩ bị thương khi làm nhiệm vụ 

57

Hồ Chí Minh: Có 8.927 người đang được chăm sóc, nuôi dưỡng tại các cơ sở bảo trợ xã hội

55

Nam Định ra mắt lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở

52

Gắn biển công trình chào mừng kỷ niệm 70 năm, Ngày giải phóng thành phố Nam Định

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang