Xác nhận thương binh, người hưởng chính sách như thương binh trong chiến tranh trong trường hợp không còn giấy tờ

Hiện nay, thủ tục lập hồ sơ, quản lý hồ sơ, thực hiện chế độ ưu đãi người có công với cách mạng và việc xác nhận thương binh, người hưởng chính sách như thương binh được thực hiện theo Thông tư số 05/2013/TT-BLĐTBXH ngày 15/5/2013 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và Thông tư liên tịch số 28/2013/TT-BLĐTBXH-BQP ngày 22/10/2013 của liên Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội – Bộ Quốc phòng.

Trường hợp đến nay không còn giấy tờ căn cứ xem xét xác nhận liệt sĩ, thương binh, người hưởng chính sách như thương binh trong chiến tranh được thực hiện theo hướng dẫn của Thông tư liên tịch số 28/2013/TT-BLĐTBXH-BQP. Theo đó, Thông tư này hướng dẫn xác nhận liệt sĩ, thương binh, người hưởng chính sách như thương binh đối với người hy sinh, bị thương trong chiến đấu, trực tiếp phục vụ chiến đấu từ ngày 31/12/1991 trở về trước không còn giấy tờ. Để được xác nhận thương binh, người hưởng chính sách như thương binh trong trường hợp này thì cần phải có Giấy chứng nhận bị thương.

1. Căn cứ cấp Giấy chứng nhận bị thương

Theo Điều 6 Thông tư liên tịch số 28/2013/TT-BLĐTBXH-BQP thì người bị thương nếu có đủ căn cứ sau đây được xem xét cấp giấy chứng nhận bị thương :

* Căn cứ chứng minh quá trình tham gia cách mạng:

–  Người thoát ly tham gia cách mạng hoặc hoạt động không thoát ly nhưng sau đó thoát ly tham gia công tác tại các cơ quan nhà nước phải có một trong các giấy tờ sau: lý lịch cán bộ; lý lịch đảng viên; lý lịch quân nhân; lý lịch công an nhân dân; quyết định phục viên, xuất ngũ, thôi việc; hồ sơ bảo hiểm xã hội hoặc các giấy tờ, tài liệu có giá trị pháp lý lập từ ngày 31/12/1994 trở về trước. Trường hợp không còn một trong các giấy tờ nêu trên nhưng đã được hưởng trợ cấp theo các Quyết định sau đây của Thủ tướng Chính phủ thì thực hiện như quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 6 thông tư liên tịch số 28/2013/TT-BLĐTBXH-BQP:

+ Quyết định số 47/2002/QĐ-TTg ngày 11/4/2002 về chế độ đối với quân nhân, công nhân viên quốc phòng tham gia kháng chiến chống pháp đã phục viên (giải ngũ, thôi việc) từ 31/12/1960 trở về trước;

+  Quyết định số 290/2005/QĐ-TTg ngày 08/11/2005 về chế độ, chính sách đối với một số đối tượng trực tiếp tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước nhưng chưa được hưởng chính sách của Đảng và Nhà nước;

+ Quyết định số 142/2008/QĐ-TTg ngày 27/10/2008 về thực hiện chế độ đối với quân nhân tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước có dưới 20 năm công tác trong quân đội đã phục viên, xuất ngũ về địa phương;

+ Quyết định số 62/2011/QĐ-TTg ngày 09/11/2011 về chế độ, chính sách đối với đối tượng tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế ở Campuchia, giúp bạn Lào sau ngày 30 tháng 4 năm 1975 đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc;

+ Quyết định số 53/2010/QĐ-TTg ngày 20/8/2010 về chế độ đối với cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân tham gia kháng chiến chống Mỹ có dưới 20 năm công tác trong Công an nhân dân đã thôi việc, xuất ngũ về địa phương.

+ Quyết định số 40/2011/QĐ-TTg ngày 27/7/2011 về chế độ đối với thanh niên xung phong đã hoàn thành nhiệm vụ trong kháng chiến.

–  Đối với người hoạt động không thoát ly và sau đó không tiếp tục tham gia công tác tại các cơ quan nhà nước thì phải có bản khai chi tiết quá trình tham gia cách mạng, có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú.

* Căn cứ chứng minh bị thương trong chiến đấu, trực tiếp phục vụ chiến đấu:

–   Giấy tờ có ghi sức ép hoặc chấn thương; danh sách quân nhân bị thương (hoặc người bị thương) của cơ quan, đơn vị quản lý đối tượng khi bị thương có ghi tên cá nhân bị thương;

–  Giấy tờ, tài liệu của cơ quan, đơn vị lập từ ngày 31/12/1994 trở về trước có ghi nhận cá nhân bị thương khi tham gia chiến đấu, trực tiếp phục vụ chiến đấu. Trường hợp giấy tờ, tài liệu không ghi các vết thương cụ thể thì căn cứ vào kết quả kiểm tra vết thương thực thể của cơ quan, đơn vị có thẩm quyền;

–  Người bị thương thuộc lực lượng quân đội, công an có vết thương thực thể nhưng không còn danh sách quân nhân bị thương do cơ quan, đơn vị quản lý quân nhân khi bị thương đã giải thể hoặc không lưu giữ được.

Trường hợp không có vết thương thực thể nhưng còn dị vật kim khí trong cơ thể thì phải có kết quả chiếu, chụp và kết luận của bệnh viện cấp huyện trở lên hoặc bệnh viện quân đội, công an khẳng định còn dị vật kim khí trong cơ thể;

– Người không thuộc lực lượng quân đội, công an bị thương trong kháng chiến chống Pháp ở miền Nam và các chiến trường B, C, K và trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc hiện còn vết thương thực thể.

Trường hợp còn dị vật kim khí trong cơ thể thì phải có kết quả chiếu, chụp và kết luận của bệnh viện cấp huyện trở lên hoặc bệnh viện quân đội, công an khẳng định còn dị vật kim khí trong cơ thể;

– Người không thuộc lực lượng quân đội, công an bị thương trong kháng chiến chống Pháp ở miền Bắc và trong thời kỳ chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ ở miền Bắc hiện có kết quả chiếu, chụp và kết luận của bệnh viện cấp huyện trở lên hoặc bệnh viện quân đội, công an khẳng định còn dị vật kim khí trong cơ thể.

2. Thủ tục xác nhận đối với người bị thương thuộc lực lượng quân đội đã phục viên, xuất ngũ

Điều 7 Thông tư liên tịch số 28/2013/TT-BLĐTBXH-BQP quy định về  thủ tục xác nhận đối với người bị thương thuộc lực lượng quân đội đã phục viên, xuất ngũ

– Người bị thương lập bản khai cá nhân (Mẫu TB) kèm theo giấy tờ chứng minh tham gia cách mạng quy định tại Khoản 1 Điều 6 Thông tư này gửi Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú trước khi nhập ngũ và tùy từng trường hợp kèm theo một trong các giấy tờ sau:

+  Trường hợp quy định tại Điểm a, b Khoản 2 Điều 6 Thông tư này kèm theo giấy tờ, tài liệu chứng minh bị thương;

+  Trường hợp có dị vật kim khí trong cơ thể quy định tại Điểm c Khoản 2 Điều 6 Thông tư này kèm theo kết quả chiếu, chụp và kết luận của bệnh viện cấp huyện trở lên hoặc bệnh viện quân đội, công an; trường hợp có vết thương thực thể thì theo quy định tại Điểm b Khoản 4 Điều này.

– Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm:

+  Đề nghị Hội Cựu chiến binh và Hội Người cao tuổi cùng cấp có ý kiến bằng văn bản về việc xác nhận thương binh;

+  Niêm yết công khai danh sách tại cấp thôn, xóm nơi cư trú của người bị thương trước khi nhập ngũ; thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng của địa phương để lấy ý kiến của nhân dân. Thời hạn niêm yết thông báo tối thiểu là 15 ngày. Lập Biên bản kết quả niêm yết công khai;

+  Căn cứ Biên bản kết quả niêm yết công khai và văn bản tham gia ý kiến của các Hội tại Điểm a Khoản này, tổ chức họp Hội đồng xác nhận người có công để xét duyệt, lập biên bản đề nghị xác nhận thương binh (Mẫu BB-TB) đối với những trường hợp được nhân dân đồng thuận, không có khiếu nại, tố cáo;

+  Gửi biên bản họp Hội đồng đề nghị xác nhận thương binh, biên bản niêm yết công khai, văn bản tham gia ý kiến của các Hội quy định tại Điểm a Khoản này, kèm theo giấy tờ, hồ sơ quy định tại Khoản 1 Điều này đến Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện.

– Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ; trường hợp đủ điều kiện thì có công văn kèm theo danh sách và hồ sơ gửi Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnh hoặc Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội.

– Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnh, Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội có trách nhiệm:

+  Kiểm tra, hoàn thiện hồ sơ theo thẩm quyền;

Phối hợp với các cơ quan chức năng kiểm tra, lập phiếu xác minh (Mẫu XM), khẳng định tính chính xác của các giấy tờ, thủ tục trong hồ sơ;

+  Lập Biên bản kiểm tra vết thương thực thể (Mẫu XN) đối với trường hợp quy định tại Điểm b, c Khoản 2 Điều 6 của Thông tư này;

+  Cấp giấy chứng nhận bị thương đối với trường hợp hồ sơ đủ điều kiện; có công văn kèm theo danh sách, hồ sơ gửi Cục Chính trị Quân khu. Đối với Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội gửi Cục Chính sách, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam;

+  Tiếp nhận hồ sơ để thực hiện trợ cấp một lần đối với trường hợp suy giảm khả năng lao động dưới 21%; bàn giao hồ sơ thương binh cho Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi đối tượng cư trú để quản lý và thực hiện chế độ.

– Cục Chính trị Quân khu có trách nhiệm:

+  Xét duyệt hồ sơ, có công văn đề nghị Cục Chính sách, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam thẩm định;

+  Căn cứ kết quả thẩm định của Cục Chính sách, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam để giới thiệu người bị thương đến Hội đồng giám định y khoa giám định thương tật;

+  Căn cứ biên bản giám định y khoa, báo cáo Bộ Tư lệnh Quân khu ra quyết định thực hiện chế độ ưu đãi;

+  Chuyển hồ sơ về Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnh.

– Cục Chính sách, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam có trách nhiệm:

+  Thẩm định hồ sơ thương tật (Mẫu PTĐ-TB); chuyển trả hồ sơ về Cục Chính trị quân khu để giới thiệu đến Hội đồng giám định y khoa giám định thương tật đối với trường hợp thuộc thẩm quyền;

+  Thẩm định hồ sơ thương tật (Mẫu PTĐ-TB); giới thiệu đến Hội đồng giám định y khoa để giám định thương tật và ra quyết định thực hiện chế độ ưu đãi đối với trường hợp thuộc Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội;

+   Chuyển hồ sơ về Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội để thực hiện trợ cấp một lần đối với trường hợp suy giảm khả năng lao động dưới 21%; bàn giao hồ sơ thương binh cho Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi đối tượng cư trú để quản lý và thực hiện chế độ.

Hình ảnh minh họa (Nguồn ảnh Internet)[/caption]

3. Thủ tục xác nhận đối với người bị thương thuộc lực lượng quân đội hiện đang tại ngũ

Theo Điều 8 Thông tư liên tịch số 28/2013/TT-BLĐTBXH-BQP, thủ tục xác nhận đối với người bị thương thuộc lực lượng quân đội hiện đang tại ngũ được quy định như sau:

– Người bị thương lập bản khai cá nhân (Mẫu TB) và tùy từng trường hợp để kèm theo giấy tờ quy định tại Khoản 1 Điều 7 của Thông tư này gửi cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý (Cơ quan quân sự cấp huyện hoặc trung đoàn và tương đương).

– Cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý người bị thương có trách nhiệm:

+ Niêm yết công khai danh sách người bị thương tại cơ quan, đơn vị trong thời hạn tối thiểu 15 ngày. Lập biên bản kết quả niêm yết công khai; xác nhận bản khai cá nhân;

+ Căn cứ biên bản kết quả niêm yết công khai, tổ chức họp Hội đồng xác nhận người có công của cơ quan, đơn vị để xét duyệt; lập biên bản họp Hội đồng đề nghị xác nhận thương binh (Mẫu BB-TB) đối với trường hợp không có khiếu nại, tố cáo, có công văn kèm theo giấy tờ quy định tại Khoản 1 Điều này gửi Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnh, Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội hoặc sư đoàn và tương đương.

– Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnh, Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội hoặc sư đoàn và tương đương có trách nhiệm:

+ Kiểm tra, hoàn thiện hồ sơ theo thẩm quyền;

+ Lập Biên bản kiểm tra vết thương thực thể (Mẫu XN) đối với trường hợp quy định tại Điểm b, c Khoản 2 Điều 6 của Thông tư này;

+ Cấp giấy chứng nhận bị thương đối với trường hợp hồ sơ đủ điều kiện; có công văn kèm theo hồ sơ gửi cơ quan chính trị đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng.

– Cơ quan chính trị đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng có trách nhiệm:

+ Kiểm tra hồ sơ, có công văn đề nghị Cục Chính sách, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam thẩm định;

+ Căn cứ kết quả thẩm định để giới thiệu người bị thương đến Hội đồng giám định y khoa giám định thương tật đối với trường hợp thuộc thẩm quyền;

+ Báo cáo Bộ Tư lệnh Quân khu ra quyết định thực hiện chế độ ưu đãi đối với trường hợp thuộc thẩm quyền; chuyển hồ sơ về Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnh hoặc sư đoàn và tương đương để quản lý và thực hiện chế độ.

– Cục Chính sách, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam có trách nhiệm:

+ Thẩm định hồ sơ thương tật (Mẫu PTĐ-TB); chuyển trả hồ sơ về Cục Chính trị quân khu để giới thiệu đến Hội đồng giám định y khoa giám định thương tật;

+ Thẩm định hồ sơ thương tật (Mẫu PTĐ-TB); giới thiệu đến Hội đồng giám định y khoa để giám định thương tật đối với trường hợp thuộc các đơn vị còn lại và ra quyết định thực hiện chế độ ưu đãi (trừ đối tượng thuộc thẩm quyền của quân khu); chuyển hồ sơ về cơ quan chính trị đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng để quản lý và thực hiện chế độ.

4. Thủ tục xác nhận đối với người bị thương thuộc lực lượng công an đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc

Điều 9 Thông tư liên tịch số 28/2013/TT-BLĐTBXH-BQP quy định về thủ tục xác nhận đối với người bị thương thuộc lực lượng công an đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc như sau:

– Người bị thương lập bản khai cá nhân (Mẫu TB) kèm theo giấy tờ chứng minh tham gia cách mạng quy định tại Khoản 1 Điều 6 gửi Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú trước khi nhập ngũ và tùy từng trường hợp kèm theo một trong các giấy tờ sau:

+ Trường hợp quy định tại Điểm a, b Khoản 2 Điều 6 của Thông tư này kèm theo giấy tờ, tài liệu chứng minh bị thương;

+ Trường hợp có dị vật kim khí trong cơ thể quy định tại Điểm c Khoản 2 Điều 6 của Thông tư này kèm theo kết quả chiếu, chụp và kết luận của bệnh viện cấp huyện trở lên hoặc bệnh viện quân đội, công an.

– Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm:

+ Đề nghị Hội Cựu chiến binh và Hội Người cao tuổi cùng cấp có ý kiến bằng văn bản về việc xác nhận thương binh;

+  Niêm yết công khai danh sách tại cấp thôn, xóm nơi cư trú của người bị thương trước khi nhập ngũ; thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng của địa phương để lấy ý kiến của nhân dân. Thời hạn niêm yết thông báo tối thiểu là 15 ngày. Lập Biên bản kết quả niêm yết công khai;

+ Căn cứ Biên bản kết quả niêm yết công khai và văn bản tham gia ý kiến của các Hội tại Điểm a Khoản này, tổ chức họp Hội đồng xác nhận người có công cấp xã để xét duyệt, lập biên bản họp Hội đồng đề nghị xác nhận thương binh (Mẫu BB-TB) đối với trường hợp được nhân dân đồng thuận, không có khiếu nại, tố cáo;

+ Gửi biên bản họp Hội đồng đề nghị xác nhận thương binh, biên bản niêm yết công khai, văn bản tham gia ý kiến của các Hội tại Điểm a Khoản này, kèm theo giấy tờ, hồ sơ quy định tại Khoản 1 Điều này đến Công an cấp huyện.

– Công an cấp huyện có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ; trường hợp đủ điều kiện thì có công văn kèm theo hồ sơ gửi Công an cấp tỉnh.

– Công an cấp tỉnh có trách nhiệm:

+ Kiểm tra, hoàn thiện hồ sơ theo thẩm quyền;

+ Phối hợp với các cơ quan chức năng kiểm tra, lập phiếu xác minh (Mẫu XM), khẳng định tính chính xác của các giấy tờ, thủ tục trong hồ sơ;

+ Lập Biên bản kiểm tra vết thương thực thể (Mẫu XN) đối với trường hợp quy định tại Điểm b, c Khoản 2 Điều 6 của Thông tư này;

+ Cấp giấy chứng nhận bị thương; có công văn kèm theo hồ sơ gửi Cục Chính sách, Tổng cục Xây dựng lực lượng Công an nhân dân để thẩm định;

+ Căn cứ kết quả thẩm định, giới thiệu đến Hội đồng giám định y khoa để giám định thương tật đối với trường hợp hồ sơ đủ điều kiện; gửi biên bản giám định y khoa về Cục Chính sách, Tổng cục Xây dựng lực lượng Công an nhân dân;

+ Tiếp nhận hồ sơ để thực hiện trợ cấp một lần đối với trường hợp suy giảm khả năng lao động dưới 21%; bàn giao hồ sơ thương binh cho Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi đối tượng cư trú để quản lý và thực hiện chế độ.

– Cục Chính sách, Tổng cục Xây dựng lực lượng Công an nhân dân có trách nhiệm:

+ Thẩm định hồ sơ thương tật (Mẫu PTĐ-TB); thông báo kết quả thẩm định hồ sơ về Công an tỉnh để giới thiệu giám định thương tật;

+ Căn cứ biên bản giám định y khoa, ra quyết định thực hiện chế độ ưu đãi;

+  Chuyển trả hồ sơ về Công an cấp tỉnh.

5. Thủ tục xác nhận đối với người bị thương thuộc lực lượng công an hiện đang tại ngũ

Theo Điều 10 Thông tư liên tịch số 28/2013/TT-BLĐTBXH-BQP, thủ tục xác nhận đối với người bị thương thuộc lực lượng công an hiện đang tại ngũ được quy định như sau:

– Người bị thương lập bản khai cá nhân (Mẫu TB) và tùy từng trường hợp để kèm theo giấy tờ quy định tại Khoản 1 Điều 7 của Thông tư này gửi cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý (Công an cấp huyện hoặc tương đương).

– Cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý người bị thương có trách nhiệm:

+ Niêm yết công khai danh sách người bị thương tại cơ quan, đơn vị trong thời hạn tối thiểu 15 ngày. Lập biên bản kết quả niêm yết công khai; xác nhận bản khai cá nhân;

+ Căn cứ biên bản kết quả niêm yết công khai, tổ chức họp Hội đồng xác nhận người có công của cơ quan, đơn vị để xét duyệt, lập biên bản họp Hội đồng đề nghị xác nhận thương binh (Mẫu BB-TB) đối với trường hợp không có khiếu nại, tố cáo; có công văn kèm theo giấy tờ quy định tại Khoản 1 Điều này gửi Công an cấp tỉnh hoặc tương đương.

– Công an cấp tỉnh hoặc tương đương có trách nhiệm:

+ Kiểm tra, hoàn thiện hồ sơ theo thẩm quyền;

+ Lập Biên bản kiểm tra vết thương thực thể (Mẫu XN) đối với trường hợp quy định tại Điểm b, c Khoản 2 Điều 6 của Thông tư này;

+ Cấp giấy chứng nhận bị thương; có công văn kèm theo hồ sơ gửi Cục Chính sách, Tổng cục Xây dựng lực lượng Công an nhân dân để thẩm định;

+ Căn cứ kết quả thẩm định, giới thiệu đến Hội đồng giám định y khoa để giám định thương tật đối với trường hợp hồ sơ đủ điều kiện; gửi biên bản giám định y khoa về Cục Chính sách, Tổng cục Xây dựng lực lượng Công an nhân dân;

+ Tiếp nhận hồ sơ để quản lý và thực hiện chế độ.

– Cục Chính sách, Tổng cục Xây dựng lực lượng Công an nhân dân có trách nhiệm:

+ Thẩm định hồ sơ thương tật (Mẫu PTĐ-TB); thông báo kết quả thẩm định hồ sơ về Công an cấp tỉnh hoặc tương đương để giới thiệu giám định thương tật;

+ Căn cứ biên bản giám định y khoa, ra quyết định thực hiện chế độ ưu đãi;

+ Chuyển trả hồ sơ về Công an cấp tỉnh hoặc tương đương.

6. Thủ tục xác nhận đối với người bị thương không thuộc lực lượng quân đội, công an

Theo Điều 11 Thông tư liên tịch số 28/2013/TT-BLĐTBXH-BQP, thủ tục xác nhận đối với người bị thương không thuộc lực lượng quân đội, công an được quy định như sau:

–  Người bị thương lập bản khai cá nhân (Mẫu TB) kèm theo giấy tờ chứng minh tham gia cách mạng quy định tại Khoản 1 Điều 6 gửi Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú trước khi tham gia cách mạng và tùy từng trường hợp kèm theo một trong các giấy tờ sau:

+ Trường hợp quy định tại Điểm a, b Khoản 2 Điều 6 của Thông tư này kèm theo giấy tờ, tài liệu chứng minh bị thương;

+ Trường hợp có dị vật kim khí trong cơ thể quy định tại Điểm d, đ Khoản 2 Điều 6 Thông tư này phải có kết quả chiếu, chụp và kết luận của bệnh viện cấp huyện trở lên hoặc bệnh viện quân đội, công an.

–  Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm:

+ Đề nghị Hội Cựu chiến binh và Hội Người cao tuổi cùng cấp có ý kiến bằng văn bản về việc xác nhận người hưởng chính sách như thương binh;

Trường hợp người bị thương là thanh niên xung phong đề nghị có thêm ý kiến bằng văn bản của Hội Cựu thanh niên xung phong hoặc Ban Liên lạc thanh niên xung phong cùng cấp.

+ Niêm yết công khai danh sách tại cấp thôn, xóm và Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người bị thương trước khi tham gia cách mạng; thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng của địa phương để lấy ý kiến của nhân dân trong thời hạn tối thiểu 15 ngày. Lập Biên bản kết quả niêm yết công khai;

+ Căn cứ Biên bản kết quả niêm yết công khai và văn bản tham gia ý kiến của các Hội tại Điểm a Khoản này, tổ chức họp Hội đồng xác nhận người có công cấp xã để xét duyệt, lập biên bản họp Hội đồng đề nghị xác nhận người hưởng chính sách như thương binh (Mẫu BB-TB) đối với những trường hợp được nhân dân đồng thuận, không có khiếu nại, tố cáo;

+ Gửi biên bản họp Hội đồng đề nghị xác nhận người hưởng chính sách như thương binh, biên bản niêm yết công khai, văn bản tham gia ý kiến của các Hội tại Điểm a Khoản này, kèm theo giấy tờ, hồ sơ quy định tại Khoản 1 Điều này đến Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội.

– Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội có trách nhiệm:

+ Kiểm tra hồ sơ, báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện tổ chức họp Ban Chỉ đạo xác nhận người có công để xét duyệt từng hồ sơ; lập biên bản xét duyệt;

Trường hợp quy định tại Điểm b, d, đ Khoản 2 Điều 6, báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện chỉ đạo cơ quan y tế cấp huyện kiểm tra vết thương thực thể và lập biên bản kiểm tra (Mẫu XN).

+ Căn cứ biên bản xét duyệt của Ban Chỉ đạo, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp giấy chứng nhận bị thương đối với những trường hợp thuộc thẩm quyền;

+ Trường hợp không thuộc thẩm quyền cấp giấy chứng nhận bị thương của Ủy ban nhân dân cấp huyện thì chuyển hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại Điểm c, d Khoản 2 Điều 28 Nghị định số 31/2013/NĐ-CP ;

Người bị thương là Thanh niên xung phong nếu thuộc Bộ Giao thông vận tải quản lý thì chuyển hồ sơ đến Bộ Giao thông vận tải để cấp giấy chứng nhận bị thương. Người bị thương là Thanh niên xung phong nếu thuộc các cơ quan, đơn vị khác quản lý thì chuyển đến Sở Nội vụ để xem xét trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp giấy chứng nhận bị thương;

– Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận bị thương có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ, cấp giấy chứng nhận bị thương và chuyển toàn bộ hồ sơ về Sở Lao động – Thương binh và Xã hội để giới thiệu người bị thương đến Hội đồng giám định y khoa để giám định thương tật.

Đối chiếu với các tiêu chuẩn nêu trên, nếu đủ điều kiện xem xét theo hướng dẫn của Thông tư liên tịch số 28/2013/TT-BLĐTBXH-BQP, người cần xác nhận thương binh hay hưởng chính sách như thương binh trong chiến tranh không còn giấy tờ liên hệ trực tiếp Sở Lao động – Thương binh và Xã hội địa phương hoặc Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh nơi cư trú để được hướng dẫn cụ thể theo thẩm quyền.

Huyền My

Bài viết liên quan

NGƯỜI KHUYẾT TẬT ĐỆ ĐƠN XIN TRỢ GIÚP PHÁP LÝ

Đoàn luật sư thành phố Hà Nội hưởng ứng tham gia ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam” thành phố Hà Nội năm 2024

Picture1

Thái Nguyên: Nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa nhân Ngày Người khuyết tật Việt Nam 18/4

Picture1

Trường THPT Bắc Kiến Xương lọt top những ngôi trường hàng đầu Thái Bình

5-1712332006101296289476

Đóng học phí một lần: Thực hiện sao cho đúng luật?

z5314683295603_d42ec9ed4bb4a30f54fd34b04322fdfa

Hội Người khuyết tật tỉnh Hà Nam: Nâng cao năng lực trong lĩnh vực quản lý vốn vay quay vòng dành cho hội viên

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang