Tọa đàm “Giải pháp Công nghệ đào tạo và hội thảo trực tuyến ứng phó với đại dịch nCov”

(DHVO). Sáng nay, Viện Khoa học Công nghệ Sáng tạo Việt Nam tổ chức Tọa đàm về “Giải pháp đào tạo và hội thảo trực tuyến ứng phó với đại dịch nCoV”. Tới dự tọa đàm có bà Phạm Thái Hà – Chủ tịch HĐQT Hệ thống đào tạo CNTT quốc tế Bachkhoa-aptech; ThS. Lê Ngọc An – Giảng viên Khoa Công nghệ Thông tin Trường Đại học Đại Nam, Sáng lập viên Dự án Đại học Không Giấy; ông Lưu Văn Hậu – Đại diện hãng công nghệ Zoho tại Việt Nam; TS. Dương Văn Thắng – Giám đốc Trung tâm Đào tạo và hợp tác quốc tế – Viện KHCN Sáng tạo Việt Nam. Tham gia hội thảo còn có các cán bộ, các chuyên gia công nghệ và chuyên gia giáo dục đến từ một số trường Cao đẳng, đại học trên địa bàn. Ông Nguyễn Công Tùng – Viện trưởng Viện Khoa học Công nghệ Sáng tạo Việt Nam, Phó Chủ tịch Hiệp hội những người lao động Sáng tạo Việt Nam chủ trì buổi Tọa đàm.

Các chuyên gia công nghệ nghiên cứu đề xuất các giải pháp ứng phó với đại dịch Corona trong lĩnh vực đào tạo và hội thảo, hôi nghị.

Ông Nguyễn Công Tùng – Viện trưởng Viện KHCN Sáng tạo Việt Nam cho biết: Trước lo ngại về sự lây lan của dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona gây ra, nhiều tỉnh, thành phố ở Việt Nam đã quyết định cho học sinh nghỉ học. Nhiều cuộc họp, hội thảo quan trọng cũng bị hủy và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống, kinh tế xã hội. Để tìm ra giải pháp ứng phó với đại dịch này thì việc ứng dụng công nghệ tiên tiến vào đào tạo và hội thảo trực tuyến trong giai đoạn này là vấn đề vô cùng cấp thiết.

Tham gia đề xuất các giải pháp, ThS. Lê Ngọc An – Giảng viên Khoa Công nghệ Thông tin (CNTT) Trường Đại học Đại Nam cho rằng, việc ứng dụng công nghệ trong giai đoạn dạy và học trực tuyến hiện nay là vấn đề bức thiết. Hiện nay có rất nhiều giải pháp, tổ chức đào tạo trực tuyến mà nhiều cơ sở đào tạo đang sử dụng để hỗ trợ học sinh sinh viên học tập trong giai đoạn nghỉ học do dịch corona, thầy và trò Khoa CNTT Trường Đại học Đại Nam lựa chọn ứng dụng công nghệ Zoho vì Zoho Showtime có thể tổ chức một lớp học trực tuyến, cho phép xây dựng, quản lý và giám sát toàn bộ học sinh của lớp trên một giao diện chính, luôn cập nhật được lịch trình của tổ chức lớp học, tương tác và phản hồi giữa học sinh và giáo viên thuận tiện và có thể lưu lại bài giảng của mình.

ThS.Lê Ngọc An – Giảng viên Khoa CNTT Trường Đại học Đại Nam

Đại diện Hệ thống đào tạo CNTT quốc tế Bachkhoa-aptech, bà Phạm Thái Hà – Chủ tịch HĐQT cho biết: “ để không bị ảnh hưởng đến kế hoạch học tập, Bachkhoa – Aptech đã nghiên cứu và sớm cho thử nghiệm công nghệ vào dạy học trực tuyến tại nhà trường”.

Bà Phạm Thái Hà – Chủ tịch HĐQT Bachkhoa-aptech

Cùng quan điểm, TS. Dương Văn Thắng, Giám đốc Trung tâm Đào tạo và hợp tác quốc tế cho rằng mô hình đào tạo Eleaning không còn là vấn đề mới, tuy nhiên để tìm một giải pháp đào tạo trực tuyến đảm bảo sự tương tác, gắn kết và thuận tiện quản lý như môi trường tập trung mới đáp ứng được yêu cầu và chất lượng đào tạo. Để thực hiện sớm được điều này cần có sự phối hợp của các hãng công nghệ lớn trên thế giới và toàn bộ hệ thống đào tạo, quản lý đào tạo trong nước.

Ông Lưu Văn Hậu – Đại diện hãng công nghệ Zoho tại Việt Nam cho biết hãng đã tập trung nghiên cứu sản xuất các công cụ trong lĩnh vực này trong nhiều năm qua và sẽ tiếp tục phối hợp, hỗ trợ cùng các tổ chức cá nhân và xã hội để sớm thực hiện được giải pháp đào tạo và hội thảo trực tuyến trong giai đoạn dịch cúm Corona này cũng như trong quá trình nâng cao chất lượng dạy và học sau này của các tổ chức giáo dục tại Việt Nam.

Ông Lưu Văn Hậu – Đại diện hãng công nghệ Zoho tại Việt Nam

Hầu hết các ý kiến tại tọa đàm thống nhất cho rằng, việc nghiên cứu giải pháp đào tạo và hội thảo trực tuyến trong giai đoạn cách ly tránh lây lan dịch cúm Corona hiện nay là cần thiết. Bên cạnh đó, việc tìm giải pháp để tăng cường tính gắn kết, tương tác trong quá trình học tập trực tuyến sẽ giúp phần nâng cao chất lượng dạy và học, giải phóng không gian và khoảng cách đào tạo.

Phát biểu kết luận Tọa đàm, Viện trưởng Nguyễn Công Tùng đánh giá cao giải pháp mà các đại biểu đã đưa ra nhằm “hiến kế” cho việc dạy và học trực tuyến trong giai đoạn dịch cúm corona này, cũng như nâng cao chất lượng dạy và học trực tuyến trong hệ thống giáo dục của Việt Nam, đồng thời đề nghị phía tập đoàn công nghệ Zoho tích cực vào cuộc hỗ trợ các giải pháp kỹ thuật để sớm thử nghiệm và áp dụng đại trà cho các mô hình đào tạo và hội thảo trực tuyến tại Việt Nam.

Quyên Lê

– Để tham khảo về công cụ đào tạo trực tuyến và tăng cường sự gắn kết học tập, trao đổi, bạn chọn đường link sau: https://www.daihockhonggiay.com/blogs/post/huong-dan-su-dung-Zoho-Showtime

– Hoặc link bài viết từ hãng: https://www.zoho.com/vi/showtime/?src=zoho-home&ireft=ohome

Để lại bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Scroll to Top