Tiêm vaccine COVID-19: Những lưu ý về sức khỏe

Ngày 8/3 tới, những mũi vaccine Astrazeneca đầu tiên về Việt Nam sẽ được tiêm cho những đối tượng ưu tiên tại 13 tỉnh, thành phố, đặc biệt là Hải Dương. Vậy, những đối tượng có sức khỏe như thế nào sẽ được tiêm vaccine này?

Bà Dương Thị Hồng, Phó Viện trưởng Viện vệ sinh dịch tễ Trung ương. Ảnh: VGP/Hiền Minh

Tại Hội nghị trực tuyến với 700 điểm cấu tạo 63 tỉnh, thành trên cả nước về kế hoạch tiêm chủng vaccine COVID-19, tổ chức ngày 6/3, bà Dương Thị Hồng, Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cho, tính đến ngày 25/2, vaccine Astrazeneca đã được 25 quốc gia chấp thuận lưu hành và sử dụng, trong đó có Việt Nam. Vaccine này do Tập đoàn Astrazeneca sản xuất bởi SK Bioscience, Hàn Quốc.

Vaccine Astrazeneca ở dạng dung dịch, đóng 10 liều/lọ, mỗi liều 0,5 ml và được bảo quản ở nhiệt độ 2-8 độ C – nhiệt độ thông thường bảo quản vaccine ở nước ta hiện nay. Vaccine có hạn sử dụng 6 tháng từ ngày sản xuất, lọ vaccine đã mở chỉ được sử dụng trong vòng 6 giờ.

Mỗi người sẽ tiêm 2 mũi, cách nhau 12 tuần. Vaccine này có chỉ định tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên.

Phụ nữ có thai khuyến cáo tiêm vaccine khi lợi ích của vaccine vượt trội hơn nguy cơ tiềm ẩn cho mẹ và thai nhi, ví dụ như đối tượng thuộc nhóm có nguy cơ phơi nhiễm cao hoặc có các bệnh đi kèm nằm trong nhóm nguy cơ cao bị mắc COVID-19 nặng.

Đối với phụ nữ cho con bú, tiêm vaccine nếu họ thuộc nhóm đối tượng nguy cơ, không cần tạm ngừng cho con bú sau khi tiêm vaccine.

Người nhiễm HIV, suy giảm miễn dịch, tiêm vaccine nếu thuộc nhóm nguy cơ phơi nhiễm hoặc nguy cơ mắc bệnh nặng, không cần xét nghiệm HIV trước khi tiêm.

Người bị nhiễm SARS-CoV-2 trước đó, chỉ định tiêm dù có hoặc không triệu chứng.

Người đang mắc COVID-19, sẽ tiêm sau 6 tháng khỏi bệnh.

Người có tiền sử điều trị trước đó bằng kháng thể kháng COVID-19, sẽ tiêm sau 90 ngày.

Người từ 65 tuổi trở lên, người có bệnh nền, cần tiêm vaccine vì đây là nhóm có nguy cơ mắc bệnh nặng.

Các trường hợp có tiền sử sốc hoặc phản ứng nặng sau lần tiêm chủng vaccine COVID-19 trước đó sẽ không tiêm liều thứ 2.

Tạm hoãn tiêm đối với các trường hợp đang mắc các bệnh cấp tính, các bệnh nhiễm trùng hay mãn tính tiến triển.

Hoãn tiêm chủng với những người đang mắc bệnh COVID-19 được xét nghiệm chẩn đoán bằng phương pháp PCR. Chỉ định tiêm sau 6 tháng khỏi bệnh.

Tiêm vaccine phòng COVID-19 tối thiểu cách 14 ngày với các vaccine phòng bệnh khác.

TS Dương Thị Hồng cũng lưu ý, hiện nay, chưa có đầy đủ dữ liệu về sử dụng thay thế của vaccine COVID-19 AstraZeneca với vaccine phòng COVID-19 khác. Khuyến cáo mỗi người tiêm đủ 2 liều của cùng một loại vaccine phòng COVID-19.

Mỗi điểm tiêm không quá 100 đối tượng/buổi tiêm chủng, đảm bảo khoảng cách giữa các các bàn/vị trí tiêm chủng, giữa các đối tượng.

Thực hiện sàng lọc COVID-19 trước khi đối tượng đến tiêm chủng và trước buổi tiêm chủng. Đồng thời, sẵn sàng xử trí cấp cứu phản ứng sau tiêm chủng.

Tại các cơ sở điều trị, hỗ trợ đội cấp cứu lưu động, xử trí cấp cứu tai biến nặng sau tiêm chủng.

Khi tư vấn trước tiêm, nhân viên y tế cần thực hiện tư vấn cho đối tượng tiêm chủng đọc thông tin và ký Phiếu đồng ý tham gia tiêm chủng; thông báo về phản ứng có thể xảy ra như phản ứng phổ biến đau tại chỗ tiêm, đau đầu, buồn nôn, mệt mỏi, ớn lạnh, sốt.., và có thể có các phản ứng hiếm gặp khác như phản ứng phản vệ, dị ứng.

Hướng dẫn đối tượng tiêm ở lại theo dõi 30 phút tại điểm tiêm chủng và tiếp tục theo dõi tại nhà sau tiêm chủng; thông báo cho cán bộ y tế khi có bất kỳ triệu chứng nào sau tiêm vaccine. Đến cơ sở y tế khi có các dấu hiệu bất thường về sức khỏe sốt cao khó hạ nhiệt độ, co giật, phát ban, tinh thần khó chịu, kích thích vật vã, ….

Sau tiêm vaccine, nhân viên y tế ghi đầy đủ các thông tin vào giấy xác nhận đã tiêm vaccine phòng COVID-19 trả lại cho đối tượng tiêm chủng và hẹn lần tiêm chủng sau.

Đặc biệt, sau khi tiêm vaccine, người dân vẫn phải thực hiện các biện pháp phòng chống dịch COVID-19 theo thông điệp 5K của Bộ Y tế.

Được biết, Bệnh viện tuyến Trung ương, tỉnh/thành phố, Bệnh viện và Trung tâm Y tế cấp huyện sẽ tổ chức tiêm chủng cho cán bộ y tế của cơ sở, nhân viên tham gia phòng chống dịch tại cơ sở, các đối tượng đang điều trị tại bệnh viện và các đối tượng khác theo kế hoạch.

Trạm Y tế xã sẽ tổ chức tiêm chủng cho nhân viên y tế, nhân viên tham gia công tác phòng chống dịch, lực lượng quốc phòng, công an, giáo viên, các đối tượng khác đang sinh sống trên địa bàn, tiêm vét các đối tượng chưa được tiêm chủng.

Bệnh viện, bệnh xá, cơ sở y tế… thuộc các bộ, ngành sẽ tiêm cho các đối tượng thuộc ngành mình, hỗ trợ cho ngành y tế để triển khai cho các đối tượng khác (trong trường hợp cần thiết).

Các cơ sở tiêm chủng dịch vụ tổ chức tiêm chủng cho các đối tượng theo chỉ đạo của Sở Y tế.

Báo điện tử Chính phủ

Bài viết liên quan

clip_image001

Cảm hứng cho người không khuyết tật

clip_image003

Nam Định: Bí thư Tỉnh ủy kiểm tra, đôn đốc khắc phục ảnh hưởng do bão, lụt

Mạn đàm một số nội dung về tiếp cận quyền bầu cử, ứng cử của người khuyết tật

Cần làm tốt vai trò truyền thông liên quan đến người khuyết tật

Picture1

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà kiểm tra công tác phòng, chống lụt bão tại tỉnh Nam Định

Picture1

Nam Định tiếp nhận ủng hộ đồng bào bị thiên tai

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang