(ĐHVO) Hiện nay, tình hình vi phạm về hàng giả và quyền sở hữu trí tuệ đang diễn ra và ngày càng phức tạp. Theo đó, các đối tượng sản xuất từ nguồn nguyên liệu giá thành thấp, mua trôi nổi trên thị trường, không rõ nguồn gốc xuất xứ sau đó dán nhãn mác của các thương hiệu nổi tiếng…
Tổng cục Quản lý thị trường đã phát hiện, xử lý hàng chục ngàn vụ vi phạm, thu nộp NSNN trên 430 tỷ đồng.
Mới đây, Ban Chỉ đạo 389 quốc gia có số liệu thống kê cho thấy, ngay từ đầu năm 2019 đến nay, các lực lượng chức năng đã xử lý 149.502 vụ việc vi phạm, thu nộp ngân sách nhà nước hơn 12.389 tỷ đồng, khởi tố 1.635 vụ, với 1.908 đối tượng. Lực lượng quản lý thị trường (QLTT) các địa phương cũng đã phát hiện, xử lý 82.300 vụ vi phạm, thu nộp ngân sách 430 tỷ đồng. Trong đó, trị giá hàng tịch thu chưa bán gần 150 tỷ đồng; chuyển 107 vụ cho cơ quan công an, trong đó có 26 vụ việc đã khởi tố, 54 vụ việc đang điều tra. Riêng đối với hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. Chỉ tính trong 10 tháng đầu năm 2019, lực lượng QLTT đã kiểm tra, xử lý 6.597 vụ vi phạm, thu nộp ngân sách hơn 19 tỷ đồng. Cùng với đó, tình trạng hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng hiện có mặt ở nhiều phân khúc thị trường, từ các cửa hàng tạp hóa bày bán ở các chợ vùng sâu, vùng xa, đến các cửa hàng bán lẻ trên các vỉa hè tại các đô thị; thậm chí còn len lỏi, trà trộn vào những siêu thị mini, siêu thị cao cấp…
Điển hình, tập trung chủ yếu vào một số nhóm hang, như: quần áo, mỹ phẩm, điện tử, phụ tùng ô tô các loại…với phương thức vận chuyển hàng lậu ngày càng tinh vi, các đối tượng xé lẻ hàng hóa, vận chuyển bằng nhiều loại phương tiện như môt tô, xe khách, taxi, xe có trọng tải nhẹ nhằm qua mắt lực lượng chức năng.
Hàng năm, cứ vào những tháng cuối năm khi mà Tết dương lịch cũng như Tết Nguyên đán cận kề. Tại thời điểm này, nhu cầu mua sắm Tết của người dân tăng cao, thì thị trường hàng hóa các loại và tại nhiều phân khúc thị trường sẽ có nhiều biến động và diễn biến phức tạp. Song song với đó, ngoàiphương thức kinh doanh truyền thống, sự phát triển của các loại hình kinh doanh thông qua internet (các ứng dụng bán hàng trực tuyến, thương mại điện tử, các website…). Vì vậy, có thể thấy công tác quản lý, kiểm soát và phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ thêm nhiều khó khăn. Bên cạnh sự kiểm soát của các cơ quan quản lý nhà nước và các cơ quan chức năng QLTT, thì các doanh nghiệp và người tiêu dùng cũng chính là những kênh kiểm soát chặt chẽ, sâu rộng nhất để ngăn chặn các đối tượng buôn bán lợi dụng cơ hội “đục nước béo cò”. Ngoài ra, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa 3 nhà, gồm: Nhà nước, nhà sản xuất và nhà tiêu dùng. Ngoài ra, cần có sự phối hợp đồng bộ của các tổ chức xã hội, địa phương, khu phố cùng các tầng lớp xã hội để đẩy lùi vấn nạn hàng gian, hàng giả, hàng kém chất lượng vào dịp trước, trong và sau Tết.
Trước tình hình đó, Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) mới đây đã có công văn gửi các đơn vị trực thuộc về việc mở đợt cao điểm kiểm tra, kiểm soát thị trường dịp cuối năm 2019; trước, trong và sau Tết Nguyên đán Canh Tý 2020. Cũng như, Tổng cục Quản lý thị trường yêu cầu Cục Quản lý thị trường các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Cục Nghiệp vụ Quản lý thị trường mở các đợt cao điểm kiểm tra, kiểm soát thị trường, tập trung vào một số nội dung. Đồng thời, Tổng cục QLTT cũng yêu cầu các cán bộ nâng cao tinh thần trách nhiệm và hiệu quả giải quyết công việc; nêu cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu; xử lý kiên quyết không có vùng cấm trong công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả trên địa bàn. Kiên quyết xử lý nghiêm tập thể, cá nhân công chức tha hoá, bao che, tiếp tay cho các hành vi phạm pháp luật.
Tại TPHCM, từ nay đến cuối năm việc phân vùng trọng điểm tập trung rà soát, giám sát, như các kho bãi tập kết container, các địa điểm chuyển phát nhanh… Bên cạnh những mặt hàng thuộc danh mục cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu, sẽ chú ý đến các mặt hàng trọng điểm gồm hàng quần áo thời trang, hàng hóa đã qua sử dụng, hàng tạm nhập tái xuất, tiền chất gây nghiện…Các đối tượng doanh nghiệp, cá nhân thường kinh doanh mặt hàng nhạy cảm, thường vi phạm Luật Hải quan cũng sẽ nằm trong “tầm ngắm” của các lực lượng chuyên trách. Chia sẽ về điều này, ông Phan Minh Lê, Phó cục trưởng Cục Hải quan TPHCM, khẳng định Hải quan TP sẵn sàng phối hợp với các lực lượng chuyên trách để đẩy mạnh công tác đấu tranh phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả. Thực tế cho thấy, những đối tượng vi phạm đang sử dụng nhiều chiêu trò, thủ đoạn tinh vi nhằm qua mặt lực lượng chức năng.
Vì vậy, để ổn định thị trường, ổn định sản xuất, kinh doanh và bảo đảm quyền lợi của người tiêu dùng từ nay cho đến cuối năm, các lực lượng QLTT cần tập trung nhân lực, tăng cường kiểm tra, kiểm soát đối với những mặt hàng thiết yếu, có nhu cầu tiêu dùng lớn trong dịp cuối năm 2019 và Tết Nguyên đán Canh Tý, như: Quần áo, giày dép, lương thực, thực phẩm, bánh kẹo, đường, hoa quả, rượu bia, nước giải khát, động vật và sản phẩm chế biến từ động vật, hàng điện tử, điện lạnh, thuốc lá…Tăngcường thanh kiểm tra nhằm ngăn chặn kịp thời các hành vi đầu cơ, găm hàng, tăng giá trái pháp luật nhằm bảo đảm ổn định thị trường phục vụ nhu cầu mua sắm Tết của người dân. Do vậy, việc kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ về an toàn vệ sinh thực phẩm, chú trọng ở các khu vực chợ, siêu thị, kho chứa hàng đông lạnh, các đơn vị nhập khẩu và kinh doanh thực phẩm đông lạnh; đặc biệt là các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm đường phố. Kiểm tra và xử lý kịp thời các hành vi vận chuyển, buôn bán hàng cấm, vật liệu nổ, pháo nổ, pháo hoa, hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ… Do đó, cần phối hợp với các cơ quan, các cấp chính quyền địa phương tăng cường công tác truyền thông sâu rộng tới các tầng lớp nhân dân nhằm nâng cao ý thức chống các mặt hàng kém chất lượng cũng như mức độ nguy hại của nạn hàng giả, hàng nhái tới sự phát triển của các doanh nghiệp sản xuất, cũng như của chính người tiêu dùng.
Minh Sơn – Ngọc Danh