Phó Chủ tịch Quốc Hội Nguyễn Khắc Định gặp mặt đoàn đại biểu tham dự “Tỏa sáng nghị lực Việt năm 2021”

(ĐHVO). Sáng 13/12, tại Tòa nhà Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định đã gặp mặt Đoàn đại biểu dự chương trình “Tỏa sáng nghị lực Việt” năm 2021.

Báo cáo với Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, anh Nguyễn Hải Minh, Phó Chủ tịch thường trực T.Ư Hội LHTN Việt Nam cho biết, chương trình “Tỏa sáng nghị lực Việt” lần đầu được tổ chức năm 2013 nhằm tìm kiếm, tôn vinh những tấm gương thanh niên khuyết tật, có ý chí vươn lên chiến thắng số phận, đóng góp tiêu biểu vào sự phát triển của cộng đồng.


Với thông điệp “Sống trung thực, sống trách nhiệm, sống nghị lực”, chương trình đã lan tỏa mạnh mẽ, trở thành hoạt động thường xuyên, nhân văn, ý nghĩa đối với cộng đồng người khuyết tật nói chung, thanh niên khuyết tật nói riêng.

Từ năm 2014 đến 2019, đã có 4 chương trình “Tỏa sáng nghị lực Việt” cấp T.Ư được tổ chức tại Thủ đô Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh Lâm Đồng, Nghệ An. Các cơ sở Hội LHTN trên cả nước cũng đã triển khai khoảng 2.250 chương trình “Tỏa sáng nghị lực Việt” cấp địa phương. Qua đây, tuyên dương hơn 546.000 thanh niên khuyết tật tiêu biểu, xuất sắc.

Tiếp nối thành công của chương trình, năm 2021, mặc dù tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến hết sức phức tạp nhưng T.Ư Hội LHTN Việt Nam vẫn tích cực phối hợp với Ủy ban Quốc gia về người khuyết tật Việt Nam tổ chức Chương trình“Tỏa sáng Nghị lực Việt” năm 2021 để tiếp tục lan tỏa những tấm gương sống trách nhiệm, nghị lực trong xã hội.

Chia sẻ tại buổi gặp mặt, đại biểu Lương Thị Kiều Thúy, Nhà sáng lập kiêm Nhà quản lý “Tiệm giặt là của người điếc” tại quận Thanh Xuân (Hà Nội) cho biết năm 2019, chị Kiều Thúy bắt tay khảo sát và thấy rằng, người khiếm thính gặp rất nhiều khó khăn trong cuộc sống, nhất là về việc phát âm. Ngoài ra, cộng đồng người khiếm thính có mức thu nhập rất thấp, chỉ từ 1-4 triệu đồng. Dịch Covid-19 ập tới, cuộc sống người khuyết tật nói chung, người khiếm thính nói riêng càng vất vả hơn. “Ngày ngày, tôi vẫn thầm ước ngôn ngữ ký hiệu của người câm điếc trở nên phổ biến hơn. Mong rằng, các cấp chính quyền, cơ quan chức năng, tổ chức, đoàn thể vào cuộc mạnh mẽ hơn nữa, tạo điều kiện phát triển công bằng, nâng cao vị thế của người khuyết tật”.


Cùng với đó, đại biểu Đoàn Ngọc Bảo, người mất 1 chân nhưng vẫn trở thành huấn luyện viên patin chuyên nghiệp, nhận định: nước ta có nhiều chính sách, quy định đặc thù dành riêng cho người khuyết tật. Tuy nhiên, có 1 thực tế là luật thì chặt chẽ nhưng khi thực thi lại chưa phát huy hiệu quả. “Đơn cử như hệ thống đường lên xuống cho người khuyết tật ở vỉa hè hoặc các công trình công cộng còn chưa đầy đủ, hoặc việc vay vốn ngân hàng cũng còn nhiều vướng mắc, khiến người khuyết tật rất khó tiếp cận”, anh Đoàn Ngọc Bảo nói.

Bày tỏ khâm phục trước những thành tích, cống hiến của 50 đại biểu tham gia chương trình “Tỏa sáng nghị lực Việt” năm nay, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định nhấn mạnh: Đây đều là những tấm gương sáng về ý chí, không những luôn nỗ lực vươn lên trong cuộc sống, mà còn chăm lo gia đình, đóng góp cho xã hội, tạo niềm tin, lan tỏa cảm hứng cho cộng đồng người khuyết tật vượt khó, nhất là trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định đánh giá cao Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam đã phối hợp Ủy ban Quốc gia về Người khuyết tật Việt Nam tổ chức hiệu quả chương trình “Tỏa sáng nghị lực Việt”, góp phần lan tỏa, làm sâu sắc những giá trị nhân văn, nhân đạo. Đồng thời, đề nghị các tổ chức, đơn vị trong thời gian tới tiếp tục chung tay triển khai thêm nhiều chương trình, hoạt động hỗ trợ, tạo điều kiện để người khuyết tật nói chung, thanh niên khuyết tật nói riêng vượt khó để học tập, lao động, sản xuất, trở thành người có ích cho cộng đồng.

Xuân Phương

Bài viết liên quan

Picture1

HỘI NGHỊ TẬP HUẤN VÀ TRAO ĐỔI, CHIA SẺ KINH NGHIỆM VỀ CÔNG TÁC PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO NGƯỜI KHUYẾT TẬT

vn lsu 1

40 năm rực rỡ – Liên hoan văn nghệ Luật sư Hà Nội

clip_image001

NHẬN THƯƠNG YÊU ĐỂ SẺ CHIA THƯƠNG YÊU

Thạc sĩ Phạm Văn Hưng, hiệu trưởng Trường nuôi dạy trẻ em khiếm thị Hải Phòng đọc diễn văn khai giảng năm học mới.

Lễ khai giảng tại Trường Nuôi dạy trẻ em khiếm thị Hải Phòng

Hình ảnh tại chương trình

Nam Định: Trao học bổng cho học sinh vượt khó

bí thư tỉnh ủy

Nam Định: Công bố quyết định thành lập Đảng bộ thành phố và Đảng bộ các phường sau sáp nhập

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang