Những dấu hiệu nhận biết Trẻ tăng động

(ĐHVO). Trẻ tăng động là một chứng bệnh tâm lý thường gặp ở một số trẻ em có biểu hiện hiếu động hơn bình hường.Theo thống kê, hiện nay số trẻ em bị tăng động dần có xu hướng tăng và việc bị tăng động sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến tính cách cũng như việc học tập của trẻ sau này. Vì vậy, các bậc phụ huynh cần theo dõi và xử lý ngay khi phát hiện con mình có những biểu hiện của bệnh.

* Thế nào là trẻ tăng động?

Trẻ tăng động thường xuất hiện sớm ở giai đoạn 5 năm đầu tiên của cuộc đời. Sau đó sẽ có khuynh hướng giảm dần theo thời gian và sẽ ít vận động hơn vào những tuổi thiếu niên.

Dấu hiệu của trẻ tăng động đó là:

– Kém tập trung: Trẻ dễ bị sao lãng, khó tập trung và duy trì làm một việc gì đó. Trẻ cũng thường không lắng nghe kỹ những chỉ dẫn, hay bỏ lỡ những thông tin quan trọng và hay bỏ dở việc. Trẻ thường xuyên lơ đãng, hay quên, không để ý đến mọi việc của bản thân mình.

Tăng động: Trẻ luôn loay hoay, bồn chồn, không thể ngồi yên và rất nhanh chán. Trẻ cũng không thể giữ yên lặng khi cần thiết. Ngoài ra, trẻ hay vội vàng và mắc lỗi cẩu thả. Trẻ có thể hay leo trèo, nhảy nhót, làm ầm ỹ kể cả vào những lúc không nên làm như thế. Dù không cố ý, nhưng trẻ có thể hành động theo những cách gây phiền nhiễu cho người khác.

Bốc đồng: Trẻ hành động vội vàng trước khi suy nghĩ. Trẻ thường xuyên ngắt lời, xô đẩy, giằng giật, khó chịu khi phải chờ đợi, làm nhiều việc mà không xin phép, lấy đồ của người khác và thậm chí là có những hành động nguy hiểm. Ngoài ra, trẻ cũng có thể có những cách thể hiện tình cảm thái quá.

(Nguồn ảnh: Internet)

* Nguyên nhân của hội chứng tăng động gì?

Trẻ tăng động giảm chú ý, chậm nói là một trong những hội chứng mắc phải từ thời thơ ấu đã và đang được nghiên cứu nhằm đưa ra những biện pháp điều trị hiệu quả. Cho đến nay, nguyên nhân dẫn đến bệnh tăng động ở trẻ vẫn chưa được tìm ra. Tuy nhiên, có thể xếp vào 3 nhóm nguyên nhân chính sau:

– Nguyên nhân thực thể

Có thể trẻ em khi còn trong bụng mẹ đã  phải tiếp xúc với một số độc chất trong thời kỳ mang thai như: thuốc lá, rượu, ma túy, vì những chất này làm giảm sản xuất dopamine ở trẻ em hoặc các độc chất trong môi trường như dioxine, hydrocarbure benzen…cũng làm tăng nguy cơ trẻ sinh ra bị tăng động, kém tập trung, chậm nói.

Hoặc có thể bị tai biến lúc sinh: như sinh non tháng, thiếu oxi lúc sinh ( do bị ngạt) làm ảnh hưởng đến sự phát triển trí não của trẻ. Cũng có thể do di truyền từ người trong gia đình.

– Nguyên nhân tâm lý

Trẻ mắc bệnh tăng động hay tự kỷ (trái ngược với tăng động) cũng thường xuất phát từ nguyên nhân tâm lý như lo lắng, sợ hãi, bị cưỡng bức, bị lạm dụng tình dục, bị áp lực trong học tập hay còn có thể do gia đình lục đục, cha mẹ thường xuyên cãi vã, bạo lực…

Ngoài ra, nguyên nhân khiến trẻ tăng dộng còn có thể do bị chấn thương đầu, nhiễm trùng hệ thần kinh trung ương hoặc bị rối loạn giấc …

Trẻ tăng động mặc dù có khuyết tật về trí tuệ nhưng có thể chỉ mang tính tạm thời nếu được điều trị một cách phù hợp. Để điều trị chứng tăng động ở trẻ, các bác sỹ thường kê đơn thuốc giúp kích hoạt khả năng tập trung chú ý của não và tăng khả năng kiểm soát bản thân của trẻ hoặc các nhà trị liệu có thể giúp trẻ phát triển các kỹ năng xã hội, cảm xúc, lập kế hoạch…, để giảm thiểu tác động của rối loạn tăng động giảm chú ý. Việc điều trị cũng rất cần sự phối hợp của cha mẹ cũng như nhà trường trong việc ứng xử, hướng dẫn, dạy dỗ trẻ.

Hồng Liên

Auto Copied

Để lại bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Scroll to Top