Nam Định: Ngành Công Thương, nỗi lo cơm, áo, gạo, tiền trước thềm năm mới Nhâm Dần 2022

(ĐHVO). Vừa qua, ngày 28/12, trong khuôn khổ Hội nghị Giao ban Báo chí do Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Nam Định tổ chức, đồng chí Đặng Ngọc Dung – Phó Giám đốc Sở Công thương thông tin về công tác chuẩn bị hàng hóa, bình ổn giá cả thị trường trong dịp tết Nguyên đán 2022 trên địa bàn tỉnh Nam Định.

Đồng chí Đặng Ngọc Dung- Phó Giám đốc Sở Công Thương thông tin tại hội nghị

Theo báo cáo, năm 2021, nước ta chịu ảnh hưởng nặng nề bởi 2 đợt bùng phát dịch, nhưng ảnh hưởng nghiêm trọng nhất là làn sóng thứ 4 kéo dài từ cuối tháng 4 đến tháng 7 lan trên diện rộng tại các tỉnh, thành phố lớn và các vùng kinh tế trọng điểm cả 2 đầu đất nước. Mặc dù vậy, kinh tế cả nước năm 2021 đều đạt được những kết quả khả quan. Tuy nhiên, với diễn biến phức tạp của dịch bệnh trong thời gian qua, dự báo còn nhiều diễn biến phức tạp trong thời gian tới, đặc biệt vào dịp Tết cổ truyền, nhu cầu đi lại, tiêu dùng của người dân tăng cao, thị trường các mặt hàng thiết yếu phục vụ Tết sôi động.

Để đảm bảo cân đối cung, cầu các mặt hàng thiết yếu, bình ổn thị trường hàng hóa dịp Tết Nguyên đán năm nay, đồng thời làm tiền đề để thực hiện các mục tiêu kinh tế vĩ mô năm 2022, Ngành công thương đã phối hợp với các địa phương, các doanh nghiệp và các đơn vị liên quan, rà soát cung, cầu hàng hóa, chuẩn bị các phương án cung ứng hàng hóa, kể cả trong điều kiện dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, theo đó nhiệm vụ đề ra cho toàn ngành được cụ thể hóa bằng các nhiệm vụ sau: Ngành Công Thương cùng với UBND các huyện, thành phố, các Sở, ngành liên quan phối kết hợp cùng các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trên địa bàn, tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong thời gian trước, trong và sau Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022; Yêu cầu các doanh nghiệp sản xuất tuân thủ các quy định về phòng, chống dịch và thích ứng an toàn với dịch bệnh để duy trì sản xuất, chủ động kế hoạch sản xuất, cung ứng hàng hóa phục vụ Tết; Chuẩn bị các nguồn nguyên liệu bảo đảm chất lượng để thực hiện kế hoạch sản xuất, tăng lượng cung hàng hóa cho thị trường trong dịp Tết Nguyên đán với giá hợp lý, giám sát chặt chẽ việc bán hàng trong hệ thống phân phối nhằm ngăn chặn tình trạng thiếu hàng, sốt giá giả tạo do các nhà phân phối, đại lý găm hàng, nâng giá.

Theo tính toán, vào các dịp tết cổ truyền hàng năm, sức tiêu thụ sản phẩm tăng từ 20-30% so với các tháng, nắm bắt được quy luật đó, thời gian qua, Ngành công thương đã phối hợp cùng với các doanh nghiệp sản xuất, cung ứng các loại mặt hàng như bánh mứt kẹo, chè, thuốc lá, rượu bia, giò chả, nông sản chế biến,… chuẩn bị số lượng hàng hóa với tổng giá trị khoảng 1.500 tỷ đồng. Các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu, khí dầu mỏ hóa lỏng dự kiến dự trữ mặt hàng xăng dầu, LPG với giá trị khoảng 400 tỷ đồng.

Cùng với đó, các loại mặt hàng nông sản khác được chuẩn bị sẵn sàng cung ứng trên địa bàn toàn tỉnh trong dịp tết, bao gồm: 2.000 tấn gạo các loại; 500 tấn thịt lợn, trâu, bò, gà,…; 200 tấn thuỷ, hải sản; 1.000 tấn rau, củ quả; 30.000 tấn bánh kẹo, 300 tấn đường ăn, 500.000 thùng bia, 50.000 lít rượu, 300.000 cây thuốc lá, 20 tấn chè,… đảm bảo chất lượng để cung ứng sớm và đầy đủ cho nhân dân với giá cả hợp lý.

Các doanh nghiệp kinh doanh lương thực lớn đã chuẩn bị hơn 1.200 tấn gạo các loại phục vụ nhu cầu tiêu dùng, đặc biệt gạo nếp, gạo tám thơm, gạo sạch… được tiêu dùng nhiều trong dịp Tết cổ truyền. Hệ thống các siêu thị đã chuẩn bị lượng hàng hóa dồi dào, phong phú, đa dạng mẫu mã, trị giá khoảng 150 tỷ đồng. Các doanh nghiệp phân phối hàng tiêu dùng các chợ trung tâm các huyện, thành phố đã tập trung nguồn lực để chuẩn bị lực lượng hàng hóa nông sản thực phẩm, thực phẩm công nghệ thiết yếu, sẵn sàng phục vụ nhu cầu tiêu dùng của nhân dân trị giá khoảng 1.000 tỷ đồng.

Vào những ngày tháng cận Tết Nguyên đán, nhu cầu mua sắm của người dân đều tăng cao. Tuy nhiên, năm nay dịch bệnh ảnh hưởng lớn tới thu nhập của nhân dân, do đó, thị trường dịp Tết sẽ không có biến động lớn, ước tính nhu cầu tiêu dùng tăng khoảng 5 – 15%. Với nguồn hàng hoá dồi dào, phong phú và các doanh nghiệp đã có kinh nghiệm phục vụ Tết, bám sát thị trường, nên trong dịp Tết năm nay giá cả các mặt hàng phục vụ nhu cầu tiêu dùng ít có khả năng gây đột biến. Tính đến ngày 27/12/2021, nguồn cung cấp cũng như giá cả các loại mặt hàng thiết yếu vẫn được duy trì ổn định.

Trần Hiền

Bài viết liên quan

Picture1

TỔNG THUẬT: LỄ QUỐC TANG TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG

Picture1

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần

PictureY1

Hội Thảo Về Thực Trạng Và Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Tư Vấn Viên Hỗ Trợ Pháp Lý Cho Doanh Nghiệp Nhỏ Và Vừa

Picture1

Thanh Hoá: Thí sinh Tô Thị Diệu và niềm vui khi biết mình là thủ khoa khối C kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024

Picture1

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn thăm, tặng quà các gia đình chính sách huyện Thuỷ Nguyên

Picture1

Huyện Vụ Bản (Nam Định): Tổ chức thăm khám, cấp thuốc, trao quà, nhà tình nghĩa cho gia đình chính sách

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang