Nam Định: Khai mạc Diễn đàn quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số lần thứ nhất, năm 2023

(ĐHVO). Diễn đàn kinh tế số với chủ đề “Mang nền tảng số đến hộ gia đình”, hướng tới mục tiêu sự kiện trở thành diễn đàn trao đổi thường niên của các cơ quan quản lý nhà nước, các doanh nghiệp, các chuyên gia đầu ngành về tập trung phát triển kinh tế số và xã hội số tại Việt Nam.

Bí thư tỉnh ủy Phạm Gia Túc (ngoài cùng bên trái) tiếp đến Bộ Trưởng Bộ Thông tin và Truyền Thông, Nguyễn Mạnh Hùng cùng Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, Trần Tuấn Anh

Sáng 14/9 tại Thành phố Nam Định, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Ban Kinh tế Trung ương và Uỷ ban Nhân dân tỉnh Nam Định, tổ chức khai mạc “Diễn đàn Quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số lần thứ nhất”.

Dự và chỉ đạo diễn đàn có các đồng chí, Trần Tuấn Anh, Uỷ Viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương; Nguyễn Mạnh Hùng, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Trưởng Bộ thông tin và truyền thông; Phạm Gia Túc, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí Thư tỉnh ủy Nam Định, cùng đại diện đông đảo diễn giả trong và ngoài nước.

Diễn đàn quốc gia về kinh tế số lần thứ nhất, với chủ đề “Mang nền tảng số đến hộ gia đình”, sự kiện hướng tới mục tiêu trở thành diễn đàn trao đổi thường niên của các cơ quan quản lý nhà nước, các doanh nghiệp, các chuyên gia đầu ngành về tập trung phát triển kinh tế số và xã hội số tại Việt Nam theo như Nghị quyết 52 của Bộ Chính trị về một số chủ trương chính sách chủ động tham gia cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4.

Cho đến nay, quá trình triển khai phát triển kinh tế số (KTS), xã hội số (XHS) đã đạt được kết quả nhất định, toàn quốc đã hoàn thành 2/17 mục tiêu, 20/114 nhiệm vụ, đã có khoảng 60 nền tảng, ứng dụng di động phục vụ người dân Việt Nam với bình quân trên 1 triệu người sử dụng/tháng; trong đó, nền tảng có số lượng người dùng đông nhất đã đạt gần 75 triệu người sử dụng/tháng.

Phát biểu khai mạc Diễn đàn, Bộ Trưởng Bộ thông tin và truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng khẳng định, phát triển KTS, XHS là trọng tâm chiến lược của Việt Nam, chiến lược quốc gia phát triển KTS, XHS đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, với những mục tiêu cụ thể là: tỷ lệ dân số trưởng thành có điện thoại thông minh đạt 80% vào năm 2025, đạt 95% vào năm 2030; đến năm 2025 tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên có tài khoản giao dịch thanh toán tại ngân hàng hoặc tổ chức được phép khác đạt 80% và trên 95% vào năm 2030…

Bộ Trưởng Bộ thông tin nhìn nhận, chuyển đổi số, phát triển kinh tế số là một chặng đường dài, là ứng dụng nhiều hơn là nghiên cứu. Ứng dụng thì đặc điểm dân tộc, văn hoá, ngữ cảnh đất nước, đặc thù của từng ngành, từng lĩnh vực là yếu tố quyết định.

Để phát triển hiệu quả kinh tế số, Bộ Trưởng Hùng cho rằng, cần dựa trên hoặc được đổi mới bởi: Công nghệ số, hạ tầng số, nền tảng số, sản phẩm số, dữ liệu số, thể chế số, kỹ năng số. Kinh tế số đặc trưng bởi giao dịch online, một thế giới ảo, không giấy tờ, không tiền mặt. Mọi doanh nghiệp đều sử dụng thương mại điện tử, công nghệ số để nâng cao năng suất lao động, tạo ra dịch vụ mới, công việc mới. Chính phủ tạo ra môi trường sống, làm việc online, tạo ra niềm tin trong nền kinh tế số.

Bộ Trưởng Hùng nhấn mạnh, phát triển kinh tế số Việt Nam dựa trên 3 trụ cột, gồm: Quản trị số; khai thác dữ liệu để tạo ra giá trị cho nền kinh tế; phát triển các các lực lượng sản xuất liên quan đến kinh tế số, trong đó lỗi là ICT chiếm 20-30% và 70-80% là kinh tế số ngành, được sinh ra là do chuyển đổi số các ngành. Muốn tăng trưởng nhanh hơn, cao hơn thì cần không gian mới, cần lực lượng sản xuất mới, cần nguồn lực sản xuất mới, cần yếu tố sản xuất mới, cần động lực mới. Chính vì điều đó, “Diễn đàn Quốc gia phát triển KTS, XHS lần này được tổ chức, nhằm cung cấp chuyên sâu các thông tin về định hướng chiến lược phát triển KTS, XHS của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; xu hướng phát triển KTS gắn với phát triển thương mại điện tử nhằm sớm hiện thực hóa các mục tiêu đã đề ra”.

Phát biểu chỉ đạo diễn đàn, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, Trần Tuấn Anh ghi nhận sự nỗ lực của Bộ Thông tin & truyền thông và UBND tỉnh Nam Định trong việc tổ chức Diễn đàn và mong muốn, Diễn đàn sẽ trở thành sự kiện thường niên, tạo ra những chuyển đổi sâu sắc về nhận thức, hành động thu hút được sự tham gia toàn diện của người dân, doanh nghiệp và các cơ quan Nhà nước cùng thúc đẩy phát triển KTS, XHS.

Để hiện thực hóa mục tiêu phát triển triển KTS, XHS đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, trong bối cảnh tiến trình chuyển đổi số trên toàn quốc còn gặp nhiều khó khăn, Trưởng Ban kinh tế Trung ương, Trần Tuấn Anh đề nghị, Diễn đàn cần tập trung thảo luận sáu vấn đề trọng tâm sau:

Một là, cần nâng cao nhận thức của toàn xã hội về chuyển đổi số và phát triển kinh tế số, để các cấp, ngành, người dân, doanh nghiệp hiểu rõ về lợi ích, từ đó tích cực tham gia và thụ hưởng các lợi ích mà chuyển đổi số mang lại, với quan điểm xuyên suốt là, người dân và doanh nghiệp là trung tâm, là chủ thể, là mục tiêu, động lực, nguồn lực của chuyển đổi số.

Hai là, ưu tiên đầu tư cho khoa học – công nghệ, đổi mới sáng tạo đi trước một bước. Có lộ trình tăng tỷ lệ chi từ ngân sách nhà nước tính trên GDP cho nghiên cứu và phát triển, phấn đấu đến năm 2030 đạt tỷ lệ thuộc nhóm 3 nước đứng đầu ASEAN, tiệm cận tỷ lệ bình quân chung của các nước thuộc khối OECD. Hoàn thiện cơ chế, chính sách cho phát triển khoa học – công nghệ, đổi mới sáng tạo phù hợp với thực tế Việt Nam và thông lệ quốc tế. Tập trung triển khai các giải pháp nhằm nâng cao xếp hạng của Việt Nam về Chính phủ điện tử, Đổi mới sáng tạo và Năng lực cạnh tranh toàn cầu theo tiêu chí của các tổ chức quốc tế.

Ba là, cần ưu tiên nguồn lực và có cơ chế, chính sách khuyến khích, tạo lập khung pháp luật cho phát triển sản xuất thông minh và phát triển ngành công nghiệp công nghệ số theo định hướng “Make in Việt Nam”; đồng thời, các doanh nghiệp phải biến công nghệ số thành động lực quan trọng cho sáng tạo, đổi mới sáng tạo, thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh. Từ đó, giúp Việt Nam bắt kịp với xu thế phát triển chung của thế giới và khu vực, thúc đẩy quá trình đổi mới mô hình tăng trưởng và nâng cao tính độc lập tự chủ của nền kinh tế.

Bốn là, cần tập trung triển khai đề án phát triển ứng dụng dữ liệu dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 – 2025, tầm nhìn đến năm 2030 mang lại lợi ích thiết thực cho người dân; thúc đẩy sự liên kết, liên thông dữ liệu, chia sẻ cao giữa các Bộ, ngành, địa phương, giữa các cấp chính quyền, giữa công và tư. 

Năm là, thực hiện đồng bộ các giải pháp phát triển, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực số gắn với đổi mới sáng tạo, ứng dụng khoa học, công nghệ. Nhanh chóng triển khai mô hình giáo dục đại học số; đổi mới chương trình đào tạo, chú trọng đào tạo kỹ năng số gắn với thị trường và đáp ứng yêu cầu của chuyển đổi số quốc gia.

Sáu là, triển khai hiệu quả việc phổ cập 8 yếu tố cơ bản của xã hội số: Mỗi hộ gia đình một đường cáp quang băng rộng. Mỗi người dân một điện thoại thông minh, một danh tính điện tử, một chữ ký số cá nhân, một tài khoản thanh toán số, một tài khoản dịch vụ công trực tuyến, một phần mềm bảo đảm an toàn thông tin mạng ở mức cơ bản và có kỹ năng số ở mức cơ bản.

Một số hình ảnh tại diễn đàn:

Trần Hồng

Bài viết liên quan

Picture1

HỘI NGHỊ TẬP HUẤN VÀ TRAO ĐỔI, CHIA SẺ KINH NGHIỆM VỀ CÔNG TÁC PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO NGƯỜI KHUYẾT TẬT

vn lsu 1

40 năm rực rỡ – Liên hoan văn nghệ Luật sư Hà Nội

clip_image001

NHẬN THƯƠNG YÊU ĐỂ SẺ CHIA THƯƠNG YÊU

Thạc sĩ Phạm Văn Hưng, hiệu trưởng Trường nuôi dạy trẻ em khiếm thị Hải Phòng đọc diễn văn khai giảng năm học mới.

Lễ khai giảng tại Trường Nuôi dạy trẻ em khiếm thị Hải Phòng

Hình ảnh tại chương trình

Nam Định: Trao học bổng cho học sinh vượt khó

bí thư tỉnh ủy

Nam Định: Công bố quyết định thành lập Đảng bộ thành phố và Đảng bộ các phường sau sáp nhập

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang