Nam Định: Chủ tịch nước thăm bảo tàng Nhà máy dệt Nam Định

(ĐHVO). Chiều ngày 19/5, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã dẫn đầu đoàn đại biểu thăm bảo tàng Nhà máy Dệt Nam Định.

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng chụp ảnh lưu niệm tại bảo tàng nhà máy dệt Nam Định

Nằm trên đường đường Hoàng Hoa Thám, P. Trần Đăng Ninh – TP. Nam Định, Bảo tàng dệt Nam Định hay còn gọi là bảo tàng ngành dệt may Việt Nam, thuộc khu nhà truyền thống của tổng công ty cổ phần nhà máy dệt Nam Định. Đây được coi là cái nôi của ngành dệt Việt Nam, là nơi lưu giữ những giá trị, hiện vật truyền thống chiến đấu, lao động sản xuất của những cán bộ, công nhân ngành dệt may thời xưa.

Chủ tịch nước cùng các đại biểu dâng hương tại phòng thờ Bác Hồ trong khuôn viên bảo tàng

Gắn liền với ngành nghề truyền thống mà nhiều người thường hay nhắc đến và đã đi vào trong câu ca dao “Vải tơ Nam Định, lụa hàng Hà Đông”, là cơ sở nghiên cứu về tơ lụa do Đông Dương thành lập vào năm 1889 với số lượng công nhân lên đến 6.000 người. Sự ra đời của nhà máy chính là điều kiện cho phong trào cách mạng ở giai cấp công nhân lớn mạnh. Nhà máy Dệt May Nam Định còn là biểu tượng tự hào của người dân Thành Nam trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ. Năm 1965, thời kỳ chiến tranh phá hoại Miền Bắc của giặc Mỹ khiến thành phố Nam Định bị bắn ác liệt. Mặc dù vậy, để giữ vững hậu phương, một phần ba máy móc và hơn 4.000 cán bộ nhân viên, B2 Nhà máy Dệt Nam Định ở lại chiến đấu và sản xuất tại đất Thành Nam, mặc cho bom giặc tấn công, tàn phá các cơ sở công nghiệp dệt. Với tinh thần đoàn kết, chiến đấu cao, các cán bộ nhân viên nhà máy Liên hợp Dệt vẫn quyết giữ vững phong trào “Tay thoi, tay súng”; “Tay búa, tay súng”; “Đội bom mà sản xuất”; “Địch đánh ngày ta sản xuất đêm”; “Địch đánh cả đêm ta sản xuất cả ba ca”… Vinh dự và tự hào hơn khi 3 lần được đón Chủ tịch Hồ Chí Minh về thăm và nói chuyện, động viên, khích lệ cán bộ, công nhân làm việc nơi đây.

Chủ tịch nước cùng các đại biểu tham quan những phòng lưu giữ tài liệu quý

Trải qua quá trình hình thành và phát triển, được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của các cấp lãnh đạo tỉnh Nam Định, các nhà khoa học, cơ quan chuyên môn, bảo tàng Nhà máy Dệt Nam Định được trùng tu và bảo quản, đến nay đã lưu giữ nhiều kỷ niệm đáng tự hào của bao thế hệ người dân Thành Nam. Để bảo vệ và lữu giữ những giá trị văn hóa, lịch sử vô cùng to lớn, hào hùng ấy, năm 2010, Tập đoàn Dệt May Việt Nam đã trung tu xây dựng Bảo tàng Dệt Nam Định và hoàn thành vào năm 2012, đây cũng là một trong những điểm đến tham quan nổi tiếng được nhiều du khách ghé thăm khi đi du lịch Nam Định.


Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng ghi vào sổ lưu niệm tại bảo tàng đồng thời ghi nhận và biểu dương những thành tựu mà Đảng bộ chính quyền Nhân dân tỉnh Nam Định đã đạt được trong thời gian qua, đồng thời tin tưởng rằng, Đảng bộ chính quyền tỉnh Nam Định, đặc biệt là ngành văn hóa tiếp tục phát huy những thành tựu đã đạt được, tiếp tục sưu tầm và lưu giữ thêm nhiều hiện vật và bảo tồn giá trị lich sử ấy cho các thế hệ mai sau.

Một số hình ảnh tại chương trình:


Trần Hồng

Bài viết liên quan

THÔNG CÁO BÁO CHÍ

Picture2

Nam Định: Ngành công nghiệp công nghệ cao ghi nhận năng lực mớ

Picture1

HỘI NGHỊ TẬP HUẤN VÀ TRAO ĐỔI, CHIA SẺ KINH NGHIỆM VỀ CÔNG TÁC PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO NGƯỜI KHUYẾT TẬT

vn lsu 1

40 năm rực rỡ – Liên hoan văn nghệ Luật sư Hà Nội

clip_image001

NHẬN THƯƠNG YÊU ĐỂ SẺ CHIA THƯƠNG YÊU

Thạc sĩ Phạm Văn Hưng, hiệu trưởng Trường nuôi dạy trẻ em khiếm thị Hải Phòng đọc diễn văn khai giảng năm học mới.

Lễ khai giảng tại Trường Nuôi dạy trẻ em khiếm thị Hải Phòng

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang