Hy sinh ngành du lịch để phòng ngừa Covid – nước đi đúng của Chính phủ

(ĐHVO) Theo dự kiến, vào năm 2020, lượng khách du lịch trong và ngoài nước đến các điểm du lịch của Việt Nam sẽ tăng hơn so với những năm trước đó. Tuy nhiên, ngay đầu năm 2020, một dịch bệnh nguy hiểm mang tên Covid-19 đã xuất hiện, và nước ta đã phải hy sinh ngành du lịch để phục vụ cho việc phòng chống bệnh dịch này. Đến thời điểm hiện tại, có thể thấy rằng, đây là nước đi đúng của Chính Phủ.

Covid – 19 bắt đầu xuất hiện từ Vũ Hán, Trung Quốc và nhanh chóng lan rộng ra nhiều tỉnh lân cận. Có thể nói, dịch bệnh này nguy hiểm bởi chính tốc độ lây lan của nó. Là quốc gia có chung đường biên giới với Trung Quốc, Việt Nam ta đã nhanh chóng áp dụng các biện pháp kịp thời khẩn trương như cách ly những người nhiễm và những người tiếp xúc gần với người nhiễm, tránh tập trung nơi đông người để phòng chống dịch bệnh bùng phát trong nước ngay từ khi nhận được những thông tin về dịch.

Đà lạt vắng vẻ khách tại các điểm du lịch. ảnh minh họa

Vào giai đoạn đầu khi dịch bệnh bắt đầu xuất hiện, Chính phủ đã áp dụng dừng hàng loạt lễ hội, hoạt động tâm linh liên quan đến du lịch như lễ khai mạc du lịch Quốc gia 2020 Hoa Lư Ninh Bình dự kiến được tổ chức tại chùa Bái Đính, cùng với hàng loạt sự kiện như cuộc thi hoa hậu kinh đô ASEAN 2020, triển lãm Mỹ thuật khu vực 2 lần thứ 25. Tuy nhiên, vào thời điểm này nước ta vẫn thực hiện chủ trương chống dịch kèm phát triển kinh tế. Nhiều cơ sở du lịch vẫn hoạt động Đà Nẵng địa điểm du lịch an toàn trong mùa covid, đảo Thổ chu hoang sơ và thơ mộng vắng bóng Covid, lên vùng cao Tây Nguyên tránh xa covid, Đảo Long Châu-viên ngọc rồng của thiên nhiên.

Chỉ khi bắt đầu chống dịch Covid 19 giai đoạn 2 vào ngày 7/3/2020, sau khi phát hiện BN17, các biện pháp quyết liệt hơn mới được áp dụng và những biện pháp này đã có tác động, ảnh hưởng nặng nề đến nền kinh tế và ngành du lịch như: Chính phủ đã quyết định tạm dừng nhập cảnh, khiến cho ngành hàng không gặp thiệt hại lớn do không khai thác được các đường bay quốc tế. Bên cạnh đó, với chính sách giãn cách xã hội, cách ly cộng đồng, hàng loạt địa điểm vui chơi, du lịch buộc phải đóng cửa, kể cả du lịch tâm linh. Điều này khiến cho các công ty du lịch, lữ hành nói riêng và ngành du lịch nó chung gần như điêu đứng, đóng băng. Có thể nói rằng, Chính phủ đã buộc phải hy sinh ngành du lịch – một tiềm năng kinh tế tại nước ta để đảm bảo thực hiện tốt công tác chống dịch.

Mặc dù phải hy sinh ngành du lịch, nốt trầm của nền kinh tế nói chung và ngành du lịch nói riêng, nhưng những hành động này đã đem tới những tín hiệu đáng mừng trong phòng chống dịch bệnh.

Có thể nói rằng, dịch bệnh xảy ra là điều không ai mong muốn, Covid 19 như một cơn ác mộng đối với ngành du lịch Việt Nam, khi Chính phủ quyết định hy sinh du lịch để phòng chống dịch. Tuy nhiên, hành động này của nhà nước đã mang lại nhưng điểm sáng cho công tác phòng dịch nước nhà, giúp chúng ta hạn chế tối đa số người nhiễm bệnh trong khi trên thế giới số ca nhiễm vẫn đang tăng rất nhanh hằng ngày, tránh được những tổn thất nặng nề về con người và y tế. Điều này cũng là một trong những cơ hội để nước ta có thể nhanh chóng hồi phục lại nền kinh tế sau dịch.

Hương giang

Bài viết liên quan

Picture1

Ngày hội Hội “Tỏa sáng nghị lực thanh niên Bắc Giang năm 2024”

Picture3

Cần tăng cường phổ biến kiến thức pháp luật cho người khuyết tật

Picture2

HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH VỀ THỪA KẾ THEO PHÁP LUẬT Ở VIỆT NAM

Picture3

MỘT SỐ NỘI DUNG MỚI CỦA LUẬT GIAO DỊCH ĐIỆN TỬ NĂM 2023

abc

CẦN TRAO THÊM CƠ HỘI CHO “NGƯỜI YẾU THẾ” ĐỂ KHÔNG ĐỂ AI BỊ BỎ LẠI PHÍA SAU

Nguoi khuyet tat Can Tho

Cần Thơ: Triển khai Chương trình Trợ giúp người khuyết tật giai đoạn 2021-2030

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang