Cuộc sống lặng lẽ của người đàn ông tật nguyền mưu sinh ở Thủ đô

(ĐHVO). Giữa chốn phồn hoa của Thủ đô, tại một con ngõ nhỏ ở quận Cầu Giấy, với dáng vẻ gầy guộc, xiêu vẹo, bác Phạm Tiến Tài (Nam Định) vẫn sớm tối đi về để mưu sinh bằng đôi chân tật nguyền. Hình ảnh của bác đã khiến không ít người động lòng trắc ẩn.

Bác Tài ngồi nghỉ trên phố bên chiếc xe đạp là phương tiện để kiếm sống hàng ngày (nguồn ảnh: Việt Anh)

Tìm đến khu nhà trọ lụp xụp với những bức tường chắp vá bong tróc, cũ kỹ nằm lọt thỏm giữa những ngôi nhà cao tầng ở cuối ngõ 79 đường Trần Cung (Cầy Giấy, Hà Nội), tôi đã gặp được bác Phạm Tiến Tài, 66 tuổi, quê ở xóm Lâm Tân, xã Quất Lâm, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định. Khu nhà trọ này là nơi sinh sống của những người lao động nghèo khổ, người bán hàng rong, bốc vác, người đi rửa bát thuê, người nhặt rác. Mỗi phòng trọ ẩm thấp có diện tích khoảng hơn 9m2, có giá thuê 600 ngàn đồng/tháng gồm cả điện nước. Mặc dù trời hè đang dảo bước sang thu, không nắng gắt nhưng mồ hôi tôi ướt đầm đìa khi ngồi trong căn phòng đó, mưa lớn là nước ngấp nghé bậu cửa. Có đến đây, người ta mới thấy được những con người lao động vất vả kia phải chịu đựng như thế nào. Thấy tôi lau mồ hôi, bác vừa lấy quạt vừa nói “con bác mới lên chơi dặm lại mái nhà cho bác, chứ trước đây trời mưa còn dột ướt hết cháu ạ, chứ nóng thì vẫn còn đỡ chán”.

Phòng trọ của bác Tài – (nguồn ảnh: Việt Anh)

Xóm trọ bác Tài đang ở- (nguồn ảnh: Việt Anh)

Bác Phạm Tiến Tài sinh ra trong một làng quê nghèo ven biển với nghề truyền thống là làm muối. Dù đôi chân bị dị tật bẩm sinh nhưng bác vẫn gắn bó với nghề truyền thống của làng vì cũng chẳng biết làm gì khác để kiếm sống. Bác lấy vợ và sinh được 4 người con, 3 trai, 1 gái. Con bác đều đã lớn, có gia đình riêng nhưng do nhà nghèo, ít được học hành nên không ai có công ăn việc làm ổn định, chỉ làm thuê, làm mướn qua ngày. Nuôi nhau đã khó, các con của bác chẳng đủ điều kiện đỡ đần cha mẹ.

Bác được Nhà nước hỗ trợ 500 ngàn đồng/ tháng nhưng số tiền ít ỏi đấy không đủ sinh hoạt cho gia đình nên gánh nặng của một người chồng, người cha vẫn đè nặng lên vai bác.

Năm 2010, khi bác đã ngoài 50, sức khỏe yếu dần, đôi chân vốn khó đi lại giờ trở nên nặng nề hơn. Công việc sản xuất muối thì quá nặng nhọc mà giá muối bán ra không được bao nhiêu. Cuộc sống ngày một khó khăn, sức khỏe ngày càng yếu, bác Tài quyết lên Thủ đô mưu sinh với hy vọng kiếm thêm thu nhập để gửi về quê cho vợ con. Sức khỏe không có, tài sản cũng không nên bác chọn nghề nhặt rác tìm đồng nát để bán. Với thân hình gầy guộc, trên chiếc xe đạp cũ, đôi chân đi lại khó khăn, ngày nào bác Tài cũng rong ruổi mấy chục km khắp các hang cùng ngõ hẻm. Bác kể, đi nhiều nhất là giữa mùa hè nóng bức, ngột ngạt cũng mỏi mệt lắm nhưng mệt thì bác lại ngồi nghỉ thôi chứ không đi làm là đói ngay.

Đôi chân tât nguyền của bác Tài – (nguồn ảnh: Việt Anh)

Thấy bác già cả, tật nguyền mà vẫn phải kiếm sống vất vả, nhiều người thương lại cho bác thêm chút tiền lẻ. Bữa cơm của người đàn ông khắc khổ cũng có thêm quả trứng hoặc vài con cá khô.

Giữa dòng đời bươn trải, cách đây 5 năm, bác cũng tình cờ gặp được người bạn tốt ở phố Chùa Láng, Hà Nội. Qua hỏi han biết bác bị tật nguyền, nhiều tuổi mà vẫn phải bươn chải kiếm sống hàng ngày, cũng biết bác bị bệnh đau dạ dày mãn tính, người bạn ấy đã chủ động xin số điện thoại và thường xuyên liên lạc hỏi thăm; khi bác đau ốm thì mua thuốc, động viên, hỏi thăm bác. Nhắc đến người bạn già, ánh mắt bác lấp lánh niềm vui và đó cũng là sự an ủi đối với cuộc sống lam lũ của bác Tài ở chốn đô thị phồn hoa.

Tôi hỏi bác có mong ước điều gì không? Bác chỉ nhìn xa xăm, lặng lẽ kể về mong muốn nhỏ nhoi là sớm được về quê đoàn viên với gia đình, được sống những ngày không phải lo manh cơm manh áo để an hưởng tuổi già. Dường như điều đó vẫn còn xa vời lắm khi mà gánh nặng cơm áo gạo tiền vẫn chưa buông tha bác…

Mỹ Hạnh

Bài viết liên quan

80

CHÚNG TA SẼ HỒI SINH MẠNH MẼ

CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH – MỘT NHÀ BÁO CÁCH MẠNG LỖI LẠC SỐNG MÃI VỚI THỜI GIAN

bà lịch - PX

Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng nghiệp: Trợ giúp pháp lý thành công cho người nghèo, người khuyết tật

Song-vinh-quan-giu-doi-thuo

Cảm phục tấm gương nữ thương binh vinh dự được Thủ tướng tuyên dương

IMG_0144

Tấm gương thương binh tỷ phú ở Nông trường Mộc Châu

nam

Hà Nam: Phát huy vai trò “Tuổi cao – Gương sáng” của người cao tuổi trong gia đình và xã hội

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang