Các thiên hà “chết” tí hon đã tái sinh và tạo ra các ngôi sao như thế nào

(ĐHVO). Khí trở thành những thiên hà nhỏ phải chiến đấu với những ngôi sao đã tồn tại lâu đời trong dải ngân hà trước khi tạo ra những ngôi sao mới

Đa phần những thiên hà nhỏ bé đều chết mà không tạo ra một ngôi sao mới nào. Các mô phỏng trên máy tính đã tiết lộ lý do tại sao để một thiên hà nhỏ bé tự trẻ hóa là rất khó. Nguyên nhân là do các ngôi sao hiện tại của thiên hà chống lại sự ra đời của bất kỳ sao mới nào, ngay cả khi các nhiên liệu tạo nên sự hình thành của một ngôi sao rơi vào thiên hà. Những mô phỏng này cũng đồng thời cho thấy sự xuất hiện của các ngoio sao mới giúp thiên hà lấp lánh trở lại.

Thiên hà Leo P bé nhỏ lấp lánh với những ngôi sao mới tinh, được nhìn thấy ở đây đằng sau những ngôi sao sáng trong Dải Ngân hà và trước các thiên hà xa xôi khác. (Ảnh chụp từ kính thiên văn vũ trụ Humble)

Các thiên hà sinh ra những ngôi sao mới từ khí, nhưng luồng khí đó phải lạnh và dày đặc để tạo thành những ngôi sao. Yêu cầu đó đã gây ra rắc rối lớn cho các thiên hà nhỏ ngay sau khi vũ trụ ra đời, khi bức xạ cực tím từ các thiên hà đã phá vỡ các nguyên tử hydro liên thiên hà thành các proton và electron ( SN: 11/7/19 ). Quá trình này, được gọi là tái tạo, cho phép bức xạ truyền qua không gian và đốt nóng khí bên trong các thiên hà. Các thiên hà nhỏ nhất có rất ít khí để bắt đầu vì tất cả đều bị phá hủy bởi bức xạ ion hóa. Do đó, thiên hà tí hon có khối lượng thấp điển hình đã ngừng tạo ra các ngôi sao từ lâu. “Trong những thiên hà nhỏ bé, sự tái sinh của một ngôi sao sẽ giết chết sự hình thành của những ngôi sao mới”, Martin Rey, nhà vật lý thiên văn tại Đài thiên văn Lund ở Thụy Điển cho biết

Tuy nhiên, hai thiên hà tí hon không liên quan trong chòm sao Leo, tên là Leo P và Leo T vẫn xuất hiện những ngôi sao mới. Chúng là những thiên hà hình thành sao ít phát sáng nhất được biết đến: khối lượng sao của Leo P chỉ bằng 560.000 khối lượng mặt trời, khoảng 0,001% tổng số dải Ngân hà và Leo T thậm chí còn có ít sao hơn ( SN: 5/9/18 ). Cả hai thiên hà đều là hàng xóm của Dải Ngân hà – Leo P cách 5 triệu năm ánh sáng và Leo T chỉ cách 1,3 triệu năm ánh sáng – vì vậy các nhà thiên văn học có thể nhìn thấy các ngôi sao mới sinh.

Để giải thích làm thế nào các thiên hà nhỏ phát triển mạnh như ngày nay, nhóm của Rey đã chạy mô phỏng máy tính về khí, sao và vật chất tối trong các thiên hà tí hon có khối lượng thấp. Các mô phỏng cho thấy khí có thể hồi sinh các thiên hà lùn và điều khiển sự hình thành sao của chúng, một phát hiện được hỗ trợ bởi công việc trước đó. “Nhưng chúng tôi thấy rằng việc này mất nhiều thời gian”, ông Rey nói.

Theo các nhà nghiên cứu nhận thấy, các ngôi sao cũ trong thiên hà tí hon ngăn chặn sự ra đời của các ngôi sao mới bằng cách khuấy khí. Đặc biệt, những ngôi sao tí hon trắng nổ tung và những cơn gió từ những ngôi sao già màu đỏ lớn làm nóng khí, trì hoãn kỷ nguyên mới của sự ra đời của ngôi sao. Trên thực tế, 6 đến 8 tỷ năm – khoảng một nửa tuổi của vũ trụ ( SN: 7/24/18 ) – có thể vượt qua trước khi các thiên hà nhỏ tiếp tục sự nghiệp tạo ra ngôi sao của mình và giống Leo P và Leo T.

Theo Kristen McQuinn, nhà vật lý thiên văn tại Đại học Rutgers ở Piscataway, NJ, người đã từng nghiên cứu Leo P, đây là một kết quả khá hợp lý.

Hồng Liên dịch (Theo ScienceNews)

Bài viết liên quan

Picture4

MobiEdu nâng tầm công nghệ mở rộng quy mô, hỗ trợ giảng dạy thông minh

securitybanking2-15787126602111762582207-crop-1578712665780534276090-1712514910683607060654

Thủ tướng yêu cầu tăng cường bảo đảm an toàn thông tin mạng

Anh 1 VTT-Globus

TV360 BẮT TAY GLOBUS ACCESS PHÁT TRIỂN TV360 TẠI THỊ TRƯỜNG QUỐC TẾ

Anh 2 ky Radware 2 (1)

VIETTEL THAM GIA HỆ THỐNG GIÁM SÁT TOÀN CẦU VỀ AN NINH MẠNG RADWARE

Anh 1 (1)

VIETTEL LÀ NHÀ KHAI THÁC VIỆT NAM DUY NHẤT THAM GIA SÁNG KIẾN CỔNG MỞ CỦA HIỆP HỘI DI ĐỘNG TOÀN CẦU

D23092

Ứng dụng công nghệ số hỗ trợ người khiếm thị hòa nhập cộng đồng

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang