4/10 phụ nữ, trẻ em khuyết tật là nạn nhân của bảo lực tình dục

Ngày 6/8/2019 tại phiên giải trình trách nhiệm của cơ quan nhà nước trong việc thực hiện chính sách pháp luật hỗ trợ người khuyết tật Nguyễn Thị Thu Hà cho biết, theo báo cáo năm 2018, còn khoảng 1.500 người là nạn nhân của bạo lực gia đình, xâm hại tình dục, trong đó có đến 40% phụ nữ và trẻ em khuyết tật đã từng ít nhất bị 1 lần bạo lực tình dục.

Theo một báo cáo khảo sát của Trung tâm hành động vì sự phát triển của cộng đồng (ACDC), trong 40% phụ nữ và trẻ em khuyết tật thì trong đó nhóm khuyết tật vận động, thần kinh/tâm thần và khuyết tật trí tuệ có tỷ lệ bị quấy rối, lạm dụng và bạo lực tình dục tương đối cao với trên 35%. Có những người bị hành vi bạo lực tình dục lặp đi lặp lại nhiều lần (trên 10 lần), bao gồm cả hành vi bắt ép quan hệ tình dục mà họ không dám nói với ai. Độ tuổi lần đầu bị các hành vi bạo lực tình dục trung bình trong khoảng từ 24 đến 33 tuổi, trong đó có những phụ nữ khuyết tật bị bạo lực tình dục lần đầu từ 9 tuổi và cao nhất là trên 50 tuổi.

Phản ứng của phụ nữ khuyết tật khi bị bạo lực tình dục cảm thấy sợ hãi, khó chịu nhưng không dám làm gì/ im lặng trước các hành vi bạo lực tình dục (23,3% 23,3 -48,4%); 24%-33,3% chọn cách xử lý là chống cự, kêu to và tránh đi/bỏ chạy với những hành vi bạo lực tình dục ở mức độ nghiêm trọng hơn liên quan đến cưỡng bức để thực hiện hành vi tình dục từ mức độ đụng chạm vào các bộ phận cơ thể của phụ nữ khuyết tật tới thực hiện hành vi quấy rối tình dục; 27%-40% phụ nữ khuyết tật dù sợ hãi, khó chịu nhưng không dám làm gì/ im lặng hoặc đã phản đối, chống cự nhưng không làm gì được, bị bắt buộc phải làm theo.

bạo hành tình dụcẢnh Bạo hành – Nguồn internet

Theo như số liệu ở trên thì hành vi bạo lực tình dục xảy ra thì phản ứng của người khuyết tật chủ yếu là thấy sợ hãi, im lặng trước các hành vi bạo lực tình dục. Có thể đây là những rào cản về văn hóa, định kiến xã hội và khoảng trống của chính sách khiến phụ nữ và trẻ em tiếp tục phải đối diện với những hành vi trên. Đồng thời họ mặc cảm trước mọi người. Đáng nói nhất là hầu hết nạn nhân bị bạo lực tình dục họ thường im lặng chịu đựng. Những người bị xâm hại không thể chia sẻ với ai, ngay cả người trong gia định.

Tại phiên giải trình, Bộ trưởng Đào Ngọc Dũng cũng cho rằng, khi phát hiện các vụ bạo lực, xâm hại phụ nữ, trẻ em, đề nghị cần xử lý một cách nhanh nhất.: “ Phải xử lý nghiêm, áp dụng các chế tài một cách nghiêm minh. Có thể đối với bạo lực xâm hại, nhất là xâm hại tình dục đối với trẻ em, phụ nữ, có những yếu tố, chứng cứ, đòi hỏi khó hơn so với một số lĩnh vực vi phạm khác. Vì vậy, hiện nay Bộ Công an đang xây dựng quy trình, cách thức tiến hành, đồng thời hỗ trợ các đối tượng bị bạo lực, xâm hại 1 cách kịp thời.

Đại biểu quốc Hội tại phiên chất vấnẢnh minh họa – nguồn Internet

Từ những số liệu trên cho thấy, tình trạng bạo lực tình dục đối với phụ nữ, trẻ em khuyết tật đang ở mức đáng báo động, Nhà nước cần quan tâm hơn nữa đối với những người yếu thế trong xã hội, pháp luật cần chặt chẽ hơn nữa trong việc bảo vệ phụ nữ, đặt biệt là phụ nữ và trẻ em khuyết tật.

Nam Phương

Bài viết liên quan

THÔNG CÁO BÁO CHÍ

Picture2

Nam Định: Ngành công nghiệp công nghệ cao ghi nhận năng lực mớ

Picture1

HỘI NGHỊ TẬP HUẤN VÀ TRAO ĐỔI, CHIA SẺ KINH NGHIỆM VỀ CÔNG TÁC PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO NGƯỜI KHUYẾT TẬT

vn lsu 1

40 năm rực rỡ – Liên hoan văn nghệ Luật sư Hà Nội

clip_image001

NHẬN THƯƠNG YÊU ĐỂ SẺ CHIA THƯƠNG YÊU

Thạc sĩ Phạm Văn Hưng, hiệu trưởng Trường nuôi dạy trẻ em khiếm thị Hải Phòng đọc diễn văn khai giảng năm học mới.

Lễ khai giảng tại Trường Nuôi dạy trẻ em khiếm thị Hải Phòng

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang