Xử lý nghiêm hành vi ép người khuyết tật đi ăn xin

(ĐHVO). Người khuyết tật là những đối tượng cần được bảo vệ trong xã hội. Vì cuộc sống khó khăn họ đã phải xin tiền từ những tấm lòng nhân ái với mong muốn trang trải cuộc sống, có cái ăn, có áo mặc. Tuy nhiên, hiện nay đã xuất hiện nhiều trường hợp người khuyết tật bị các đối tượng xấu ép đi ăn xin và bóc lột những khoản tiền đó. Những hành vi ép buộc như thế này sẽ bị xử lý như thế nào theo quy định của pháp luật?

Chúng ta cũng không còn thấy lạ nếu có bắt gặp tại các ngã ba, ngã tư, trong công viên, hay bất bì một chỗ nào đó những người khuyết tật mặc cho trời nắng hay trời mưa thì cũng ngồi ăn xin. Sẽ chẳng có gì sai nếu họ xin tiền từ những tấm lòng xã hội để trang trải cho cuộc sống khó khăn. Nhưng đằng sau đó, có thể là sự ép buộc, bóc lột của những đối tượng có mục đích xấu. Chúng ép người khuyết tật đi ăn xin rồi về phải nộp lại số tiền đã xin được cho chúng tiêu xài, hưởng thụ. Nếu có phải kháng, chống cự chúng sẵn sàng dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực đối với người khuyết tật. Về vấn đề này, pháp luật có quy định như sau:

1. Người khuyết tật được đảm bảo các quyền theo quy định của Luật Người khuyết tật

Khoản 1 Điều 4 Luật Người Khuyết tật 2010 quy định về các quyền của Người khuyết tật được đảm bảo thực hiện như sau:

“1. Người khuyết tật được bảo đảm thực hiện các quyền sau đây:

a) Tham gia bình đẳng vào các hoạt động xã hội;

b) Sống độc lập, hòa nhập cộng đồng;

c) Được miễn hoặc giảm một số khoản đóng góp cho các hoạt động xã hội;

d) Được chăm sóc sức khỏe, phục hồi chức năng, học văn hóa, học nghề, việc làm, trợ giúp pháp lý, tiếp cận công trình công cộng, phương tiện giao thông, công nghệ thông tin, dịch vụ văn hóa, thể thao, du lịch và dịch vụ khác phù hợp với dạng tật và mức độ khuyết tật;

đ) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.”

Theo đó, người khuyết tật được đối xử bình đẳng, hòa nhập cộng đồng, chăm sóc sức khỏe và một số quyền khác. Do đó, không ai có quyền ép buộc người khuyết tật phải đi ăn xin để đưa cho người khác hưởng lợi.

2. Nghiêm cấm hành vi lợi dụng người khuyết tật để trục lợi

Căn cứ Điều 14, Luật Người khuyết tật 2010 quy định các hành vi nghiêm cấm bao gồm:

1. Kỳ thị, phân biệt đối xử người khuyết tật.

2. Xâm phạm thân thể, nhân phẩm, danh dự, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp của người khuyết tật.

3. Lôi kéo, dụ dỗ hoặc ép buộc người khuyết tật thực hiện hành vi vi phạm pháp luật, đạo đức xã hội.

4. Lợi dụng người khuyết tật, tổ chức của người khuyết tật, tổ chức vì người khuyết tật, hình ảnh, thông tin cá nhân, tình trạng của người khuyết tật để trục lợi hoặc thực hiện hành vi vi phạm pháp luật.

5. Người có trách nhiệm nuôi dưỡng, chăm sóc người khuyết tật không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ trách nhiệm nuôi dưỡng, chăm sóc theo quy định của pháp luật.

6. Cản trở quyền kết hôn, quyền nuôi con của người khuyết tật.

7. Gian dối trong việc xác định mức độ khuyết tật, cấp giấy xác nhận khuyết tật.”

Do đó, hành vi lợi dụng người khuyết tật để trục lợi, cụ thể đó là việc ép buộc người khuyết tật phải đi ăn xin để những đối tượng xấu hưởng lợi là hành vi bị nghiêm cấm và sẽ bị xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.

3. Xử lý nghiêm hành vi ép buộc người khuyết tật ăn xin

a. Xử phạt vi phạm hành chính

Khoản 3 Điều 9 Nghị Định 144/2013/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 29 tháng 10 năm 2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính về bảo trợ, cứu trợ xã hội và bảo vệ, chăm sóc trẻ em quy định như sau

“3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Lợi dụng người khuyết tật, tổ chức của người khuyết tật, tổ chức vì người khuyết tật, hình ảnh, thông tin cá nhân, tình trạng của người khuyết tật để trục lợi hoặc thực hiện hành vi vi phạm pháp luật;

b) Lôi kéo, dụ dỗ hoặc ép buộc người khuyết tật thực hiện hành vi vi phạm pháp luật”.

Do đó, hành vi ép buộc người khuyết tật đi ăn xin rồi bóc lột số tiền đó theo quy định trên thì có thể bị xử phạt từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng.

b. Truy cứu trách nhiệm hình sư

Hiện nay, theo quy định của Bộ luật hình sư 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 thì không có quy định tội nào về hành vi lợi dụng người khuyết tật để trục lợi. Tuy nhiên, nếu những đối tượng xấu có những hành vi người đãi, đánh đập, hành hạ, đối xử tàn ác thì nếu xét thấy có các dấu hiệu cấu thành các tội: Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe của người khác; Tội hành hạ người khác … thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe của người khác (Điều 134), Tội hành hạ người khác (Điều 140). Tùy tính chất, mức độ của hành vi phạm tội mà sẽ bị xử lý với từng mức phạt cụ thể được quy định tại Bộ luật hình sự.

Trên đây là giải đáp của Trung tâm trợ giúp pháp lý Đồng hành Việt, hi vọng rằng những kiến thức pháp lý mà chúng tôi cung cấp sẽ giúp bạn đọc tháo gỡ được những vướng mắc đang gặp phải. Nếu có vướng mắc cần giả đáp, quý bạn đọc xin vui lòng liên hệ: 1900.6248 để được tư vấn miễn phí. Trân trọng!


Khánh Ly

Bài viết liên quan

TDCC

Pháp luật sở hữu đối với các công trình chung cư và thực tiễn hiện nay

Đảm bảo quyền Trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật

hilap

Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng nghiệp – 10 năm xây dựng và phát triển 

Picture10

Cần chế tài mạnh duy trì ý thức khi tham gia giao thông và chấp hành pháp luật về giao thông

3

Toạ đàm: Giải pháp nâng cao hiệu quả văn hoá đọc sách pháp luật

nvn

Trẻ em khuyết tật đi học có được cấp học bạ không?

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang