Văn hóa – Thể thao

Có phải CĐV Nam Định đốt pháo sáng ở sân Hàng Đẫy vì bầu Hiển?

(DHVO). Trên các báo đang rộ tin việc đốt pháo sáng diễn ra ngày 11/9  vì bầu Hiển. Trên Tờ Gia đình Việt Nam dẫn lời của ông Nguyễn Văn Dũng, nguyên nhân khiến các CĐV Nam Định đốt pháo sáng trong trận làm khách của Hà Nội FC là do CĐV bức xúc với bầu Hiển từ mùa giải trước.

Có phải CĐV Nam Định đốt pháo sáng ở sân Hàng Đẫy vì bầu Hiển? Xem thêm »

“Toàn Nhất”-Tản văn của Tường Thế Hà (Lâm Đồng)

(DHVO). Ông bạn cùng học của tôi tên là Toàn, chúng tôi vẫn gọi ông là Toàn Nhất – Ngày còn nhỏ, tụi trẻ trâu chúng tôi thường hay ghép tên bố mẹ vào tên bạn bè để phân biệt như Quang “Hợp” thì bố thằng Quang tên là Hợp, Xuân “Thu” thì bố cái Xuân tên là Thu…Nhưng trong trường hợp này thì không phải thế – Toàn Nhất, thì “Nhất” ở đây là number one, là đầu tiên, là số 1…Sở dĩ như vậy bởi vì ngay từ nhỏ Ông đã chẳng muốn mình kém ai. Ông là điển hình của ý thức phấn đấu, của những ý tưởng táo bạo. Tôi nể phục lắm! Tôi nghĩ, một người dám ước, mơ cao hơn đầu mình thôi là cũng tuyệt vời lắm rồi, đó chính là động lực để phát triển. Ngày còn gần gũi nhau, tôi luôn bị Ông thuyết phục bởi những mục tiêu mới, ý tưởng mới và tôi dù cũng không hiểu biết gì nhiều lắm nhưng luôn cổ vũ động viên bạn mình.Sau này lớn lên, mỗi người mỗi nơi, thời gian dài chúng tôi không gặp nhau. Tôi gặp lại Toàn Nhất trong một bữa nhậu quán lá ngoài bờ biển, vô tình chúng tôi ngồi cạnh bàn nhau. Tôi nhận ra và chủ động cầm ly sang bàn Toàn để chào hỏi. Nhận ra tôi nhưng Toàn Nhất có vẻ không mặn mà lắm. Ông gầy và già hơn so với suy nghĩ của tôi nhiều. Vì thấy thái độ của bạn hờ hững nên tôi cũng chào hỏi xã giao rồi xin số điện thoại hẹn ngày gặp lại.Tôi băn khoăn lắm về thái độ của Toàn, cố ý tìm hiểu xem tại sao lại thế. Cũng may mắn, trong nhóm bạn uống bia của Toàn hôm ấy có người tôi quen, người đó là đối tác của cơ quan tôi. Mấy ngày sau người bạn tôi quen đó đến cơ quan tôi làm việc, lúc rảnh tôi mới lựa lời hỏi chuyện của Toàn. Thấy tôi hỏi, ông bạn bắt chuyện hào hứng ngay – “Tôi biết ngày xưa mọi người gọi ông ấy là Toàn Nhất, nhưng bây giờ ông ấy là Toàn Thất rồi – Toàn thất bại thôi ông ạ”. Trong câu chuyện kể của người bạn Toàn thì ra ông ấy kiên định với cái quan điểm “nhất” ấy quá, đến mức duy ý chí. Học đại học được năm thứ 2 thì ông bỏ về vì cú vấp đầu tiên là không thể “nhất” được với đám sinh viên cùng trang lứa. Ở quê thì Toàn học giỏi gần nhất nhưng lên môi trường mới, khó nhất quá, dù rất cố gắng, rất chăm chỉ rồi nhưng vẫn chỉ làng nhàng nên quẫn chí…về đi làm sớm. May mắn Toàn cũng làm ăn được trong thời gian đầu do cơ chế quản lý khai thác than còn lỏng lẻo. Có tí tiền là cái “nhất” trong Toàn lại nổi lên theo kiểu Việt Nam có cái bánh chưng to nhất, xuất khẩu gạo …nhất, cáp treo… nhất, cầu một dây văng dài nhất…Toàn bắt đầu tiếp cái nhất của mình với chiếc xe ô tô ngon nhất , ngày đó việc có ô tô đã là hiếm rồi; cái biệt thự xây to nhất, cái dây chuyền quấn quanh cổ dài nhất… và chắc cũng nhiều vợ nhất. Cái gì chóng lên thì cũng chóng xuống, những cái nhất ấy lần lượt qua đi bởi chính hậu quả của việc đầu tư vào nó. Dù có tiền nhưng chưa đủ để sắm mọi thứ nhất một lúc nên Toàn đi vay mượn nhiều với tính toán theo kiểu đếm lỗ tính cua. Đến lúc số cua ít hơn số lỗ thì ban đầu cái xe ra đi, đến cái biệt thự nối đuôi…rồi ngoài những cái nhất ra đi thì cái nhì, cái ba cũng đi nốt. Càng tính toán tìm đường làm ăn mới càng thất bại và giờ Toàn thường đi uống bia với mấy người bạn cũ, thời gian mà Toàn đang làm ăn được thì khá thoáng với bạn bè nên họ vẫn quý và rủ Toàn đi nhậu cho vui vẻ. Họ đều biết giờ Toàn chẳng có tiền mời.Từ câu chuyện của Toàn, lắm lúc tôi cứ thoáng giật mình khi thông tin trên mạng hay trong bản tin thời sự đưa nơi này, nơi kia vừa lập thêm một kỷ lục. Quả thật cũng có những kỷ lục rất vui, rất đáng khích lệ, nhưng những kỷ lục trên trời, không có tính thực tiễn, chưa phù hợp với hoàn cảnh và cũng chẳng để làm gì thì e …cũng lại giống Toàn Nhất mà thôi./.

“Toàn Nhất”-Tản văn của Tường Thế Hà (Lâm Đồng) Xem thêm »

Tiếng chuông điện thoại- Tản văn của Tường Thế Hà (Lâm Đồng)

(DHVO). Tôi dự một Hội thảo khoa học. Diễn giả là một vị giáo sư đầu ngành về môi trường, trong phần trình bày của mình, ông mở rộng vấn đề nghiên cứu sang lĩnh vực xã hội – Một đề tài khá mới và hấp dẫn, nó kết nối giữa các tiêu chí môi trường tự nhiên với các tiêu chí môi trường xã hội.Diễn giả đưa người nghe vào không gian của từng gia đình với những ví dụ: Âm thanh từ nhà mình phát ra thì bao nhiêu deciben (dB) thì không ảnh hưởng tới hàng xóm; vợ quát chồng thì với tần suất nào phù hợp, nếu quá thì…hay đồ thị mà biến số là mối liên hệ giữa nhiệt độ bên ngoài và sự tác động tâm lý của những người xung quanh để xác định khả năng chịu đựng giới hạn của con người …Vì là mới nên mọi người chăm chú lắm. Đôi lúc cả hội trường ồ lên thán phục khả năng truyền đạt hài ước, hấp dẫn của vị giáo sư.Bỗng từ hàng ghế phía trước một đoạn nhạc chuông vút lên – một đoạn của ca khúc hùng tráng trước khi xung trận. Người đàn ông cầm chiếc điện thoại ra sức ấn nút để tắt chuông, khổ nỗi càng ấn, tiếng chuông càng to và càng kéo dài… thật tội nghiệp. Cuối cùng thì tiếng chuông cũng được tắt, người đàn ông cúi xuống thì thầm “ Tôi đang dự hội nghị, lát tôi gọi lại cho bà sau”, rồi ông liếc nhìn sang những người ngồi bên tỏ ý xin lỗi. Ông bạn bên cạnh nói đùa :- Môi trường nhà ông có lẽ một vài chỉ số vượt quá tiêu chuẩn cho phép đấy!- Hì, xin lỗi ông! Sáng đi tôi không kịp nói với bà ấy là tôi đi đâu. Đến cơ quan không thấy nên bà ấy kiểm tra….chắc phiền đây!Không gian của Hội trường rồi cũng trở lại bình thường, vẫn điệp khúc diễn giả trình bày, người nghe vỗ tay hoặc ồ lên tán thưởng. Nhưng lại …bỗng một tiếng chuông điện thoại từ hàng ghế phía sau tôi, không hùng hồn nhưng kéo dài hơn tiếng chuông điện thoại ban nãy. Một giọng phụ nữ còn trẻ cất tiếng nói chuyện hết sức bình thản “ OK, thì đang hội nghị đây… sao bảo mai mới đi mà….thôi đợi chiều đi nhé, bây giờ đi ngay thì ngại vì sếp tôi đang trình bày…vậy cũng được…” câu chuyện như giữa chốn không người chỉ kết thúc sau khoảng 5 phút, khi mà người ngồi bên nhắc “ Trật tự chút đi chị!”. Vẻ mặt không hài lòng với ông bạn ngồi bên hiện rõ trên khuôn mặt người phụ nữ – Chắc ông này can thiệp vào chuyện riêng “không phải lối”. Bắt gặp thêm những ánh mắt của vài người xung quanh nhìn người phụ nữ với vẻ khó chịu và lạ lùng, cô ta liền cho chiếc điện thoại vào túi xách rồi bỏ ra ngoài.Những tưởng những tiếng chuông điện thoại chấm dứt tại đây thì ai dè…từ bục thuyết trình bắt vào micro và phát ra loa một đoạn chuông réo rắt và không kém phần sôi động… vị giáo sư có vẻ bực mình khi áp chiếc smatphone vào tai, rồi ông quát “ Cứ để đó, tôi về giải quyết sau! Chuyện nhỏ như vậy sao không lo được nhỉ…” .Nếu có máy đo âm lượng ở đó thì chắc kim cũng nhảy qua mức 70 dB./.

Tiếng chuông điện thoại- Tản văn của Tường Thế Hà (Lâm Đồng) Xem thêm »

Nỗi niềm của một người làm thơ

(DHVO). Từ “nhà thơ” là mọi người thường đặt cho chứ làm gì ai dám nhận. Rõ khổ, mỗi lần đi viếng bạn thơ, hoặc bố mẹ của bạn thơ qua đời y rằng ban tang lễ lại xướng lên cụm từ: Sau đây là đoàn “nhà thơ” đến viếng! Vài lời tiễn biệt người về cõi vĩnh hằng, thể nào trưởng đoàn đại diện cũng có vài câu thơ, thấm đẫm xót thương. Mọi người trầm trồ, các “nhà thơ” dù mặt mày đang nghiêm trang nhưng trong lòng cũng thấy rạo rực. Biết làm thơ vui lắm. Cái tên bố mẹ đặt cho đã mấy chục năm, giờ thỉnh thoảng lại có người gắn thêm một chữ “thơ” như gắn cho cái đuôi đằng sau. Khi làm được một bài như vừa sinh ra đứa con. Tự khen mình, bài nào cũng hay, cũng đẹp, cũng đi vào lòng người, mặc cho nhiều người chê dở ẹc. Có một câu người đời thường dành ví von cho các “nhà thơ: Thơ mình, vợ người ” nó đã ngấm vào máu thịt những người làm thơ. Những bài thơ mộc mạc chân chất, gần gũi với đời sống nhân dân được đọc, ngâm vịnh trước đám đông, và tự mình khẳng định mình “tài”. Niềm vui đó được lan ra mấy ngày, có khi hàng tháng. Những tràng pháo tay tán thưởng, thấy mũi người làm thơ như muốn “nổ ” tung ra. Phấn khích hào hứng tự mình đi phô tô thơ khi thì vài nghìn, vài chục, có khi in thành quyển gần chục triệu bạc, mang tặng bạn bè gần xa. Nhiều người vui mừng rối rít bắt tay nhưng cũng có người được tặng nhưng nét mặt thì không vui lắm. Những câu hỏi vu vơ hình thành như cơn gió bất chợt trong đầu. Đấy cũng là lẽ thường chả trách được họ.Lại nói thêm về thơ thẩn, thẩn thơ, ở đây chỉ dám nêu những gì gần gũi nhất về những người làm thơ “vườn”. Người chơi thơ như một thú vui tao nhã. Nhiều khi những tin nhắn bằng thơ hài hước của bạn bè gửi đến, đọc thấy buồn cười, một liều thuốc bổ làm cho tâm hồn như trẻ lại. Có những vần thơ giống như ông sao đổi ngôi lấp lánh lạc trong đêm. Nếu xếp các trò giải trí như đánh phỏm, đánh cờ, uống rượu, hoặc ngồi tán gẫu buôn dưa lê thì thơ là một trò khiến người ta mở mang trí tuệ nhất, mặc dù đó chỉ là thơ quanh quẩn say lũy tre làng. Cố nhà thơ Trần Đại Bổng ông vừa qua đời đầu năm 2013. Ông nguyên là chủ nhiệm CLB thơ Việt Nam, chi nhánh tại Quảng Ninh. Có một câu an ủi những người làm thơ vườn: ” Chẳng có được bài thơ HAY trước lúc chết / Thì nhân gian THI SĨ vẫn trường tồn”. Câu nói của ông chứng minh cho chúng ta vẫn và sẽ mãi mãi là ” nhà thơ” của những người dễ hiểu, dễ cảm thông, và tồn tại bên lũy tre làng, bên con đò bến nước, bên ruộng lúa luống ngô…Những câu thơ ” vắt ngang vai* ” như nhắc nhở, như thôi thúc phấn khích để mọi người gắng sức, một nắng hai sương chăm bón cho mùa vụ trĩu bông. Những bài thơ vườn còn được gọi là thơ phong trào trong lao động sản xuất, trong kháng chiến đã thôi thúc kêu gọi thanh niên lên đường nhập ngũ bảo vệ quê hương.Nhưng vui nhất vẫn là khi có bài thơ được đăng báo, trong lòng như vừa mở ra một miền đất hứa. “Từ đó trong tôi nhiều mới lạ/ Ngày đêm thơ phú cứ mênh mang**.” Thơ là thế đấy . Mỗi lần chị đưa thư gọi, dù có đang bận trăm công nghìn việc, hoặc đang trong chân ấm cũng bật dậy như lò so, mừng như đứa trẻ đón mẹ đi lâu ngày trở về.Vui là thế mà thiệt hại về vật chất cũng có. Mải làm thơ để cháy cá, khét thịt, xoong lồi thủng là chuyện thường tình. Bút, vở nháp như ăn ghém. Đêm trằn trọc, mơ màng tự nhiên tìm thấy câu thơ hay , làm như mình vừa bắt được vàng, tung chăn, vung bút, khai phục trí nhớ, mai đỡ quên. Người làm thơ nhiều khi như người thơ thẩn, ngẩn ngơ, muốn đi lấy cái này lại vớ cái kia. Có khi đi đường, vừa đi xe máy hoặc ngồi trên ô tô cũng ngâm nga, cứ như chỉ những người làm thơ mới yêu đời.Vui là thế. Thiệt hại là thế. Buồn cũng bắt nguồn từ đây! Những người làm thơ luôn có một tâm hồn trừu tượng để làm ra những câu thơ trìu tượng. Nghĩ về nhau cũng trừu tượng, để đôi lúc thôi đã mất đi hòa khí.Hỡi các bạn thơ. Hỡi các ” nhà thơ vườn!” chúng ta được thượng đế ban cho kiếp làm người, sống gửi trên cõi đời này chỉ còn khoảng thời gian rất ngắn, rồi chia tay nhau về cõi vĩnh hằng. Đúng vậy. Ai nấy sẽ về cái nơi không mặt trời, ngày cũng như đêm. Không có những áng thơ đường vần trắc, vần bằng, năm mươi sáu từ đục đẽo vuông thành sắc cạnh bay bổng. Không còn chàng Lục nàng Tám sóng đôi dí dỏm, mỗi khi đọc cũng thấy da diết cõi lòng. Không còn những vần thơ tự do được thỏa sức dãi bày, đọc có lúc thấm thía đến sởn da gà, tất tần tật những tâm tư tình cảm từ trong sâu thẳm được thỏa chí tang bồng. Thời gian chúng ta còn lại trên đời này quý như vàng như ngọc. Được tính bằng ngày bằng tháng.Ta hãy sống sao cho thanh thản, vô tư. Những vướng mắc bực dọc nó luôn ngự trị trong chúng ta . Mỗi cái đầu của chúng ta, ví như cái va li, hãy cất vào đó những tư liệu quý giá. Phải biết, bỏ bớt những thứ không cần thiết để cho những mầm thơ được nẩy chồi, xanh lộc, theo đúng cái nghĩa của nó. Để cho sân chơi mãi là những sân chơi bổ ích. Để cho hai từ “nhà Thơ” đáng yêu, đáng kính, đáng nể, được xứng đáng trong tầm mắt của bè bạn! * Thơ: Trần Nhuận Minh** Ý thơ: Tố Hữu 10-3-2013. Tác giả bài viết: thi Nga (Vân Đồn-Quảng Ninh)

Nỗi niềm của một người làm thơ Xem thêm »

Hà Giang, nơi mê đắm lòng người- Tản văn của TS.Vũ Thị Minh Huyền

Thoát khỏi cái ồn ào, náo nhiệt và xô bồ của Hà Nội, chúng tôi đi trên những cung đường cheo leo để tìm đến với Hà Giang. Hà Giang với thiên nhiên tươi đẹp, không khí trong lành và khí hậu mát mẻ quanh năm, nơi mê đắm lòng người bởi cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ, bởi tình cảm ấm áp của bà con dân tộc nơi đây, bởi men rượu ngô say ngất ngây, bởi sắc hồng mộng mơ của những thung lũng hoa Tam giác mạch. Ai đã từng đến Hà Giang sau khi trở về nhà cũng mang theo đầy niềm thương và nỗi nhớ. Cao nguyên đá Đồng Văn, cổng trời Quản Bạ, cột cờ Lũng Cú, đèo Mã Pì Lèng, cũng như nụ cười rạng rỡ của những em bé và cô gái vùng cao luôn có sức thu hút mạnh mẽ đối với khách du lịch nơi cao nguyên đá Hà Giang.

Hà Giang, nơi mê đắm lòng người- Tản văn của TS.Vũ Thị Minh Huyền Xem thêm »

Tuyệt tác của những họa sĩ khuyết tật

Sinh ra với khuyết tật trên cơ thể, tuy nhiên với niềm đam mê không có giới hạn dành cho hội họa cũng như một nghị lực phi thường, tuyệt tác mà những họa sĩ “đặc biệt” này tạo ra đã khiến cả thế giới phải ngả mũ thán phục. DHVO trân trọng giới thiệu những tác phẩm tuyệt vời của họ:

Tuyệt tác của những họa sĩ khuyết tật Xem thêm »

CLB Bóng đá Dược Nam Hà Nam Định dùng tiền thưởng tháng 7 để làm từ thiện

Sáng qua (15/8), dù bận công việc chuẩn bị cho cuộc tiếp đón Quảng Nam FC ở vòng 21, nhưng các thành viên BHL của CLB Bóng đá Dược Nam Hà Nam Định (DNH.NĐ) vẫn có chuyến công tác khảo sát để chuẩn bị cho chương trình từ thiện góp phần xây nhà tình nghĩa tại Xã Liên Minh, Huyện Vụ Bản (Nam Định).

CLB Bóng đá Dược Nam Hà Nam Định dùng tiền thưởng tháng 7 để làm từ thiện Xem thêm »

Truy tặng, phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân, Nghệ sĩ ưu tú: Vinh danh những người xứng đáng

Ngày 12/8, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã ký các Quyết định số 1358/QĐ-CTN, 1359/QĐ-CTN chính thức truy tặng, phong tặng danh hiệu NSND, NSƯT cho 391 nghệ sĩ. Trong đó có 84 danh hiệu NSND và 307 danh hiệu NSƯT.

Truy tặng, phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân, Nghệ sĩ ưu tú: Vinh danh những người xứng đáng Xem thêm »

Lên đầu trang