Tuyệt tác của những họa sĩ khuyết tật

Sinh ra với khuyết tật trên cơ thể, tuy nhiên với niềm đam mê không có giới hạn dành cho hội họa cũng như một nghị lực phi thường, tuyệt tác mà những họa sĩ “đặc biệt” này tạo ra đã khiến cả thế giới phải ngả mũ thán phục. DHVO trân trọng giới thiệu những tác phẩm tuyệt vời của họ:

Dù sinh ra với đôi tay bị dị tật nhưng anh chàng Mariusz Kedzierski vẫn quyết định theo đuổi niềm đam mê mỹ thuật của mình. Bằng sự nghị lực không có giới hạn, chàng họa sĩ đường phố này đã tạo ra những bức vẽ chân dung “siêu thực” khiến mọi người phải ngỡ ngàng. 

Peter Longstaff mất hoàn toàn hai cánh tay ngay từ khi sinh ra, bởi mẹ anh đã dùng thuốc an thần trong khi mang thai. Tuy nhiên, những gì mà người đàn ông này có thể thực hiện chỉ với đôi chân của mình sẽ khiến bạn phải kinh ngạc thực sự.

 

Huang Guofu mất đi hai cánh tay sau một vụ tai nạn điện năm 4 tuổi. Đến năm 12 tuổi, anh tìm thấy niềm đam mê trong hội họa và bắt đầu tập vẽ tranh bằng chân và miệng. Đến nay, họa sĩ Huang Guofu đã trở thành một niềm tự hào của những người khuyết tật trên toàn thế giới.

Rakan Abdulaziz Kurdi là một họa sĩ khuyết tật cực kì nổi tiếng của Ả Rập Xê Út. Những tác phẩm được thực hiện từ xe lăn của chàng họa sĩ này gây ấn với người xem bởi sự chân thực không khác gì bức ảnh chụp của chúng.

 

Sau một tai nạn khủng khiếp ở thời trung học, Doug Landis đã bị liệt hoàn toàn các bộ phận trên cơ thể từ cổ trở xuống. Tuy nhiên, chỉ với phần đầu, niềm đam mê hội họa cũng như nghị lực phi thường, Landis đã khiến cả thế giới phải ngả mũ kính phục.

Dù chỉ có thể cầm cọ bằng đôi chân, Uttam Kumar Bhardwaj vẫn có thể tạo ra những tuyệt tác khiến cả các họa sĩ khỏe mạnh phải nể phục. Được biết, trong sự nghiệp của mình, người đàn ông khuyết tật này đã giành được đến 33 giải thưởng danh giá của lĩnh vực hội họa. 

Việc cả tứ chi đều không thể sử dụng không thể ngăn cản Doug Jackson đến với hội họa. Từ năm 11 tuổi, người đàn ông khuyết tật đến từ Mỹ này đã bắt đầu tập vẽ với chiếc cọ được gắn ở một giá đỡ đặc biệt trên đầu. Đến nay, các tác phẩm của Jackson đã thực sự gây được tiếng vang lớn trên khắp cả nước.

 

“Khuyết tật” về bộ gen khiến Stephen Wiltshire có thể ghi nhớ chi tiết gần như tất cả mọi thứ đã xảy ra trong đời mình. Trên ảnh chính là bức tranh toàn cảnh thành phố Luân Đôn đang được Wiltshire thực hiện chỉ với những ký ức ở trong đầu.

PV (sưu tầm)

Bài viết liên quan

Picture3

Học viện Báo chí và Tuyên truyền tổ chức Lễ kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 – 20/11/2024)

43

Chuỗi hoạt động chào mừng 70 năm giải phóng thành phố Nam Định

“Tháng 3 giỗ mẹ” – tưởng nhớ Thánh Mẫu Liễu Hạnh

1

Bầu chọn danh hiệu “Vận động viên (VĐV) tiêu biểu và đề cử vận động Thể thao người khuyết tật xuất sắc thành phố Hải Phòng lần thứ 30 năm 2023”

tl-1-5308.jpg

Quảng Bình: Triển lãm về văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số

thoi-3-2228

Ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy xoá mù chữ ở Lạng Sơn

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang