Trung tâm Bảo trợ và Công tác xã hội Thái Nguyên tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch

(DHVO). Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh COVID-19, Trung tâm Bảo trợ và Công tác xã hội (Sở Lao động, Thương binh và Xã hội) đã và đang thực hiện nhiều giải pháp nhằm đảm bảo an toàn cho những người đang được quản lý, nuôi dưỡng, chăm sóc tại đây.

Phun dung dịch sát khuẩn phòng, chống dịch tại khuôn viên và nhà ở các đối tượng được bảo trợ trong Trung tâm Bảo trợ và Công tác xã hội tỉnh.

Trung tâm Bảo trợ và Công tác xã hội tỉnh đang quản lý, nuôi dưỡng, chăm sóc 70 đối tượng có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, gồm: Người cao tuổi cô đơn không nơi nương tựa; trẻ em mồ côi; người khuyết tật; người lang thang… Trước diễn biến phức tạp của dịch, Trung tâm đã phổ biến các biện pháp phòng, chống dịch bệnh theo khuyến cáo của Bộ Y tế cho đối tượng bảo trợ và cán bộ, viên chức trong đơn vị; nhắc nhở đối tượng thường xuyên đeo khẩu trang và rửa tay bằng xà phòng hoặc sử dụng dung dịch rửa tay khô đúng cách, không tự ý đi ra ngoài trung tâm.

Cùng với đó, Trung tâm cũng đã cấp phát khẩu trang cho đối tượng được bảo trợ và người lao động (2 chiếc/người); chỉ đạo Phòng Y tế – Phục hồi chức năng duy trì đo thân nhiệt cho các đối tượng và cán bộ, viên chức 2 lần/ngày; thực hiện tổng vệ sinh toàn bộ khu vực nhà ở, khuôn viên trung tâm bằng dung dịch sát khuẩn cloraminB (2 lần/tuần)… Bà Nguyễn Thúy Hường, Giám đốc Trung tâm Bảo trợ và Công tác xã hội tỉnh cho biết: Trong những ngày này, đặc biệt là khi có Chỉ thị số 16 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện các biện pháp cấp bách trong phòng, chống dịch, chúng tôi đã chỉ đạo bộ phận trực bảo vệ duy trì đóng cổng 24/24h, động viên đối tượng bảo trợ hạn chế ra khỏi Trung tâm; khuyến cáo khách đến liên hệ công tác phải đeo khẩu trang, rửa tay bằng dung dịch sát khuẩn. Các loại phương tiện ra vào cơ quan đều phải được phun dung dịch sát khuẩn…

Thực hiện Chỉ thị số 16 của Thủ tướng Chính phủ, các huyện, thành, thị trong tỉnh đã có văn bản yêu cầu các xã, thị trấn nhanh chóng rà soát, tổng hợp số hộ, số nhân khẩu của các gia đình có hoàn cảnh yếu thế, đặc biệt khó khăn có nguy cơ thiếu đói do ảnh hưởng của dịch trong thời gian cách ly xã hội để hỗ trợ kịp thời. Ngoài ra, các địa phương cũng chỉ đạo tăng cường quản lý người khuyết tật, người cao tuổi, trẻ em bán hàng rong, lang thang ăn xin trên địa bàn. Sở Lao động, Thương binh và Xã hội cũng đã tính đến phương án đưa các đối tượng này vào khu cách ly tại địa phương, sau đó mới phân loại để đưa vào các trung tâm bảo trợ xã hội.

P.V

Bài viết liên quan

Picture9

Lễ ra mắt Công ty Cổ phần Phát triển Hướng Dương Việt: Hiện thực hoá ước mơ cho những vầng trăng khuyết

Picture1

Cần tăng cường tính đại diện và tiếng nói của người khuyết tật trong các cơ quan dân cử

Picture2

Chương trình “Hành trình cuộc sống” trao tặng trẻ em có hoàn cảnh khó khăn của thành phố 140 xe đạp và nhiều phần quà tặng

Picture1

Lễ kỷ niệm và Hội thảo khoa học “Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông 30 năm xây dựng và phát triển”

Picture1

Trường Phổ thông dân tộc nội trú huyện Lạc Sơn, tỉnh Hoà Bình: 3 năm liên tiếp đạt danh hiệu thi đua “Hai tốt”

Picture1

Khoa Chính trị học, Học viện Báo chí và Tuyên truyền: Tưng bừng Đêm đại nhạc hội chào đón tân sinh viên “FPS 2024 – Time Capsule”

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang