Trầm cảm – Căn bệnh của xã hội hiện đại

(DHVO) “Trầm cảm” là căn bệnh được nhắc đến khá nhiều trong những năm gần đây, và là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến việc tự tử. Đây thật sự là căn bệnh đáng sợ và nguy hiểm và cần được nhận thức, đánh giá và quan tâm một cách đúng đắn.

Trầm cảm là một bệnh rối loạn cảm xúc biểu hiện lâm sàng là một trạng thái cảm xúc buồn rầu, chán chường, u uất. Bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng hay gặp nhất ở tuổi từ 18-45,phụ nữ mắc nhiều hơn nam giới. Theo Tổ chức Y tế Thế giới – WHO, mỗi năm có tới 850.000 thiệt mạng vì bệnh trầm cảm. Theo thống kê, trầm cảm là căn bệnh phổ biến thứ 2 trên Thế giới. Số người mắc bệnh này dự kiến lên tới 121 triệu vào năm 2020. Điều đáng nói là trong số đó chỉ có 25% được điều trị kịp thời và đúng phương pháp. Tỷ lệ mắc bệnh trầm cảm rõ rệt chiếm khoảng 3-5% dân số.

Qua những số liệu thống kê trên, có thể thấy rằng trầm cảm là một căn bệnh phổ biến của xã hội hiện đại. Có 7 nguyên nhân dẫn đến căn bệnh này. Nguyên nhân được nhắc tới nhiều nhất chính là “Stress”. Khi xã hội ngày càng phát triển, guồng quay cuộc sống ngày càng nhanh khiến cho các áp lực về công việc, gia đình càng đè nặng lên con người, khiến họ bị ức chế thần kinh và trong thời gian dài sẽ gây ra bệnh trầm cảm. Bên cạnh đó, nhiều người cũng có thể bị trầm cảm sau khi họ phải trải qua một biến cố lớn trong cuộc sống. Bên cạnh đó, người ta cũng có thể bị trầm cảm do tác dụng phụ của một số loại thuốc, lạm dụng chất kích thích hoặc do yếu tố di truyền.

Trầm cảm có nhiều dạng và diễn biến cũng như biểu hiện bệnh của mỗi dạng là không giống nhau. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), bệnh trầm cảm thường có nhiều loại khác nhau như: trầm cảm nặng, trầm cảm nhẹ, trầm cảm xuất hiện từng giai đoạn, trầm cảm tái diễn, trầm cảm nặng và tái diễn, trầm cảm mức độ nhẹ liên tục, trầm cảm di chứng của rối loạn khí sắc trầm cảm, rối loạn phân liệt cảm xúc. Tuy nhiên, dù ở mức độ nào, thì căn bệnh này cũng đều mang lại cho người bệnh những cảm xúc tiêu cực và dễ gây ra những hành động cực đoan như tự làm tổn thương bản thân hay tổn thương người khác.

Trầm cảm là một căn bệnh thực sự nguy hiểm (Ảnh: Internet)

Có thể thấy rằng, căn bệnh trầm cảm không chỉ nguy hiểm bởi tác hại mà còn nguy hiểm bởi không phải người bệnh trầm cảm nào cũng bộc lộ những biểu hiện bệnh ra bên ngoài. Đôi khi, chính ngay cả bản thân người bệnh và người thân có thể không biết hoặc không để ý đến. Dù mắc loại bệnh trầm cảm nào nhưng trong cơn trầm cảm bột phát sẽ dẫn đến một hệ lụy khá tồi tệ là bệnh nhân có thể có hành vi tự sát hoặc giết chết người thân rồi tự sát. Vì vậy, việc phòng bệnh trầm cảm là một vấn đề quan trọng cần được lưu ý hiện nay do bệnh ngày càng có xu hướng phát triển trong xã hội hiện đại. Phòng bệnh rối loạn trầm cảm chủ yếu là chú trọng đến việc giáo dục nhân cách trẻ em từ khi còn nhỏ để sau này lớn lên có được các phẩm chất hòa nhập dễ dàng với cuộc sống, nghề nghiệp xã hội; đồng thời có khả năng thích ứng linh hoạt với những hoàn cảnh bất lợi luôn luôn có thể xảy ra. Cần tổ chức lao động, làm việc, sinh hoạt và nghỉ ngơi hợp lý; tránh tình trạng căng thẳng về cảm xúc và các sang chấn tâm lý; phát hiện và điều trị sớm các bệnh của cơ thể.

Minh Hằng

Bài viết liên quan

bìa

Đảng ủy khối Doanh nghiệp quận Hoàng Mai tổ chức thăm hỏi và tri ân nhân kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh – Liệt sỹ

Picture1

Phạm Quỳnh Anh nữ sinh quê Nam Định đạt điểm 10 môn Ngữ văn: “Thất bại lớn nhất là sợ thất bại”

58

Giám đốc Công an Nam Định thăm, động viên cán bộ, chiến sĩ bị thương khi làm nhiệm vụ 

57

Hồ Chí Minh: Có 8.927 người đang được chăm sóc, nuôi dưỡng tại các cơ sở bảo trợ xã hội

55

Nam Định ra mắt lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở

52

Gắn biển công trình chào mừng kỷ niệm 70 năm, Ngày giải phóng thành phố Nam Định

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang