TP.HCM: Chuẩn bị lắp đặt hệ thống quan trắc về môi trường

Mới đây, ông Cao Tung Sơn – Giám đốc Trung tâm Quan trắc TNMT, Sở TNMT TP.HCM, cho biết: “TP HCM là địa phương đầu tiên có đề án mang tính chất tổng thể, quy mô lớn, đánh giá tất cả thành phần về quan trắc môi trường”. Đồng thời, đề án hiện đang trong giai đoạn nghiên cứu khả thi và sẽ trình cơ quan thẩm quyền lập hội đồng thẩm định, trước khi trình HĐND TP.HCM xem xét phê duyệt.

Ô nhiễm không khí ở Sài Gòn ngày càng tăng do khí thải từ 10 triệu xe máy, ôtô; nhà xưởng; xây dựng. Ảnh minh hoạ

Được biết, hệ thống quan trắc tự động có thiết bị hiện đại. Theo đó, có tổng đầu tư 495 tỷ. Qua đó, sau khi lắp đặt xong thiết bị này sẽ luôn cập nhật chỉ số về môi trường. Qua đó, nhằm giúp nghiên cứu, cảnh báo cho người dân.

Theo ông Cao Tung Sơn – Giám đốc Trung tâm Quan trắc TNMT, Sở TNMT TP.HCM cho biết thêm, đề án có ba thành phần được quan trắc tự động, điển hình: không khí, nước và lún. Bên cạnh đó, cácdữ liệu quan trắc sẽ được gửi về trung tâm điều hành. Từ các chỉ số hệ thống quan trắc tự động thu thập được, Sở TNMT sẽ phân tích dữ liệu để đưa ra dự báo, xây dựng kế hoạch quan trắc, phù hợp định hướng phát triển kinh tế, xã hội cũng như cảnh báo đến người dân.

Theo đại diện Sở TNMT TP.HCM thông tin, hiện đang lắp đặt thí điểm hai trạm quan trắc không khí tự động ở cửa ngõ phía Đông (tại Khu Công nghệ cao); phía Tây (ở Phòng giáo dục quận Bình Tân). Hai trạm này đang trong giai đoạn đánh giá, kiểm tra thiết bị và sẽ sớm đi vào hoạt động. Vào năm 2030, TP.HCM tiếp tục sẽ lắp đặt thêm 16 trạm ở các giao lộ lớn, khu dân cư, khu công nghiệp tại các quận huyện.

Tương tự, ông Cao Tung Sơn – Giám đốc Trung tâm Quan trắc TNMT, Sở TNMT TP.HCM, nhấn mạnh: “Với tần suất quan trắc của TP HCM có thể gấp 5 lần so với tần suất tối thiểu theo quy định của Bộ TNMT vì tần suất quan trắc càng nhiều, chi phí càng cao”. Điều này giúp TP HCM hoạch định chính sách, đưa ra các chỉ tiêu môi trường trước tình hình thực tế.

Cùng với đó, khi thực hiện đề án này của Sở TNMT xác định quan trắc tại các vị trí sông và 5 hệ thống kênh rạch trong nội ô thành phố. Theo dự kiến có hai trạm quan trắc nước thải sông Sài Gòn ở hạ nguồn trạm Phú An (quận 1) và trạm Trung An (huyện Củ Chi). Qua đó, nhằm đánh giá toàn diện tác động từ dân cư, sản xuất của con người lên hệ thống kênh rạch, sông của thành phố.

Ngoài ra, TP.HCM với việc quan trắc sẽ sử dụng các thiết bị kỹ thuật cao khoan sâu xuống để xác định tầng lún, nguyên nhân lún. Trong đó, nằm trên đới đứt gãy nên việc xác định lún phải được đánh giá theo chuỗi thời gian dài.

Trước đó, vào năm 1993, TP HCM cũng triển khai quan trắc môi trường tại, khi Luật Bảo vệ môi trường có hiệu lực. Mặc khác, TP.HCM đã thiết lập mạng lưới quan trắc về môi trường, trong đó lồng ghép một số chương trình quan trắc của Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường, nay là Bộ Tài nguyên Môi trường vào mạng lưới quan trắc quốc gia. TP.HCM hiện đã có 30 trạm quan trắc không khí thủ công, gián đoạn.

Hoàng Đức

Bài viết liên quan

Picture1

HỘI GIA ĐÌNH TRẺ EM VÀ NGƯỜI BẠI NÃO VIỆT NAM TỔ CHỨC GIẢI CHẠY THIỆN NGUYỆN “NÂNG BƯỚC CHÂN EM” LẦN THỨ 6

SEE_5346

Trao giải cuộc thi “Phụ nữ khởi nghiệp sáng tạo và chuyển đổi xanh” năm 2024

Picture1

“Vá lành” những mảnh khuyết cuộc đời bằng đôi bàn tay khéo léo

z5916242329405_55c88a8cf81ef44bfcd7e6a8b48c7ad1

THAM VẤN CÁC BÊN LIÊN QUAN VỀ CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG MUA BÁN NGƯỜI ĐẢM BẢO HÒA NHẬP CHO NGƯỜI KHUYẾT TẬT

Picture1

Liên hiệp hội về người khuyết tật Việt Nam: Ủng hộ 87 người khuyết tật bị ảnh hưởng sau bão lũ

Picture3

NHU CẦU VỀ THÔNG TIN PHÁP LUẬT VÀ MỨC ĐỘ ĐÁP ỨNG CÙNG MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CÔNG TÁC THÔNG TIN PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO NGƯỜI KHUYẾT TẬT

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang