Nhân kỷ niệm 92 năm ngày thành lập Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam 20/10/1930-20/10/2022, Liên hiệp hội về người khuyết tật Việt Nam (VFD) phối hợp với Trung tâm Hỗ trợ Sáng kiến phục vụ cộng đồng (CSIP), tổ chức Chương trình Tôn vinh phụ nữ khuyết tật tiêu biểu và các doanh nhân nữ có nhiều đóng góp tích cực cho cộng đồng cũng như góp phần hỗ trợ cải thiện chất lượng cuộc sống của người khuyết tật tại một số tỉnh trong cả nước với chủ đề “Vươn lên mạnh mẽ”. Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ Dự án “Cải thiện chất lượng sống của người khuyết tật tại các tỉnh bị phun rải nặng chất da cam” do Trung tâm Hành động quốc gia khắc phục hậy quả chất độc hóa học và môi trường (NACCET) – Bộ Quốc phòng làm chủ Dự án, Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tài trợ. Dự án đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1276/QĐ-TTg ngày 20/07/2021.
1. GIỚI THIỆU CHƯƠNG TRÌNH
Việt Nam hiện có 6,2 triệu người khuyết tật trong đó 58% là phụ nữ. Người khuyết tật nói chung, phụ nữ khuyết tật (PNKT) nói riêng gặp không ít khó khăn trong tiếp cận các dịch vụ y tế, giáo dục, học nghề, việc làm, sinh kế, tham gia hoạt động xã hội.
Ngày 20/7/2021, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1276/QD-TTg phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án “Hỗ trợ cải thiện chất lượng sống của người khuyết tật tại các tỉnh bị phun rải nặng chất da cam” (Dự án Hòa Nhập), do Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tài trợ, Trung tâm Hành động quốc gia khắc phục hậu quả chất độc hóa học và môi trường (NACCET) – Bộ Quốc Phòng là chủ dự án.
Dự án có mục tiêu cải thiện chất lượng sống của người khuyết tật tại 8 tỉnh bị phun rải nặng chất da cam, gồm: Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Bình Định, Kon Tum, Đồng Nai, Bình Phước, Tây Ninh, thông qua 3 đối tác chính gồm: Trung tâm Sáng kiến Sức khỏe và Dân số (CCIHP); Trung tâm Nghiên cứu Phát triển Y tế Cộng đồng (CCRD); và Trung tâm Hỗ trợ Sáng kiến Phục vụ Cộng đồng (CSIP). Các hoạt động của dự án, do các đối tác thực hiện triển khai tại 8 tỉnh, tập trung vào mở rộng và cải thiện các dịch vụ phục hồi chức năng và xã hội; tăng cường thực thi chính sách và nâng cao năng lực cung cấp dịch vụ cho các cơ quan về người khuyết tật ở cấp quốc gia và cấp địa phương và cho các tổ chức hoạt động vì người khuyết tật tại cộng đồng.
Nhân dịp kỷ niệm 92 năm ngày thành lập Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam (20/10/1930 – 20/10/2022), Trung tâm Hỗ trợ Sáng kiến Phục vụ Cộng đồng (CSIP) phối hợp với Liên Hiệp Hội về người khuyết tật Việt Nam (VFD), Trung tâm Sáng kiến Sức khỏe và Dân số (CCIHP) và Trung tâm Nghiên cứu Phát triển Y tế Cộng đồng (CCRD), trong khuôn khổ ngân sách tài trợ của dự án, sự chỉ đạo của Trung tâm Hành động Quốc gia Khắc phục hậu quả chất độc hóa học và môi trường (NACCET), cùng các Sở ban ngành địa phương, đối tác liên quan tổ chức Chương trình VƯƠN LÊN MẠNH MẼ – sự kiện nhằm tôn vinh phụ nữ khuyết tật tiêu biểu và nữ doanh nhân có nhiều đóng góp tích cực cho cộng đồng và cải thiện chất lượng sống của người khuyết tật.
2. MỤC TIÊU CỦA CHƯƠNG TRÌNH
Tôn vinh 40 cá nhân phụ nữ khuyết tật tiêu biểu và nữ doanh nhân có nhiều đóng góp tích cực cho cộng đồng và cải thiện chất lượng sống của người khuyết tật;
Truyền cảm hứng, lan tỏa những giá trị sống tích cực tới cộng đồng người khuyết tật nói riêng và cộng đồng nói chung;
Giao lưu – chia sẻ giữa các cá nhân được vinh danh với các lãnh đạo nhà nước, Bộ Lao động – Thương binh Xã hội, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, các cơ quan/đơn vị có liên quan.
3. QUYỀN LỢI CỦA NGƯỜI ĐƯỢC VINH DANH:
Các ứng viên được lựa chọn sẽ:
Nhận giấy khen của Bộ Lao động – Thương binh Xã hội, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam hoặc Liên Hiệp Hội về Người khuyết tật Việt Nam;
Gặp mặt lãnh đạo nhà nước tại Phủ Chủ tịch;
Tham dự lễ vinh danh và gặp gỡ đại diện các cơ quan/Bộ/ngành trung ương;
Giao lưu kết nối với các cá nhân được vinh danh đến từ các tỉnh/thành khác.
4. TIÊU CHÍ DỰ TUYỂN VÀ HỒ SƠ ỨNG VIÊN:
Chương trình tôn vinh các cá nhân phụ nữ khuyết tật tiêu biểu và nữ doanh nhân có nhiều đóng góp tích cực cho cộng đồng và cải thiện chất lượng sống của người khuyết tật.
Các ứng viên có thể tự ứng cử hoặc được đề cử bởi các cơ quan, đơn vị, tổ chức, hội nhóm/câu lạc bộ… theo các tiêu chí sau:
4.1 Đối với ứng viên là Phụ nữ khuyết tật:
4.1.1 Tiêu chí dự tuyển:
Là công dân Việt Nam trong độ tuổi từ 18-55 (sinh từ tháng 09/1967 đến tháng 09/2004);
Địa bàn sinh sống tại 8 tỉnh địa bàn dự án (Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Kon Tum, Bình Định, Đồng Nai, Bình Phước, Tây Ninh) và các tỉnh/thành phố gồm: Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Vĩnh Long, Hà Nội, Nam Định, Hải Dương, Hà Giang và Nghệ An;
Có thành tích trong học tập, nghiên cứu, lao động, sản xuất trong 5 năm trở lại đây;
Có sáng kiến, đổi mới trong lao động sản xuất được ghi nhận và được ứng dụng trong thực tế;
Là thành viên, chủ tịch hoặc chủ nhiệm câu lạc bộ/hội của người khuyết tật tại địa phương (tỉnh/thành phố, quận/huyện, xã/phường/thị trấn);
Có thành tích đáng kể trong các hoạt động hỗ trợ cộng đồng trong 5 năm trở lại đây (trong các hoạt động hỗ trợ khẩn cấp: thiên tai, thảm họa, dịch bệnh; trong các hoạt động thiện nguyện, dạy học, xây nhà tình nghĩa, kết nối việc làm, tạo sinh kế….);
Có 1 hoăc nhiều câu chuyện cụ thể về những trường hợp đã được ứng viên hỗ trợ, giúp đỡ trong 5 năm trở lại đây.
4.1.2 Hồ sơ ứng viên:
Hồ sơ ứng tuyển (theo mẫu);
Bản sao chứng minh thư/căn cước công dân;
Bản sao giấy chứng nhận khuyết tật (nếu có);
Bản sao Bằng khen/giấy khen của cơ sở đào tạo/cơ quan/doanh nghiệp/Ủy ban nhân dân, các hội/nhóm/câu lạc bộ…;
Khuyến khích ứng viên kể câu chuyện được viết dưới dạng văn viết, không dài quá 2 trang giấy A4 (có kèm theo hình ảnh và thông tin của người khuyết tật được ứng viên hỗ trợ/giúp đỡ) (nếu có).
4.2 Đối với ứng viên là nữ doanh nhân có thành tích đóng góp cho cộng đồng và cải thiện chất lượng sống của người khuyết tật:
4.2.1 Tiêu chí dự tuyển:
Là công dân Việt Nam trong độ tuổi từ 18-55 (sinh từ tháng 09/1967 đến tháng 09/2004);
Địa bàn sinh sống và/hoặc làm việc tại 8 tỉnh địa bàn dự án (Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Kon Tum, Bình Định, Đồng Nai, Bình Phước, Tây Ninh) và các tỉnh/thành phố khác gồm: Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Vĩnh Long, Hà Nội, Nam Định, Hải Dương, Hà Giang và Nghệ An;
Là người sáng lập/điều hành doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh có sử dụng lao động là người khuyết tật; hoặc có nhiều hoạt động đóng góp, giúp cải thiện chất lượng sống của người khuyết tật tại địa phương (cung cấp bằng chứng cụ thể).
4.2.2 Hồ sơ ứng viên:
Hồ sơ ứng tuyển (theo mẫu);
Bản sao Chứng minh thư/căn cước công dân;
Bản sao giấy chứng nhận khuyết tật (nếu có);
Bản sao giấy đăng ký kinh doanh/Quyết định thành lập tổ nhóm SXKD;
Danh sách người lao động là người khuyết tật (có thông tin về họ và tên, ngày sinh, địa chỉ, số điện thoại, vị trí/chức vụ, loại hình hợp đồng lao động…) có xác nhận của chủ doanh nghiệp (ký tên, đóng dấu);
Bản sao bằng khen/giấy khen dành cho nữ doanh nhân và/hoặc doanh nghiệp.
5. QUY TRÌNH XÉT DUYỆT HỒ SƠ
Bước 1: Các cá nhân, tổ chức hoàn thiện hồ sơ theo yêu cầu và gửi hồ sơ trực tiếp cho Ban tổ chức;
Bước 2: Ban Tuyển chọn xét duyệt các hồ sơ ứng tuyển/đề cử theo các tiêu chí quy định;
Bước 3: Liên Hiệp Hội về người khuyết tật Việt Nam trình danh sách lựa chọn lên Bộ LĐTBXH và Hội LHPNVN để phê duyệt và ra quyết định khen thưởng;
Bước 4: Công bố danh sách được lựa chọn. Mời tham dự lễ tôn vinh và buổi gặp gỡ với Lãnh đạo nhà nước.
6. THỜI HẠN VÀ CÁCH THỨC NỘP HỒ SƠ
6.1 THỜI HẠN NHẬN HỒ SƠ:
Bộ hồ sơ đầy đủ của ứng viên cần gửi về bằng đường bưu điện cho Ban tổ chức trước 17h00 ngày 10/9/2022.
6.2 CÁCH THỨC NỘP HỒ SƠ:
Hồ sơ ứng viên tự ứng cử và được đề cử cần được gửi trực tiếp qua đường thư chuyển phát về:
Văn phòng Liên hiệp hội về Người khuyết tật Việt Nam
Địa chỉ: Tầng 4 – Hội người mù Việt Nam, 139 Nguyễn Thái Học, Ba Đình, Hà Nội
Điện thoại: Đỗ Huy Hùng (097-892-1887)
Hoặc
Trung tâm Hỗ trợ Sáng kiến Phục vụ Cộng đồng
Địa chỉ: Phòng 2302, Tầng 23, Số 101 Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội
Điện thoại: Nguyễn Thị Hương Thủy (0917-622-488)
Link tải mẫu đăng ký:
https://drive.google.com/drive/u/2/folders/1v4rzCvjPlZdAwNEb5kTATL1B_FPl_qkU
7. ĐẦU MỐI HỖ TRỢ
Mọi thắc mắc và yêu cầu hỗ trợ liên quan tới chương trình vui lòng liên hệ:
NGUYỄN THỊ HƯƠNG THỦY – CÁN BỘ DỰ ÁN
Điện thoại: 0917-622-488
Email: huongthuy@csip.vn