Tết Đoan ngọ ở mỗi vùng miền có gì đặc biệt?

Hằng năm, cứ đến mồng 5 tháng 5 (Âm lịch), dân ta lại tổ chức Tết Đoan ngọ hay còn được gọi bằng cái tên dân dã hợn là Tết giết sâu bọ. Đây là một trong những ngày lễ truyền thống có nội hàm văn hóa phong phú và ở mỗi vùng miền người ta lại có tục lệ ăn Tết Đoan ngọ khác nhau.

Ảnh minh họa, nguồn ảnh Internet

Tết Đoan ngọ là dịp người ta thường ăn một số món ăn đặc biệt trong gia đình. Buổi sáng sớm ngày Tết Đoan ngọ người ta ăn bánh tro, chè hạt sen, trái cây và rượu nếp với quan niệm để “giết sâu bọ”, trừ bệnh tật trong người. Thường lệ người ta ăn rượu nếp ngay sau khi họ ngủ dậy.

Theo lệ, đúng Ngọ (12h trưa), người dân ở các vùng thôn quê rủ nhau đi hái lá. Đây là thời khắc có dương khí tốt nhất, là giờ mặt trời toả ánh nắng tốt nhất trong năm. Lá cây cỏ hái được vào giờ này có tác dụng chữa bệnh hiệu quả như các bệnh ngứa ngoài da hay các bệnh về đường ruột.

Bánh Ú, nguồn ảnh Internet

Theo truyền thống của từng miền, vào ngày này, hoa quả và những món ăn ở các nơi cũng khác nhau. Trên mâm cúng của người miền Bắc thường có trái dưa hấu đỏ, miền Trung từ Thanh Hóa vào đến Thừa Thiên Huế thì không thể thiếu thịt vịt. Lý do người dân chọn thịt vịt mà không phải thịt heo, bò, gà là vì người Việt xưa tin rằng thịt vịt mát, ăn vào sẽ giải nhiệt làm cơ thể mát cả năm.

Từ Đà Nẵng vào đến Quảng Ngãi, một số gia đình nấu xôi chè cúng lễ, nhà nào có trồng cây thì cho trẻ nhỏ vào tận vườn hái trái ăn.

Mâm cúng của người miền Nam thì không thể thiếu chè trôi nước, xôi gấc… Sau khi cúng xong, cả nhà sẽ cùng quây quần bên mâm cơm để ăn những món ăn này.

Nếp cẩm, nguồn ảnh Internet

Ngoài ra, rượu nếp hay cái rượu cũng là món ăn được nhiều người ưa thích trong tết Đoan ngọ. Bên cạnh đó tiết trời đầu tháng 5 nắng nóng, dễ sinh các bệnh nhiệt trong người, chè hạt sen, chè đậu đen cũng được nhiều gia đình lựa chọn làm món tráng miệng do có tính giải nhiệt tốt.

Với ý nghĩa là Tết giữa năm, trước là tưởng nhớ tổ tiên, sau là ước mong chữa bệnh, cầu sức khoẻ, Tết Đoan Ngọ đã gắn với tín ngưỡng của cả cộng đồng Việt từ bao đời và trở thành nét đẹp trong văn hóa Việt Nam.

Lan Phương (T/h)

Bài viết liên quan

Picture1

HỘI GIA ĐÌNH TRẺ EM VÀ NGƯỜI BẠI NÃO VIỆT NAM TỔ CHỨC GIẢI CHẠY THIỆN NGUYỆN “NÂNG BƯỚC CHÂN EM” LẦN THỨ 6

SEE_5346

Trao giải cuộc thi “Phụ nữ khởi nghiệp sáng tạo và chuyển đổi xanh” năm 2024

Picture1

“Vá lành” những mảnh khuyết cuộc đời bằng đôi bàn tay khéo léo

z5916242329405_55c88a8cf81ef44bfcd7e6a8b48c7ad1

THAM VẤN CÁC BÊN LIÊN QUAN VỀ CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG MUA BÁN NGƯỜI ĐẢM BẢO HÒA NHẬP CHO NGƯỜI KHUYẾT TẬT

Picture1

Liên hiệp hội về người khuyết tật Việt Nam: Ủng hộ 87 người khuyết tật bị ảnh hưởng sau bão lũ

Picture3

NHU CẦU VỀ THÔNG TIN PHÁP LUẬT VÀ MỨC ĐỘ ĐÁP ỨNG CÙNG MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CÔNG TÁC THÔNG TIN PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO NGƯỜI KHUYẾT TẬT

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang