Tăng cường năng lực về vận hành dịch vụ hòa nhập khuyết tật

(ĐHVO). Ngày 17/08/2023, tại Nhà khách Quốc hội – số 2 Hoàng Cầu, Đống Đa, Hà Nội, Hội người khuyết tật thành phố Hà Nội phối hợp với tổ chức Global Civic Sharing tổ chức hội thảo “Tăng cường năng lực về vận hành dịch vụ hòa nhập khuyết tật”.


Các đại biểu tham dự Hội thảo

Tham dự Hội thảo có ông Đặng Văn Thanh – Phó Chủ tịch Thường trực Liên hiệp hội về Người khuyết tật Việt Nam, Giáo sư Park Eul Jong – Đại học trực tuyến Hanyang, Ủy viên tổ chức GCS, Giám đốc Quỹ phúc lợi KBS, Đại diện Sở Lao động – Thương binh và Xã hội TP. Hà Nội, Đại diện Sở nội vụ TP. Hà Nội, bà Đỗ Thị Huyền – Chủ tịch Hội Người khuyết tật TP. Hà Nội cùng đại diện các đơn vị, sở, ban, ngành cùng các tổ chức hội viên của Hội Người khuyết tật TP. Hà Nội.

Hội thảo “Tăng cường năng lực về vận hành dịch vụ hòa nhập khuyết tật” được thực hiện trong khuôn khổ Dự án “Tập huấn về vận hành dịch vụ hòa nhập khuyết tật trong cộng đồng Việt Nam do Global Civic Sharing (GCS) – Hàn Quốc viện trợ không hoàn lại, được UBND TP. Hà Nội phê duyệt theo Quyết định số 3594/QĐ-UBND ngày 13/07/2023.

Tại Hội thảo, Giáo sư Park Eul Jong – Đại học trực tuyến Hanyang, Ủy viên tổ chức GCS, Giám đốc Quỹ phúc lợi KBS đã chia sẻ về chính sách pháp luật, các mô hình và hình thức hoạt động của các dịch vụ hòa nhập khuyết tật với mục tiêu mở rộng hoạt động dịch vụ hòa nhập cho người khuyết tật trong cộng đồng tại Việt Nam. Theo đó, để được gọi là “hòa nhập cộng đồng”, người khuyết tật và người không khuyết tật phải được sống và làm việc cùng trong một môi trường trong tất cả mọi lĩnh vực mà không có bất cứ rào cản, trở ngại nào. Với chính sách pháp luật ngày càng được hoàn thiện, đời sống của người khuyết tật tại Hàn Quốc ngày một được đảm bảo khi có nhiều trung tâm, cơ sở phúc lợi được xây dựng để phục vụ người khuyết tật, cơ sở vật chất tiện nghi, phù hợp với từng dạng tật.

Giáo sư Park Eul Jong – Đại học trực tuyến Hanyang, Ủy viên tổ chức GCS, Giám đốc Quỹ phúc lợi KBS chia sẻ tại Hội thảo

Chia sẻ về một số mô hình dịch vụ hòa nhập tại Hàn Quốc, Giáo sư Park Eul Jong đã giới thiệu về các trung tâm, chương trình tiêu biểu hỗ trợ NKT như:

– Về giáo dục, văn hóa, thể thao: Lựa chọn các thành phố học tập trọn đời cho NKT (53 địa điểm năm 2023) và tăng cường giáo dục trọn đời; Hỗ trợ hoạt động văn nghệ cho nghệ sỹ khuyết tật, phát triển các chương trình, nền tảng du lịch không rào cản; Mở rộng các lớp học, cuộc thi về thể thao cho từng dạng khuyết tật;

– Về phục hồi chức năng nghề nghiệp và việc làm: Thành lập nơi làm việc bảo vệ NKT, tư vấn khởi nghiệp cho NKT;

– Về kiến trúc, giao thông, cơ sở hạ tầng: Triển khai hệ thống chứng nhận không rào cản, mở rộng hỗ trợ chó dẫn đường, mở rộng quyền đi lại bằng phương tiện giao thông công cộng cho NKT;

– Về công nghệ, ICT, tiếp cận thông tin: Phát triển hệ thống chăm sóc dựa trên công nghệ thông tin và truyền thông như robot chăm sóc và chăm sóc sức khỏe dựa trên nền tảng sức khỏe kỹ thuật số cho NKT, cung cấp các dịch vụ truyền thông cho người khiếm thị và khiếm thính như bình luận trên màn hình và thông dịch ngôn ngữ ký hiệu,…

Ông Đặng Văn Thanh – Phó Chủ tịch Thường trực Liên hiệp hội về Người khuyết tật Việt Nam chia sẻ tại Hội thảo

Chia sẻ về lĩnh vực nghề nghiệp và việc làm, ông Đặng Văn Thanh – Phó Chủ tịch Thường trực Liên hiệp hội về Người khuyết tật Việt Nam cho rằng, Luật Người khuyết tật 2010 hiện nay chỉ “khuyến khích” doanh nghiệp tạo việc làm, nhận lao động là NKT thay vì quy định tỷ lệ bắt buộc trong Pháp lệnh về người tàn tật 1998. Điều này chúng ta có thể tham khảo từ quy định của pháp luật Hàn Quốc khi quy định về tỷ lệ lao động khuyết tật là 3,6% đối với doanh nghiệp công và 3,1% đối với doanh nghiệp tư nhân trong lần sửa đổi, bổ sung sắp tới sau 12 năm thi hành để hạn chế việc doanh nghiệp gây khó khăn khi tuyển dụng lao động khuyết tật.

Hội thảo “Tăng cường năng lực về vận hành dịch vụ hòa nhập khuyết tật” đã mang lại cho chúng ta nhiều góc nhìn mới mẻ, tiến bộ về mô hình và hình thức hoạt động của các dịch vụ hòa nhập khuyết tật tại Hàn Quốc. Đây sẽ là tài liệu quý giá, làm căn cứ để Việt Nam phát triển hơn nữa các dịch vụ hòa nhập cộng đồng cho người khuyết tật về cả mặt ban hành và thực thi pháp luật trong thời gian tới.

Hồng Liên

Bài viết liên quan

THÔNG CÁO BÁO CHÍ

Picture2

Nam Định: Ngành công nghiệp công nghệ cao ghi nhận năng lực mớ

Picture1

HỘI NGHỊ TẬP HUẤN VÀ TRAO ĐỔI, CHIA SẺ KINH NGHIỆM VỀ CÔNG TÁC PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO NGƯỜI KHUYẾT TẬT

vn lsu 1

40 năm rực rỡ – Liên hoan văn nghệ Luật sư Hà Nội

clip_image001

NHẬN THƯƠNG YÊU ĐỂ SẺ CHIA THƯƠNG YÊU

Thạc sĩ Phạm Văn Hưng, hiệu trưởng Trường nuôi dạy trẻ em khiếm thị Hải Phòng đọc diễn văn khai giảng năm học mới.

Lễ khai giảng tại Trường Nuôi dạy trẻ em khiếm thị Hải Phòng

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang