Tài trợ kinh phí Điều trị mắt cho trẻ em khiếm thị

(ĐHVO). Ngày 7/4, tại Hà Nội, Hội Người mù Việt Nam đã tổ chức buổi lễ trao tài trợ kinh phí điều trị mắt cho trẻ em khiếm thị có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Đây là chương trình do Hội Yodel Hàn Quốc hỗ trợ qua sự  kết nối yêu thương từ Đại sứ quán (ĐSQ) Hàn Quốc tại Việt Nam.

Tham dự chương trình có bà Vũ Thị Kim Hoa, Phó Cục trưởng Cục Trẻ em – Bộ Lao động Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH); ông Nguyễn Trọng Đàm, Nguyên Thứ trưởng Bộ LĐTB&XH; ông Phạm Viết Thu, Chủ tịch Hội Người mù Việt Nam, bà Đinh Việt Anh, Phó Chủ tịch Hội người mù Việt Nam…

Về phía ĐSQ Hàn Quốc tại Việt Nam có bà Oh Youngju, Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Hàn Quốc tại Việt Nam. Đại diện Hội Yodel Hàn Quốc có Giáo sư Hong Dae-soon, Chủ tịch Hội; bà Lee Eunk-young, Giám đốc điều hành; ông Ryu Seok-hun, Giám đốc Hội Yodel tại Việt Nam.

Ngoài ra, đại diện các gia đình có con bị khiếm thị cũng có mặt tại buổi lễ.

Tại buổi lễ, bà Đinh Việt Anh bày tỏ sự xúc động khi được đón nhận sự yêu thương, chia sẻ từ ĐSQ Hàn Quốc và Hội Yodel Hàn Quốc để hỗ trợ trẻ em khiếm thị Việt Nam. Theo đó, “Sự giúp đỡ của Hội Yodel và ĐSQ Hàn Quốc có ý nghĩa vô cùng quan trọng, giúp các cháu được duy trì, bảo tồn thị lực, ngăn ngừa di căn, đảm bảo an toàn tính mạnh, ổn định sức khỏe để các cháu có cơ hội phấn đấu vươn lên trong cuộc sống và hòa nhập cộng đồng”, Phó Chủ tịch Hội người mù Việt Nam nhấn mạnh.

Bà Đinh Việt Anh – Phó Chủ tịch Hội người mù Việt Nam phát biểu tại buổi lễ – Ảnh: Thu Trang

“Hội Người mù Việt Nam luôn chú trọng đẩy mạnh các hoạt động hợp tác quốc tế, trong đó, Hội đã may mắn nhận được sự quan tâm, phối hợp, hỗ trợ của ĐSQ và các tổ chức ở Hàn Quốc như: Trung tâm Siloam dành cho người mù, Hội Người mù Hàn Quốc, Hội Massage người mù Hàn Quốc” – bà Việt Anh cho biết thêm.

Bà Lee Eunk-young – Giám đốc điều hành Hội Yodel phát biểu tại buổi lễ – Ảnh: Thu Trang

Phát biểu tại buổi lễ, bà Lee Eunk-young – Giám đốc điều hành Hội Yodel: “Chúng tôi đã rất vinh dự được hợp tác chặt chẽ và có tình hữu nghị gắn bó với Hội người mù Việt Nam”.

Đồng thời, bà cũng hy vọng rằng mối quan hệ này sẽ vẫn tiếp tục gắn kết để tiếp tục có nhiều chương trình đồng hành, hỗ trợ cho trẻ em khiếm thị nói riêng và Hội nói chung.

Bà Trịnh Thị Mai (mẹ của cháu Phạm Thị An Nhiên, 4 tuổi, quê Ninh Bình) đại diện phát biểu cảm ơn – Ảnh: Thu Trang

Thay mặt cho gia đình các cháu khiếm thị được nhận tài trợ, bà Trịnh Thị Mai (mẹ của cháu Phạm Thị An Nhiên, 4 tuổi, quê Ninh Bình) không giấu nổi niềm vui và xúc động. Chị Mai chia sẻ, chị cảm thấy may mắn vì gia đình đã được tổ chức Hội quan tâm, hỗ trợ kịp thời.

Trao tặng tài trợ giữa đại diện lãnh đạo 2 Hội – Ảnh: Thu Trang

Với sự chủ động, chú trọng đẩy mạnh trong việc huy động, kết nối nguồn hỗ trợ, tài trợ của Hội Người mù Việt Nam, bà Vũ Thị Kim Hoa, Phó Cục trưởng Cục Trẻ em – Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đánh giá cao và khẳng định, giúp đỡ trẻ em, người khuyết tật để hỗ trợ sự phát triển toàn diện là mục tiêu mà Việt Nam đã triển khai trong thời gian vừa qua. Đồng thời, bà cũng gửi lời cảm ơn sự quan tâm hỗ trợ của ĐSQ Hàn Quốc tại Việt Nam cũng như Hội Yodel đã hỗ trợ tích cực, góp phần giúp đỡ trẻ em Việt Nam và mong muốn tiếp tục nhận được sự hỗ trợ đối với hoạt động của trẻ em khuyết tật cùng nhiều hoạt động văn hóa có ý nghĩa.

Cũng tại buổi lễ, đại diện Hội Yodel Hàn Quốc đã trao tặng hỗ trợ kinh phí điều trị mắt cho 4 cháu, mỗi cháu 10 triệu đồng. Đây đều là những cháu khiếm thị có hoàn cảnh khó khăn nhưng có thành tích cao trong học tập và phấn đấu vươn lên.

Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm – Ảnh: Thu Trang

Hội Người mù Việt Nam đã lựa chọn 4 cháu để hỗ trợ, mỗi cháu đều có hoàn cảnh khác nhau nhưng đều rất thương tâm như: Cháu Phạm Hữu Hùng, 5 tuổi, ở Hưng Yên bị ung thư võng mạc, đã phải bỏ đi một mắt, nay sẽ phải tiếp tục khoét bỏ mắt còn lại và điều trị ngăn ngừa di căn để bảo toàn tính mạng và sức khỏe. Mẹ cháu là phụ nữ mù đơn thân nuôi con, hai mẹ con đang sống với bà ngoại đã 94 tuổi.

Cháu Phạm Thị An Nhiên, 4 tuổi ở Ninh Bình đã bỏ một mắt, mắt còn lại có 2 khối u, hiện đang điều trị bảo tồn. Bản thân cháu còn mắc nhiều bệnh khác. Cháu có mẹ cũng là người kém mắt, chị gái bị cận thị bẩm sinh.

Cháu Huỳnh Ngọc Nhi, 14 tháng tuổi ở Vĩnh Long cũng bị ung thư, hiện đã bỏ một bên mắt, mắt còn lại đang điều trị bảo tồn. Mẹ của Ngọc Nhi bỏ đi khi cháu chưa đầy 2 tháng tuổi, bà nội cũng vừa mới qua đời. Hiện ông nội và cha cháu không có công việc ổn định đang lo chạy chữa cho cháu trong điều kiện vô cùng khó khăn.

Cháu Nguyễn Tuệ Linh, 13 tuổi, ở Hà Nội, một mắt bị vôi hóa, hỏng hẳn, một mắt bị bong võng mạc, tăng nhãn áp, thị lực 0,1/10, có thể đeo kính lúp để đọc cỡ chữ 20; đang cần hỗ trợ để khám, hội chẩn và cố gắng điều trị để bảo tồn chút thị lực ít ỏi còn lại. Tuệ Linh cũng đang bị bại não. Mẹ của cháu là mẹ đơn thân bị ung thư vú, đang nuôi 2 con. Em trai cháu cũng bị viễn, loạn thị, tự kỉ và bại não.

Thu Trang

Bài viết liên quan

THÔNG CÁO BÁO CHÍ

Picture2

Nam Định: Ngành công nghiệp công nghệ cao ghi nhận năng lực mớ

Picture1

HỘI NGHỊ TẬP HUẤN VÀ TRAO ĐỔI, CHIA SẺ KINH NGHIỆM VỀ CÔNG TÁC PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO NGƯỜI KHUYẾT TẬT

vn lsu 1

40 năm rực rỡ – Liên hoan văn nghệ Luật sư Hà Nội

clip_image001

NHẬN THƯƠNG YÊU ĐỂ SẺ CHIA THƯƠNG YÊU

Thạc sĩ Phạm Văn Hưng, hiệu trưởng Trường nuôi dạy trẻ em khiếm thị Hải Phòng đọc diễn văn khai giảng năm học mới.

Lễ khai giảng tại Trường Nuôi dạy trẻ em khiếm thị Hải Phòng

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang