Suy dinh dưỡng vấn nạn toàn cầu

Nghiên cứu hàng năm của Liên Hợp Quốc đã chỉ ra rằng, số lượng người thiếu dinh dưỡng đã tăng hàng chục triệu người trong năm năm qua từ năm 2014-2019, và các quốc gia trên thế giới tiếp tục đấu tranh với tình trạng tỷ lệ dân số suy dinh dưỡng tăng cao.

Theo báo cáo thống kê của Tổ chức An ninh lương thực và Dinh dưỡng, ước tính gần 690 triệu người đang trong tình trạng không đủ lương thực vào năm 2019 – tăng 10 triệu người so với năm 2018 và gần 60 triệu người trong 5 năm. Chi phí cao và khả năng chi trả thấp đồng nghĩa với việc hàng tỷ người không đủ điều kiện và khả năng tài chính để ăn uống lành mạnh hoặc bổ dưỡng. Tại châu Á, tình trạng thiếu lương thực và suy dinh dưỡng diễn ra phổ biến nhất, tuy nhiên, số lượng lại tăng nhanh nhất ở châu Phi. Trên khắp thế giới, báo cáo dự báo, đại dịch COVID-19 có thể khiến hơn 130 triệu người rơi vào tình trạng thiếu lương thực vào cuối năm 2020. Người đứng đầu năm cơ quan bao gồm: Tổ chức Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO), Quỹ Nông nghiệp Quốc tế (IFAD), Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF), Chương trình Lương thực Thế giới của Liên hợp quốc (WFP) và Tổ chức Y tế Thế giới ( WHO) cảnh báo rằng, với tình trạng hiện tại, cho đến năm 2030, thế giới vẫn chưa thể hiện thực hóa cam kết chấm dứt nạn đói, mất an ninh lương thực và tất cả các hình thức suy dinh dưỡng. Châu Á vẫn là nơi có số lượng người thiếu dinh dưỡng lớn nhất (381 triệu). Châu Phi đứng thứ hai (250 triệu), tiếp theo là Mỹ Latinh và Caribbean (48 triệu), trong năm năm qua, nạn đói đã tăng lên cùng với dân số toàn cầu. Châu Phi là khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất với 19,1% người dân bị suy dinh dưỡng. Con số này cao hơn gấp đôi tỷ lệ ở Châu Á (8,3%) và ở Châu Mỹ Latinh và Caribê (7,4%). Theo xu hướng hiện nay, đến năm 2030, Châu Phi sẽ chiếm một nửa số dân chịu ảnh hưởng từ nạn đói và suy dinh dưỡng.

suy-dinh-duong

Ảnh minh họa: Nguồn Internet

Khắc phục nạn đói và suy dinh dưỡng dưới mọi hình thức (bao gồm thiếu dinh dưỡng, thiếu vi chất dinh dưỡng, thừa cân và béo phì) nên được trú trọng nhiều hơn: Những gì mọi người ăn và đặc biệt là những gì trẻ em ăn – cũng phải bổ dưỡng. Tuy nhiên, một trở ngại chính là chi phí cao cho các loại thực phẩm bổ dưỡng và khả năng chi trả thấp cho chế độ ăn uống lành mạnh xảy ra với phần lớn các gia đình. Ước tính mới nhất của tổ chức An ninh lương thực và Dinh dưỡng chỉ ra rằng, hơn 3 tỷ người trên thế giới không thể có chế độ ăn uống lành mạnh. Ở châu Phi cận Sahara và Nam Á, kể cả Bắc Mỹ và Châu Âu, không một nơi nào không xảy ra tình trạng thiếu dinh dưỡng trong một số cộng đồng dân cư. Theo báo cáo của tổ chức An ninh lương thực và Dinh dưỡng, năm 2019, hơn một phần ba trẻ em dưới năm tuổi (191 triệu) bị suy dinh dưỡng – quá thấp hoặc quá gầy, 38 triệu người dưới 5 tuổi khác bị thừa cân. Còn trong số những người trưởng thành, béo phì lại trở thành một đại dịch toàn cầu theo đúng nghĩa của nó. Việc người dân có một chế độ ăn uống lành mạnh, dinh dưỡng sẽ mang lại lợi ích lớn về xã hội và cả kinh tế. Theo tổ chức An ninh lương thực và Dinh dưỡng chỉ ra, một sự thay đổi như vậy sẽ giảm thiểu các chi phí y tế liên quan đến chế độ ăn uống không lành mạnh, ước tính sẽ đạt 1,3 nghìn tỷ đô la Mỹ mỗi năm vào năm 2030;

Chuyển đổi hệ thống thực phẩm để giảm chi phí sản xuất thực phẩm bổ dưỡng và tăng khả năng chi trả cho chế độ ăn uống lành mạnh của người dân cũng là giải pháp được tính đến. Mặc dù các giải pháp cụ thể sẽ khác nhau giữa các quốc gia nhưng nhìn chung, việc tăng cường khả năng tiếp cận chế độ ăn dinh dưỡng của người dân bằng cách thay đổi phương pháp tiếp cận nông nghiệp; cắt giảm các yếu tố leo thang chi phí trong sản xuất, lưu trữ, vận chuyển, phân phối và tiếp thị thực phẩm – bao gồm giảm sự thiếu hiệu quả và mất mát và lãng phí thực phẩm; hỗ trợ các nhà sản xuất quy mô nhỏ tại địa phương phát triển và bán các loại thực phẩm bổ dưỡng hơn và đảm bảo tiếp cận thị trường; ưu tiên cho trẻ em có bữa ăn dinh dưỡng; thúc đẩy thay đổi hành vi thông qua giáo dục và truyền thông; và cung cấp các chế độ dinh dưỡng trong các hệ thống bảo trợ xã hội quốc gia và chiến lược đầu tư là những hướng tiếp cận chung nhất mà các quốc gia đang thống nhất hướng đến.

Tại Việt Nam, theo số liệu điều tra dinh dưỡng năm 2017 của UNICEF: 24% trẻ em dưới năm tuổi thấp còi; 6% trẻ em dưới năm tuổi gầy còm; 6% trẻ em dưới năm tuổi thừa cân; hơn 50% trẻ em dưới năm tuổi bị đói tiềm ẩn. Trong báo cáo mới được công bố tháng 12/2019 của Ngân hàng Thế giới và Viện Dinh dưỡng Quốc gia, tình trạng thiếu dinh dưỡng ở Việt Nam đặc biệt phổ biến trong nhóm trẻ em dân tộc thiểu số, với tỷ lệ thấp còi ở mức cao nhất thế giới khi mà trong 3 trẻ dân tộc thiểu số thì có 1 trẻ thấp còi và trong 5 trẻ thì có 1 trẻ nhẹ cân. Từ thực trạng trên, cần có những biện pháp sát sao và thiết thực ngay từ bây giờ của Nhà nước cũng như của toàn xã hội để đảm bảo trẻ em, tương lai của đất nước có một nền tảng thể lực khỏe mạnh,phát triển hài hòa.

P.A /TH

Bài viết liên quan

Picture1

Khoa Chính trị học, Học viện Báo chí và Tuyên truyền: Tưng bừng Đêm đại nhạc hội chào đón tân sinh viên “FPS 2024 – Time Capsule”

Picture1

CLB Nhân ái Tâm Thanh và các tình nguyện viên của CLB Thiện nguyện Đồng Hành Việt – Công ty Luật HILAP tổ chức phát cơm từ thiện tại Bệnh viện K Tân Triều

Picture5

Phụ nữ khuyết tật Việt Nam cần tự tin vươn lên và cần có thêm nhiều chương trình tôn vinh

z5943510196382_46b7ea4685f022338fe4e05fe6dc695e

NỖI ĐAU DA CAM VÀ GIẢI PHÁP CÔNG TÁC CHĂM SÓC NẠN NHÂN DA CAM/DIOXIN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Picture1

HỘI GIA ĐÌNH TRẺ EM VÀ NGƯỜI BẠI NÃO VIỆT NAM TỔ CHỨC GIẢI CHẠY THIỆN NGUYỆN “NÂNG BƯỚC CHÂN EM” LẦN THỨ 6

SEE_5346

Trao giải cuộc thi “Phụ nữ khởi nghiệp sáng tạo và chuyển đổi xanh” năm 2024

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang