Sở Giao thông vận tải thành phố Hà Nội: Người yếu thế được trợ giúp tối đa

(ĐHVO). Hầu hết người khuyết tật đều gặp khó khăn trong việc đi lại. Vì vậy, họ cần được trợ giúp, tạo điều kiện để có thể dễ dàng hơn trong sinh hoạt đời thường.

Ảnh minh họa – Nguồn Internet

Những kết quả đã đạt được cùng những hạn chế còn vướng mắc

Theo số liệu của Sở Giao thông Vận tải ( SGTVT) thành phố Hà Nội, trên địa bàn thành phố hiện nay với số lượng phương tiện toàn mạng là khoảng 2.082 xe (trong đó, buýt trợ giá là khoảng 1.831 xe; không trợ giá khoảng 251 xe), hầu hết các xe đều trang bị các tiện ích phục vụ hành khách như: hệ thống âm thanh thông báo điểm dừng (100%), thông tin tuyến bằng đèn LED (khoảng 1.831 xe), thiết bị hỗ trợ hành khách khuyết tật trên xe (khoảng 1.126 xe), cấp thẻ đi xe buýt miễn phí là: khoảng 12.755 người khuyết tật. Và đã hình thành tuyến xe buýt nhanh BRT với số lượng 35 xe. Trên xe BRT đều dành chỗ riêng cho NKT, sử dụng xe lăn với số lượng 21 nhà chờ được thiết kế xây dựng đồng mức với sàn xe giúp cho NKT được tiếp cận xe BRT thuận tiện.

Cuối năm 2021 và năm 2022, thành phố đưa vào vận hành 9 tuyến xe buýt điện với tổng số 128 xe buýt điện có thể hạ thấp sàn, hoặc nghiêng sàn xe để hỗ trợ cho NKT sử dụng dịch vụ VTHKCC một cách thuận tiện nhất. Hệ thống đường sắt đô thị 2A Cát Linh – Hà Đông để có thiết bị hỗ trợ cho NKT. Các tuyến xe buýt ở Hà Nội đã dành khoảng không cho xe lăn, có những móc giúp xe lăn cố định trên xe buýt.

Nhu cầu đi lại người dân càng tăng cao, thì các phương tiện đi lại càng chú trọng đến những người yếu thế tham gia giao thông công cộng. Điều đó, càng được chứng minh rõ rét ở các thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ. Không chỉ những phương tiện kỹ thuật được mới, đưa vào hoạt động mà yếu tố con người cũng được đầu tư xây dựng, sao cho phụ vụ người yếu thế khi tham gia giao thông một cách tối ưu nhất.

Thẻ đi xe buýt miễn phí của anh Trần Nam Thắng, tại quận Ba Đình, thành phố Hà Nội (Ảnh nhân vật cung cấp).

Công tác hoạt động tuyên truyền phổ biến luật NKT ngày càng được chú trọng. Trên các phương tiện thông tin xe buýt thông tin tuyên truyền, luôn luôn tuyên truyền nhắc nhở ý thức của nhân viên. Hiệp hội vận tải hành khách công cộng thành phố Hà Nội yêu cầu nhân viên, phục vụ trên các phương tiện công cộng cần có kỹ năng phục vụ đối với người yếu thế. Yêu cầu này cũng đã được hiệp hội đưa vào trong các chương trình đào tạo, tập huấn và cấp chứng chỉ đối với nhân viên phục vụ trên xe buýt. Niêm yết bảng thông tin nội quy đi xe buýt, theo đó quy định đối với hành khách có trách nhiệm hỗ trợ hành khách là NKT.

Thực hiện chính sách miễn phí xe buýt cho thương binh, bệnh binh và NKT trên địa bàn thành phố Hà Nội”; Quyết định số 1620/QĐ-UBND ngày 07/5/2008 của UBND thành phố về việc thực hiện chính sách miễn phí xe buýt cho người có công với cách mạng trên địa bàn thành phố Hà Nội có nêu: “Thực hiện chính sách miễn phí xe buýt cho người có công với cách mạng đang được hưởng trợ cấp hàng tháng và người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù đày của thành phố Hà Nội”. NKT khi tham gia giao thông bằng các phương tiện giao thông công cộng được sử dụng các phương tiện hỗ trợ hoặc sự trợ giúp tương ứng; được phép mang theo và miễn phí khi mang phương tiện, thiết bị hỗ trợ phù hợp.

Thực hiện chính sách miễn giá dịch vụ khi tham gia giao thông công cộng theo Nghị quyết số 07/2019/NQ-HĐND ngày 10/7/2019 của Hội đồng nhân dân Thành phố thay thế Nghị quyết số 03/2013/NQ-HĐND ngày 12/7/2013 của Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội.

Anh Trần Nam Thắng, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội bị khuyết tật bẩm sinh, việc đi lại của anh chủ yếu dựa vào xe buýt. Anh được cấp thẻ xe buýt miễn phí. Anh chia sẻ: “Tôi cảm thấy rất thoải mái khi di chuyển bằng xe buýt miễn phí”.

Bên cạnh những thành quả đạt được của ngành giao thông vận tải nói chung và ngành giao thông thành phố Hà Nội nói riêng, thì vẫn còn một số khó khăn cần giải quyết như: Trong việc hỗ trợ NKT tham gia sử dụng dịch vụ vận tải hành khách công cộng trên địa bàn thành phố Hà Nội: Sự thiếu hụt về các văn bản pháp quy và cơ chế khuyến khích trong việc mua sắm các phương tiện tiêu chuẩn và đầu tư xây dựng các hạng mục hạ tầng vận tải công cộng phù hợp với yêu cầu của giao thông tiếp cận. Hạ tầng kỹ thuật giao thông đô thị còn hạn chế, của cầu đi bộ kết nối với nhà chờ xe buýt đều có độ dốc cao, không có đường dành cho xe của NKT.

Nền giao thông công cộng nước ta vẫn chưa thật sự tiếp cận với NKT. Từ khâu thiết kế, lắp đặt các trang thiết bị trợ giúp NKT, cơ sở hạ tầng giao thông bao gồm lòng đường, vỉa hè, bến xe khách, nhà chờ xe buýt… hầu như không đảm bảo cho NKT tiếp cận và sử dụng. Trong lĩnh vực đường bộ, đa số quy mô của các đơn vị vận tải trên địa bàn các tỉnh, thành phố còn nhỏ lẻ. Chi phí đầu tư phương tiện có công cụ hỗ trợ cho NKT tiếp cận cao hơn so với các phương tiện thông thường mà mức độ sử dụng còn thấp, do vậy các đơn vị vận tải thường không lựa chọn đầu tư các phương tiện mới đáp ứng được nhu cầu vận chuyển cho NKT. Việc đầu tư xây dựng hoặc cải tạo kết cấu hạ tầng giao thông và phương tiện để NKT dễdàng tiếp cận được triển khai chưa đồng bộ, chưa xây dựng được các tuyến phố, khu vực đường dành riêng cho NKT sử dụng. Các điểm dừng, nhà chờ xe buýt, vỉa hè… chưa đáp ứng hết các yêu cầu kỹ thuật đảm bảo cho NKT sử dụng.

Kế hoạch và phương hướng đặt ra để tháo gỡ khó khăn

Tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 07/2019/NQ-HĐND ngày 10/7/2019 của Hội đồng nhân dân Thành phố, theo đó thành phố miễn tiền vé sử dụng phương tiện vận tải hành khách công cộng khối lượng lớn đối với người có công, NKT, người cao tuổi, trẻ em dưới 6 tuổi, nhân khẩu thuộc hộ nghèo.

Sở GTVT cũng đưa ra các tham mưu đề xuất về hướng dẫn phát hành, quản lý, sử dụng vé miễn phí khi sử dụng phương tiện công cộng trên địa bàn. Cùng với đó, Sở cũng đề xuất nhiều phương hướng nhằm hỗ trợ NKT tham gia giao thông được quy định tại luật NKT và Thông tư số 39/2012/TT-BGTVT hướng dẫn thực hiện quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về kết cấu hạ tầng giao thông, công cụ hỗ trợ và chính sách ưu tiên NKT tham gia giao thông công cộng.

Ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện luật NKT và tham mưu đề xuất SGTVT trình thành phố ban hành quyết định về việc tiếp tục chính sách miễn phí xe buýt cho thương binh, bệnh binh và người tàn tật thực hiện chính sách miễn phí xe buýt cho người có công với cách mạng trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Công tác đào tạo cho NKT được học và cấp giấy phép điều khiển cũng được đẩy mạnh và hoàn thiện, đảm bảo phù hợp với đặc điểm của từng đối tượng NKT.

Ngoài ra, việc phổ biến quán triệt quy chế tới 100% lực lượng lái xe bán vé xe buýt trong việc hỗ trợ NKT trong quá trình mua vé, sắp xếp chỗ ngồi,… cũng được đảm bảo. Trong những năm qua, Trung tâm quản lý giao thông công cộng tích cực phối hợp với ban an toàn giao thông Thành phố, Hiệp hội Vận tải công cộng Hà Nội, Tổ chức quốc tế PLAN và đơn vị vận hành tổ chức các lớp đào tạo nghiệp vụ và kỹ năng ứng xử cho cán bộ điều hành, lái xe và nhân viên phục vụ. Từ năm 2020 đến nay đã tổ chức được 78 lớp với sự tham gia của trên 686 lái xe 675 nhân viên phục vụ và 10 cán bộ điều hành.

Vấn đề giao thông của NKT, không phải là là trách nhiệm riêng của ngành giao thông vận tải, mà là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân, trách nhiệm của các bộ, ban, ngành trên cả nước nói chung. Thời nay, công nghệ chưa thực sự phát triển để thay thế được các bộ phận khiếm khuyết trên cơ thể, thì thực sự rất cần sự chung tay góp sức của tất cả mọi người khi tham gia giao thông, với thông điệp “Không để lại ai phía sau”.

Nguyễn Văn Sự

Bài viết liên quan

Picture9

Lễ ra mắt Công ty Cổ phần Phát triển Hướng Dương Việt: Hiện thực hoá ước mơ cho những vầng trăng khuyết

Picture1

Cần tăng cường tính đại diện và tiếng nói của người khuyết tật trong các cơ quan dân cử

Picture2

Chương trình “Hành trình cuộc sống” trao tặng trẻ em có hoàn cảnh khó khăn của thành phố 140 xe đạp và nhiều phần quà tặng

Picture1

Lễ kỷ niệm và Hội thảo khoa học “Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông 30 năm xây dựng và phát triển”

Picture1

Trường Phổ thông dân tộc nội trú huyện Lạc Sơn, tỉnh Hoà Bình: 3 năm liên tiếp đạt danh hiệu thi đua “Hai tốt”

Picture1

Khoa Chính trị học, Học viện Báo chí và Tuyên truyền: Tưng bừng Đêm đại nhạc hội chào đón tân sinh viên “FPS 2024 – Time Capsule”

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang