Quyền được yêu và được kết hôn của người khuyết tật

(ĐHVO). Người khuyết tật bị khiếm khuyết một phần cơ thể nhưng tâm hồn, tình yêu vẫn tràn đầy và cần sự đồng nhịp sẻ chia. Dẫu rằng người phụ nữ khuyết tật là sự thiệt thòi vô cùng lớn, là nỗi bất hạnh không phải dễ dàng chia sẻ nhưng trong tình yêu, họ vẫn có quyền được yêu, được thương!

Ngân cùng gia đình

Đó là thông điệp qua câu chuyện đầy tâm sự của cô gái trẻ khuyết tật – Phạm Thùy Ngân. Ngân sinh năm 1996, quê ở Hải Dương, em không may bị sinh non, thiếu ngày thiếu tháng. Và bi kịch đến với em khi em bị ốm, do em nhỏ quá nên bị tiêm vào gân biến chứng co gân. Bởi vậy mà 5 tuổi em mới bắt đầu biết bước đi bước đầu tiên bằng mũi chân mà không chạm được gót xuống, đi lại khó khăn, luôn cần người giúp đỡ. Với nghị lực vượt lên chính mình, Ngân luôn cố gắng rèn luyện, tự tập đi và tìm những đôi dày phù hợp với chân mình như giày cao gót để giảm cái đau cũng như bước đi được vững vàng.

Học hết lớp 9, vì muốn giúp đỡ kinh tế cho gia đình mà Ngân quyết định thôi học, đi xin việc. Ngân được nhận vào làm việc tại một công ty giày da và duy trì tới bây giờ cũng đủ trang trải, chăm lo cho bản thân và cuộc sống hàng ngày.

Quả thực, cuộc sống của phụ nữ khuyết tật là cả một hành trình. Ngày còn nhỏ, do khiếm khuyết cơ thể mà Ngân thường bị bạn bè trêu chọc, xa lánh. Em cảm thấy tự ti, dần thu người lại, tạo khoảng trống đủ an toàn cho bản thân, không có bạn bè thân thiết, đồng cảm với hoàn cảnh của bản thân.

Khi lớn lên một chút, trở ngại trong tình yêu cũng là một mối quan tâm lớn đối với Ngân. Không chỉ do ánh mắt e dè, soi mói, thương hại của xã hội mà còn từ chính sự tự ti, không đủ tự tin nên Ngân khép cửa cho những quan tâm, yêu thương từ các bạn khác giới, thậm chí không đủ tự tin giành lấy sự yêu thương cho bản thân mình.

Người khuyết tật vẫn có quyền được yêu thương, được chăm sóc không chỉ từ phía gia đình, xã hội mà còn từ các bạn khác giới. Vì vậy Ngân quyết tâm mở lòng, gặp mặt bạn trai mặc dù bạn trai là người bình thường. Ngân hóm hỉnh chia sẻ: “Lúc mới gặp anh, nhìn thấy anh chân em còn không dám bước, sợ anh cười. Nhưng anh nói, nếu em không đi được anh cũng sẽ dắt em đi suốt cuộc đời này.” Câu nói đó như chiếu sáng cho tâm hồn của Ngân được ấm áp, được yêu thương. Bất kể ngoại hình của Ngân có thiết sót, khuyết khuyết gì, cái mà anh ấy quan tâm đó chính là tâm hồn đẹp, sự tự tin và tinh thần bất khuất của Ngân.

Ảnh minh họa (Nguồn ảnh: Internet)

Sau một thời gian, Ngân và bạn trai quyết định đến với nhau nên thưa chuyện với gia đình. Nhưng gia đình anh kịch liệt phản đối, ngăn cản. Gia đình anh còn nói những lời cay nghiệt, dùng những lời khó nghe nhất dành cho Ngân, thậm chí đến gặp trực tiếp gia đình Ngân để nói chuyện. Rồi bạn trai Ngân quyết tâm đi lao động nước ngoài để dành dụm tài chính cho tương lai của 2 người. Trong thời gian đó, Ngân và bạn trai vẫn cố gắng duy trì mối quan hệ mong thời gian sẽ làm nguôi ngoai thành kiến của gia đình đối với Ngân.

Nhưng bậc sinh thành nào mà chẳng mong muốn con cái mình được cuộc sống viên mãn nên Ngân đã bỏ cuộc mặc dù Ngân biết một người khuyết tật như Ngân rất khó tìm được một người thương và hiểu cho mình đến như vậy. Ngân hiểu một bên là tình thân và một bên là tình yêu khiến bạn trai Ngân rất khó xử nên Ngân quyết định trả lại sự tự do cho anh.

Ngân ngậm ngùi, nói: “Duyên của chúng em chỉ đến đó nên phải chấp nhận buông tay trả tự do cho anh ấy đến bên một hạnh phúc khác được trọn vẹn hơn…

Thật nghẹn ngào và xúc động bởi lẽ chỉ vì định kiến xã hội, kỳ thị người khuyết tật mà chia rẽ đi một mối tình đẹp đến vậy. Mặc dù chế tài pháp luật quy định rõ việc cản trở quyền kết hôn của người khuyết tật bị phạt từ 3.000.000 đến 5.000.000 đồng nhưng thực trạng vẫn đang diễn ra phổ biến, không có dấu hiệu khả quan.

Mong rằng, trong tương lai Ngân sẽ tìm được nửa hạnh phúc của riêng mình, biết tôn trọng và nâng niu chính con người của Ngân. Bởi tình yêu không “đóng cửa” với bất kỳ ai, kể cả người khuyết tật. Đối với các bạn nữ không may bị khiếm khuyết cơ thể, tự tin chính là vũ khí để tự bảo vệ, để chiến đấu và để khẳng định tình yêu đích thực. Có thể có một chút trở ngại nhưng đó không phải là tất cả, không nên vì khuyết tật mà từ bỏ cơ hội đến với tình yêu. Hãy tự tin và khẳng định quyền được ước mơ, quyền yêu và được yêu kể cả với người khuyết tật!

Hồng Liên

Bài viết liên quan

CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH – MỘT NHÀ BÁO CÁCH MẠNG LỖI LẠC SỐNG MÃI VỚI THỜI GIAN

bà lịch - PX

Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng nghiệp: Trợ giúp pháp lý thành công cho người nghèo, người khuyết tật

Song-vinh-quan-giu-doi-thuo

Cảm phục tấm gương nữ thương binh vinh dự được Thủ tướng tuyên dương

IMG_0144

Tấm gương thương binh tỷ phú ở Nông trường Mộc Châu

nam

Hà Nam: Phát huy vai trò “Tuổi cao – Gương sáng” của người cao tuổi trong gia đình và xã hội

hanh-trinh-vuot-kho-cua-co-rong-ti-hon-8-6221

Hành trình vượt khó của ‘cô rồng tý hon’

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang