Pháp luật

Phòng chống tội phạm góp phần giữ vững an ninh, ổn định chính trị

Tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 37, ngày 12/9, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) cho ý kiến về các báo cáo công tác của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; các báo cáo của Chính phủ về công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật, công tác thi hành án và công tác phòng, chống tham nhũng năm 2019.

Phòng chống tội phạm góp phần giữ vững an ninh, ổn định chính trị Xem thêm »

Vụ cát tặc tại Huế: Khởi tố bị can “nổ” chạy án, chiếm đoạt 12 tỷ đồng

Ngày 13/9, Đại tá Phạm Văn Toàn – Phó Trưởng Phòng CSHS Công an tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, cơ quan điều tra đã ra quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với Phạm Hồng Hải, 49 tuổi, trú tại 81 đường Sóng Hồng, thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Đọc quyết định khởi tố và bắt tạm giam Phạm Hồng Hải (áo trắng) Trước đó, Công an Thừa Thiên Huế đã phá thành công chuyên án mua bán hóa đơn nhằm hợp thức hóa khối lượng lớn cát do khai thác, mua bán trái phép của Doanh nghiệp tư nhân Tuyết Liêm và Công ty TNHH TMDV vận tải Tuấn Phát có địa chỉ 217 Phan Bội Châu – TP Huế. Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP. Huế ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can Nguyễn Thanh Liêm và 8 bị can liên quan  mua bán trái phép nhiều hóa đơn, chứng từ cho các công ty, doanh nghiệp… trên địa bàn với tổng số tiền hơn 9 tỷ đồng. Lợi dụng việc này và các mối quan hệ quen biết từ trước với bị can Nguyễn Thanh Liêm, đối tượng Phạm Hồng Hải thường xuyên “nổ” về việc có các mối quan hệ với lãnh đạo cấp cao của tỉnh và các cơ quan bảo vệ pháp luật. Bằng thủ đoạn này, Hải đã nhiều lần được vợ chồng Tuyết Liêm tin tưởng đưa cho tổng số tiền trên 12 tỉ đồng. Trong đó, trước khi bị bắt, Liêm đưa cho Hải 3,5 tỉ đồng; sau khi Liêm bị bắt, bà Tuyết vợ Liêm tiếp tục đưa cho Hải số tiền 5,6 tỉ đồng và 130 ngìn USD (khoảng 3 tỷ đồng). Sau khi chiếm đoạt số tiền trên, Hải đưa vào ngân hàng gửi. Trước đó, Báo Công Thương có đăng tải bài viết Thừa Thiên Huế đấu tranh với nạn “cát tặc” và hợp thức hóa đơn phi pháp. Qua quá trình đấu tranh, phá án Công an Thừa Thiên Huế đã khởi tố bị can và ra lệnh tạm giam đối với 9 bị can gồm: Nguyễn Thanh Liêm (sinh năm 1968) là Phó giám đốc Doanh nghiệp tư nhân Tuyết Liêm; Nguyễn Thanh Thủy (sinh năm 1988) là kế toán, về tội mua bán trái phép hóa đơn theo qui định tại Điều 203 Bộ luật Hình sự năm 2015; Nguyễn Văn Phúc, SN 1956, nghề nghiệp Giám đốc HTX vận tải Xuân Long, trú tại 15 đường Vạn Xuân; Nguyễn Văn Phú, SN 1963,  trú tại 67 đường Vạn Xuân; Võ Thị Minh Nguyệt, SN 1982, trú tại đường Bạch Đằng, phường Phú Hiệp, TP. Huế. Cả hai là kế toán của HTX vận tải Xuân Long; Phan Văn Hùng, Sn 1970,  trú tại KV5, phường Thủy Xuân, TP Huế, Giám đốc Công ty Cổ phần 939; Đỗ Thị Thùy Châu, SN 1983, nghề nghiệp kế toán, trú tại đường Bạch Đằng, TP. Huế; Nguyễn Công Dũng – Giám đốc và Trần Thị Hồng Tứ – kế toán của doanh nghiệp tư nhân Công Dũng có địa chỉ tại huyện Phong Điền (Thừa Thiên Huế) về tội “Mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ. Hiện cơ quan điều tra Công an Thừa Thiên Huế đã thu giữ hơn 11 tỉ đồng, đang tiếp tục điều tra để xử lý theo quy định của pháp luật. Theo Nguyễn Tuấn/congthuong.vn  

Vụ cát tặc tại Huế: Khởi tố bị can “nổ” chạy án, chiếm đoạt 12 tỷ đồng Xem thêm »

Đảm bảo quyền bình đẳng cho người khuyết tật

(DHVO). Những năm qua, Đảng và Nhà nước Việt Nam hết sức quan tâm và đã xây dựng nhiều khung khổ pháp lý đảm bản quyền của người khuyết tật. Các bộ, ban ngành, địa phương cũng nỗ lực triển khai các cơ chế, chính sách trợ giúp cho người khuyết tật hòa nhập cộng đồng.

Đảm bảo quyền bình đẳng cho người khuyết tật Xem thêm »

Nhức nhối vấn đề trợ giúp cho liệt sĩ, người khuyết tật, trẻ em bị bạo hành

“(DHVO).” Nhiều câu hỏi xoay quanh tới vấn đề chế độ, chính sách đối với người khuyết tật, trẻ em bị bạo hành, liệt sĩ và trách nhiệm quản lý Nhà nước trong thực hiện chính sách, pháp luật về trợ giúp xã hội đối với người cao tuổi và người khuyết tật.

Nhức nhối vấn đề trợ giúp cho liệt sĩ, người khuyết tật, trẻ em bị bạo hành Xem thêm »

Quyền được chăm sóc sức khỏe ban đầu tại nơi cư trú của người khuyết tật

(DHVO) Với mong muốn bảo đảm cho người khuyết tật (NKT) được bảo vệ và chăm sóc sức khỏe một cách bình đẳng như những người khác, pháp luật Việt Nam đã quy định cụ thể chế độ này trong hệ thống pháp luật hiện nay.

Quyền được chăm sóc sức khỏe ban đầu tại nơi cư trú của người khuyết tật Xem thêm »

Thủ tục cấp giấy phép lái xe cho người khuyết tật

(DHVO). Hiện nay, để phục vụ cho cuộc sống hằng ngày, công việc, học tập và nhu cầu giải trí, việc đi lại của người khuyết tật cũng được quan tâm hơn. Có nhiều người thắc mắc, liệu rằng người khuyết tật có được tham gia điều khiển phương tiện giao thông như ô tô hay không và họ có được cấp giấy phép lái xe hay không? Theo thông tư số 12/2017/TT-BGTVT của Bộ Giao thông vận tải, người khuyết tật được đào tạo, sát hạch và cấp giấy phép lái ôtô hạng B1 (ôtô chở người dưới 9 chỗ, xe tải dưới 3,5 tấn) với xe số tự động, thông tư này thực sự rất cần thiết và mang đầy tính nhân văn cho người khuyết tật ở Việt Nam hiện nay.

Thủ tục cấp giấy phép lái xe cho người khuyết tật Xem thêm »

Người mẹ khuyết tật bị con trai sát hại thương tâm

(DHVO). Vụ việc xảy ra vào khoảng 10h sáng hôm qua (ngày 02/09), trên địa bàn xã Thượng Ninh, huyện Như Xuân tỉnh Thanh Hóa. Do mâu thuẫn trong gia đình, Quách Văn Thạo (SN 1990, trú tại thôn Đức Thắng, xã Thượng Ninh) đã cầm dao đuổi chém em ruột. Người em phát hiện nhanh chóng chạy thoát, tuy nhiên, người mẹ già lại không may mắn như vậy.

Người mẹ khuyết tật bị con trai sát hại thương tâm Xem thêm »

Tiếp vụ Công ty than Nam Mẫu – TKV dùng “luật rừng” để xử lí nhân viên: Từ điều động cử nhân làm công nhân phục vụ bàn, đến thuyên chuyển công tác nhân viên thai sản

Báo Người cao tuổi số 127 (2487) đăng bài phản ánh vụ việc nêu trên. Theo đó, các việc làm từ kiểm tra hợp đồng quảng cáo báo chí, đến bỏ phiếu tín nhiệm… đều nhắm vào một mục tiêu là loại bỏ bà Tạ Thị Thu Chung khỏi Văn phòng Công ty than Nam Mẫu. Mới đây, Giám đốc Công ty đã kí quyết định điều động bà Chung về phân xưởng Phục vụ đời sống, làm công nhân phục vụ bàn, phụ bếp. Trước đó, Giám đốc Công ty này cũng đã kí nhiều quyết định thuyên chuyển công tác đối với nhân viên đang trong thời kì thai sản,… Như đã phản ánh, bà Tạ Thị Thu Chung, tốt nghiệp Đại học Văn hóa Hà Nội, chuyên ngành âm nhạc, được Xí nghiệp than Nam Mẫu (nay là Công ty) tiếp nhận về làm việc tại Văn phòng-Quản trị. Sau này, bà Chung được giao phụ trách truyền thông, với các công việc: Viết đề xuất, chuẩn bị các bước để Công ty kí hợp đồng truyền thông với các báo và tạp chí (khi được lãnh đạo Công ty chấp nhận)… Ngoài ra, bà Chung còn tham gia viết bài, xây dựng kịch bản, biên tập, phát thanh viên các chương trình phát thanh và truyền hình… Từng được Tập đoàn Than – Khoáng sản Việt Nam (TKV) cho đi học làm MC tại Trường Sân khấu Điện ảnh. Trong quá trình hơn 13 năm công tác, bà Chung luôn hoàn thành, thậm chí hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, được nhận nhiều Bằng khen của TKV và Công ty than Nam Mẫu khen thưởng. Chứng chỉ MC do Trường Đại học Sân khấu – Điện ảnh cấp cho bà Tạ Thị Thu Chung Bỗng dưng, Phòng Thanh tra, Pháp chế và Kiểm toán nội bộ (TPK) lôi ra kiểm tra các hợp đồng báo chí, tuyên truyền năm 2018 và 6 tháng đầu năm 2019, mục đích quy trách nhiệm cho bà Chung. Bà Chung giải trình hợp lí từng trường hợp Phòng TPK đưa ra, khẳng định mình không có lỗi. Sau đó, Văn phòng tổ chức họp bỏ phiếu tín nhiệm, mới lòi ra Dự thảo phương án bố trí sắp xếp lao động của Văn phòng Công ty, trong đó bộ phận truyền thông có 2 người, được xác định thừa một người. Văn phòng họp bỏ phiếu, kết luận: “Đồng chí Tạ Thị Thu Chung có số phiếu tín nhiệm thấp nhất… Như vậy, đồng chí Tạ Thị Thu Chung không thuộc định biên của Văn phòng…”. Cuộc đẩy bà Chung ra khỏi Văn phòng được tiếp tục bằng Quyết định số 3696/QĐ-TNM ngày 8/8/2019, do đích thân Giám đốc Nguyễn Văn Thành kí, về việc phê duyệt cơ cấu tổ chức của Văn phòng kể từ ngày 1/8/2019. Kèm theo Quyết định này là Phụ lục, trong đó nói rõ: “1 nhân viên thừa: Điều chuyển sang Phân xưởng Xây dựng – Môi trường làm công nhân vệ sinh môi trường”. Dường như thấy việc điều một nhân viên văn phòng, một cử nhân đi làm “Công nhân vệ sinh môi trường” có vẻ quá đáng, ngày 14/8/2019, ông Thành kí Quyết định số 3824/QĐ-TNM, điều động 4 người, trong đó có 3 lái xe về Phân xưởng Cơ giới, riêng bà Chung điều về Phân xưởng Phục vụ đời sống kể từ 15/8/2019, làm “công nhân phục vụ bàn, phụ bếp”. Qua đó cho thấy, việc xử lí nhân viên của Công ty than Nam Mẫu hoàn toàn trái pháp luật về lao động. Bà Chung kí Hợp đồng lao động số 4712 với Xí nghiệp than Nam Mẫu (nay là Công ty than Nam Mẫu) vào ngày 1/4/2006, loại hợp đồng “Không xác định thời hạn”, với công việc phải làm là “Nhân viên và các công việc khác khi có quyết định của Xí nghiệp”. Đặc biệt trong đó có thỏa thuận: “Khi có quyết định của Xí nghiệp về việc bố trí, điều chuyển làm các công việc khác, thì thực hiện theo phụ lục hợp đồng”. Trước đó, ngày 2/3/2006, ông Vũ Việt Hải, Phó Giám đốc Xí nghiệp than Nam Mẫu kí Quyết định số 460/QĐ-TCLĐ, về việc tiếp nhận và bố trí công việc đối với bà Chung, nhận nhiệm vụ “nhân viên”, nơi làm việc “Văn phòng – Quản trị”. Hợp đồng lao động và quyết định tiếp nhận này đến nay vẫn còn nguyên giá trị pháp lí. Giấy chứng nhận tham gia lớp bồi dưỡng sáng tác kịch bản – đạo diễn sân khấu của bà Chung Như vậy, chưa nói đến sự bất nhẫn khi điều chuyển một cử nhân văn hóa đi phục vụ bàn, phụ bếp, thì việc muốn điều chuyển cũng phải tuân thủ quy định của pháp luật về lao động. Điều 31 Bộ luật Lao động quy định tại Khoản 1: “Khi gặp khó khăn đột xuất… hoặc do nhu cầu sản xuất, kinh doanh, người sử dụng lao động được quyền tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động, nhưng không được quá 60 ngày làm việc cộng dồn trong một năm, trừ trường hợp được sự đồng ý của người lao động”; Khoản 2 quy định: “Khi tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác… người sử dụng lao động phải báo cho người lao động biết trước ít nhất 3 ngày làm việc… và bố trí công việc phù hợp với sức khoẻ, giới tính của người lao động”. Nhưng đây là trường hợp điều chuyển tạm thời công việc. Trường hợp điều chuyển công việc đối với bà Chung, phải áp dụng các quy định pháp luật khác. Ông Nguyễn Văn Thành (ngồi giữa), Giám đốc Công ty than Nam Mẫu – TKV Trường hợp bà Chung có hợp đồng lao động và quyết định tiếp nhận, bố trí công việc còn nguyên giá trị pháp lí, nếu muốn điều chuyển phải được sự nhất trí của người lao động và phải lập Phụ lục hợp đồng. Việc sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động, phải tuân thủ quy định tại Điều 35 Bộ luật Lao động, trong đó có quy định 2 bên phải thỏa thuận và được tiến hành bằng việc kí kết phụ lục, hoặc giao kết hợp đồng lao động mới. Nếu không thỏa thuận được, thì tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động đã giao kết. Việc Giám đốc Công ty than Nam Mẫu kí Quyết định số 3824/QĐ-TNM, điều chuyển lao động, phải được hiểu là hành vi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động. Thế nhưng, khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động vì lí do bất khả kháng, buộc phải thu hẹp sản xuất, giảm chỗ làm việc, người sử dụng lao động phải báo trước ít nhất 45 ngày đối với hợp đồng lao động không xác định thời hạn, quy định tại điểm a, Khoản 2, Điều 38 Bộ luật Lao động. Điều này không được Giám đốc Công ty than Nam Mẫu thực hiện. Mặt khác, về thể thức Quyết định số 3824/QĐ-TNM gộp cả 4 trường hợp điều chuyển vào một quyết định, là không đúng quy định đối với quyết định hành chính… Không chỉ hành xử như vậy với bà Chung, trước đó ông Thành còn kí nhiều quyết định điều động nhân viên thai sản, hoặc đang nghỉ thai sản đi làm việc khác một cách trái pháp luật. Số nhân viên thai sản và đang nghỉ thai sản này đều có trình độ trung cấp dược, y sĩ và cử nhân quản trị kinh doanh. Trong đó, có nhân viên là cử nhân bị làm “công nhân phục vụ bàn, phụ bếp” trong thời gian đang nghỉ thai sản, còn lại điều chuyển phục vụ bếp ăn tập thể trong khi đang mang thai khoảng 6 tháng. Do ông Thành nổi tiếng ở Công ty than Nam Mẫu là trù dập nhân viên, nên chúng tôi không tiện nêu tên các nhân viên này, nhưng bảo đảm là đúng sự thật. Việc làm nêu trên của Giám đốc Công ty than Nam Mẫu đã vi phạm nghiêm trọng Điều 155, Điều 158 Bộ luật Lao động. Không những vậy, còn có dấu hiệu ngược đãi người lao động, vi phạm Khoản 2, Điều 8 Bộ luật Lao động về các hành vi bị nghiêm cấm. Báo Người cao tuổi đề nghị Tập đoàn Than – Khoáng sản Việt Nam kiểm tra, xử lí nghiêm theo pháp luật các sai phạm của ông Nguyễn Văn Thành, Giám đốc Công ty than Nam Mẫu. Theo: Hoàng Linh/Báo Người Cao tuổi (ngaymoionline.com.vn)

Tiếp vụ Công ty than Nam Mẫu – TKV dùng “luật rừng” để xử lí nhân viên: Từ điều động cử nhân làm công nhân phục vụ bàn, đến thuyên chuyển công tác nhân viên thai sản Xem thêm »

Cần xử lý nghiêm Hiệu trưởng ‘ăn chặn’ sữa học đường

Người chúng tôi muốn nói đến là ông Võ Xuân Tuyến, Bí thư chi bộ, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Châu Thành, huyện Quỳ Hợp. Ông Tuyến đã có nhiều sai phạm trong công tác quản lý thu chi nhà trường, đặc biệt là cố ý ăn chặn, ăn bớt sữa học đường của học sinh nghèo miền núi. Trường Tiểu học xã Châu Thành, huyện Quỳ Hợp – nơi ông Võ Xuân Tuyến làm Hiệu trưởng có nhiều sai phạm nghiêm trọng Vừa qua, Báo Công an Nghệ An nhận được “Đơn kiến nghị” của ông Lương Quốc Vương, giáo viên Trường Tiểu học Châu Thành, huyện Quỳ Hợp. Trong đơn, ông Vương phản ánh rất nhiều việc làm khuất tất, thiếu minh bạch của ông Võ Xuân Tuyến, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Châu Thành, huyện Quỳ Hợp. Cụ thể là: Bớt xén sữa học đường của học sinh; thực hiện thu chi không công khai, dân chủ, trái quy định; trang bị thuốc bảo hiểm y tế học đường quá ít so với tiền được cấp phát; tự ý lấy tài sản công cho cá nhân sử dụng… Trao đổi với phóng viên, ông Vương lấy ví dụ cụ thể, từ tháng 1 – 5/2019, Trường Tiểu học Châu Thành có 415 học sinh, theo quy định, tháng 1 mỗi em được uống 22 hộp sữa (thực tế chỉ được 20 hộp sữa, bị bớt 2 hộp); tháng 2 mỗi học sinh được uống 14 hộp sữa; tháng 3 mỗi học sinh được uống 21 hộp sữa (thực tế chỉ được uống 20 hộp, bị bớt 1 hộp); tháng 4 mỗi em được 22 hộp (thực tế chỉ được 20 hộp, bị bớt 2 hộp) và tháng 5 mỗi em được 16 hộp (thực tế chỉ phát 15 hộp, bị bớt 1 hộp). Như vậy, chỉ riêng tháng 2 các em không bị bớt sữa, các tháng còn lại mỗi em bị bớt từ 1 – 2 hộp sữa. Tính ra, nếu mỗi tháng mỗi học sinh bị bớt 1 hộp sữa x 415 học sinh = 415 hộp, nếu tháng nào bớt 2 hộp sữa thì các em bị mất 830 hộp sữa. Tính tổng thể, học sinh Trường Tiểu học Châu Thành đã bị bớt 2.490 hộp sữa. Đặc biệt, trong tháng 4/2019, tại lớp 5A có 23 học sinh, trong đó 11 học sinh thuộc diện hộ nghèo, 9 học sinh hộ cận nghèo và 3 học sinh hộ khá lại bị cắt sữa hoàn toàn, với lý do giáo viên không nộp tiền sữa kịp thời nên bị công ty cắt sữa. Tuy nhiên, thực tế số sữa của các học sinh lớp này vẫn được nhà trường nhận về, vậy số sữa đó đi đâu, ai nhận? Ông Vương thắc mắc? Theo ông Vương, trong số các học sinh lớp 5A nói trên, dù lý do gì thì 9 học sinh thuộc hộ nghèo cũng phải được uống sữa học đường miễn phí! Bức xúc trước việc làm sai trái kéo dài của ông Võ Xuân Tuyến, ông Vương đã có đơn gửi Báo Công an Nghệ An, UBND huyện Quỳ Hợp, Phòng Giáo dục huyện Quỳ Hợp và chính quyền địa phương xã Châu Thành. Tại văn bản Thông báo kết luận nội dung tố cáo số 225/TB-UBND, ngày 16/8/2019 của UBND huyện Quỳ Hợp, nêu rõ: Nội dung tố cáo ông Võ Xuân Tuyến, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Châu Thành có dấu hiệu bớt xén sữa học đường cho học sinh, Đoàn xác minh tố cáo đã tiến hành thu thập các thông tin, chứng cứ, tài liệu và xác minh đối với những người có liên quan, cho thấy: Việc Trường Tiểu học xã Châu Thành dưới sự lãnh đạo của ông Võ Xuân Tuyến, Hiệu trưởng, trong quá trình thực hiện Đề án sữa học đường (Ban hành theo Quyết định số 157/QĐ-UBND), ngày 12/1/2018 của UBND tỉnh Nghệ An) năm học 2018 – 2019 đã cấp phát thiếu sữa so với chế độ được hỗ trợ của học sinh là tố cáo đúng sự thật.  Qua xác minh, Thanh tra huyện Quỳ Hợp xác định các nội dung tố cáo của ông Vương về sai phạm của Hiệu trưởng Trường Tiểu học Châu Thành là tố cáo đúng Về nội dung tố cáo ông Hiệu trưởng Trường Tiểu học Châu Thành thực hiện thu chi trong cơ quan đơn vị không dân chủ, trái quy định. Cụ thể, thu tiền điện 30.000 đồng/học sinh/năm; thu hộ xã 150.000 đồng/học sinh/năm; thu ủng hộ các ngày lễ 50.000 đồng/học sinh/năm (trong khi đã thu quỹ hội 200.000 đồng/học sinh/năm); thu 135.000 đồng/học sinh/năm để trả tiền công cho giáo viên hợp đồng dạy tiếng Anh năm học 2018 – 2019. Qua xác minh của Thanh tra huyện Quỳ Hợp cho thấy, những nội dung trên ông Vương tố cáo là đúng sự thật. Về nội dung ông Vương tố cáo ông Võ Xuân Tuyến tự ý lấy tài sản công cho người khác sử dụng trong thời gian dài; đưa người nhà vào làm công trình trong nhà trường; lập dự toán sơ sài, không đúng quy định khi sửa chữa cổng trường, làm nhà xe… là tố cáo đúng. Trước các vi phạm trên của ông Võ Xuân Tuyến, Chủ tịch UBND huyện Quỳ Hợp giao Phòng Nội vụ huyện tham mưu quy trình xử lý kỷ luật theo quy định của pháp luật. Chủ tịch UBND huyện Quỳ Hợp giao Hiệu trưởng Trường Tiểu học Châu Thành áp dụng các biện pháp khắc phục vi phạm theo quy định. Như vậy, qua kết quả xác minh của Thanh tra huyện Quỳ Hợp cho thấy, những nội dung tố cáo của ông Lương Quốc Vương về những sai phạm của ông Võ Xuân Tuyến là tố cáo đúng sự thật. Hy vọng rằng, việc xử lý vi phạm sau Thanh tra sẽ được UBND huyện Quỳ Hợp, Phòng Giáo dục huyện Quỳ Hợp xử lý nghiêm minh các sai phạm của ông Tuyến đúng người, đúng tội, đúng quy định của pháp luật. Học sinh tiểu học trên địa bàn xã Châu Thành đã và đang còn gặp nhiều khó khăn, rất cần sự chung tay giúp sức của cộng đồng những nhà hảo tâm, để các em cố gắng vươn lên học tập, rèn luyện. Chúng tôi không nghĩ rằng, ở ngôi trường xa xôi ấy lại có một vị hiệu trưởng như ông Võ Xuân Tuyến, vì lợi ích cá nhân đã làm xấu đi hình ảnh của người thầy, đạo đức của một nhà giáo trong lòng học sinh và giáo viên nhà trường. Là đảng viên, Bí thư chi bộ nhà trường, ông Tuyến còn vi phạm nghiêm trọng đạo đức của người đảng viên, vi phạm vào những điều đảng viên không được làm. Thử hỏi, một đảng viên, một Bí thư chi bộ nhiều sai phạm như ông Tuyến có xứng đáng đứng trước chi bộ để điều hành, rao giảng cho các đảng viên khác học tập, rèn luyện?! Nguồn: Đức Thắng/ Công an Nghệ An

Cần xử lý nghiêm Hiệu trưởng ‘ăn chặn’ sữa học đường Xem thêm »

Thanh Sơn, Phú Thọ: Cần giải quyết dứt điểm vụ chiếm đất của gia đình nạn nhân chất độc da cam

(DHVO).Hoàn cảnh gia đình chị Hà Thị Khánh ở xã Yên Lương, Thanh Sơn, Phú Thọ  hết sức bi đát: Người mẹ già đang bị suy thận giai đoạn ba; chị là nạn nhân chất độc da cam, bị khuyết tật về trí tuệ. Một gia đình có hoàn cảnh như vậy rất cần được chính quyền và xã hội quan tâm giúp đỡ. Thế nhưng, hơn 10 năm qua, khu đất rừng của gia đình chị bị lấn chiếm, dẫn đến tranh chấp, với 6 bản án, đến nay vẫn chưa giải quyết xong.

Thanh Sơn, Phú Thọ: Cần giải quyết dứt điểm vụ chiếm đất của gia đình nạn nhân chất độc da cam Xem thêm »

An Giang: Gia đình người khuyết tật khắc khoải đi tìm công lý

(DHVO). Gia đình em Lê Thị Sang – người khuyết tật nặng hiện nay đang bị “cướp đất”, “cướp nhà” một cách trắng trợn sau khi đã viết giấy tờ mua bán viết tay nhưng lại chưa thực hiện thủ tục sang tên, chuyển nhượng đất, tạo sơ hở để cho kẻ có lòng tham lợi dụng.

An Giang: Gia đình người khuyết tật khắc khoải đi tìm công lý Xem thêm »

Scroll to Top