Những hành vi bị xử phạt liên quan đến Covid-19

Trước diễn biến phức tạp của Covid-19 không chỉ ở Việt Nam mà trên toàn thế giới, Chính phủ đã đưa ra nhiều hướng dẫn, hỗ trợ nhằm cùng người dân đoàn kết, chung tay giảm thiệt hại từ dịch bệnh. Bên cạnh đó việc áp dụng nhanh, mạnh, nghiêm túc các quy định của pháp luật liên quan đến ổn định lòng dân như thông tin dịch bệnh kịp thời, chính xác, khai báo, cách ly để phòng bệnh, chữa bệnh cũng là yếu tố quan trọng để Việt Nam có thể đẩy lùi đại dịch.

Dưới đây là một số quy định và hành vi có thể bị xử phạt liên quan đến Covid-19 người dân nên nắm bắt được:

1. Đăng hoặc chia sẻ thông tin sai sự thật về dịch bệnh Covid-19

– Trên các mạng xã hội:

Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng khi  cung cấp, chia sẻ thông tin bịa đặt, gây hoang mang trong Nhân dân;”- điểm d Khoản 1 Điều 101 Nghị định 15/2020/NĐ-CP

– Trên các trang thông tin điện tử:

Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng  khi cung cấp, chia sẻ đường dẫn đến thông tin trên mạng có nội dung vi phạm quy định của pháp luật;

Đưa thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự và nhân phẩm của cá nhân; – Khoản 2, 3 Điều 99 Nghị định 15/2020/NĐ-CP

– Truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 288 Bộ luật Hình sự.

2. Không khai báo, che dấu, không tuân thủ quy định về biện pháp chống dịch Covid-19

– Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi không khai báo khi phát hiện người mắc bệnh – Khoản 1 Điều 6 Nghị định 176/2013/NĐ-CP;

– Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi che giấu hiện trạng của bản thân hoặc của người khác mắc bệnh; Không thực hiện việc xét nghiệm phát hiện bệnh theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền – Khoản 1 Điều 6 Nghị định 176/2013/NĐ-CP;

– Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định về áp dụng biện pháp chống dịch theo Điều 11 Nghị định 176/2013/NĐ-CP.

xu-phat-covid

Ảnh minh họa: nguồn Internet

3. Vi phạm quy định về về cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế

– Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi từ chối hoặc trốn tránh việc áp dụng quyết định cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế của cơ quan nhà nước có thẩm quyền – Điều 10 Nghị định 176/2013/NĐ-CP.

– Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc bị phạt tù từ 01 năm đến 10 năm trong trường hợp từ chối hoặc trốn tránh cách ly làm lây lan dịch bệnh dịch vi phạm quy định tại Điều 240 Bộ luật Hình sự về Tội làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người.

4. Tăng giá bán khẩu trang

– Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ không đúng với mức giá do cơ quan, người có thẩm quyền quy định- Khoản 3 Điều 1 Nghị định 49/2016/NĐ-CP

– Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi không niêm yết giá hàng hóa, dịch vụ tại địa điểm phải niêm yết giá theo quy định của pháp luật hoặc niêm yết giá không rõ ràng gây nhầm lẫn cho khách hàng. Tái phạm phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng – Khoản 5 Điều 1 Nghị định 49/2016/NĐ-CP

5. Vứt khẩu trang đã qua sử dụng không đúng nơi quy định

– Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi vứt, thải, bỏ rác thải sinh hoạt không đúng nơi quy định tại khu chung cư, thương mại, dịch vụ hoặc nơi công cộng, trừ vi phạm quy định tại điểm d khoản này;

– Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với hành vi vứt, thải rác thải sinh hoạt trên vỉa hè, đường phố hoặc vào hệ thống thoát nước thải đô thị hoặc hệ thống thoát nước mặt trong khu vực đô thị.

Khoản 1 Điều 20 Nghị định 155/2016/NĐ-CP.

6. Không đeo khẩu trang theo yêu cầu phòng, chống dịch

Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi không thực hiện biện pháp bảo vệ cá nhân đối với người tham gia chống dịch và người có nguy cơ mắc bệnh dịch theo hướng dẫn của cơ quan y tế; – Khoản 1 Điều 11 Nghị định 176/2013/NĐ-CP.

Đối với cùng một hành vi vi phạm thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

Để đẩy lùi dịch bệnh, mọi cá nhân, tổ chức cần thực hiện nghiêm túc các quy định liên quan đến phòng chống dịch vì bản thân, vì gia đình và vì một xã hội an toàn.

Pa/Th

Bài viết liên quan

Picture3

Cần tăng cường phổ biến kiến thức pháp luật cho người khuyết tật

Picture2

HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH VỀ THỪA KẾ THEO PHÁP LUẬT Ở VIỆT NAM

Picture3

MỘT SỐ NỘI DUNG MỚI CỦA LUẬT GIAO DỊCH ĐIỆN TỬ NĂM 2023

Picture5

THỰC HIỆN QUYỀN CỦA NGƯỜI KHUYẾT TẬT TỰ KỶ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY – THỰC TẾ, KHÓ KHĂN, VƯỚNG MẮC, KIẾN NGHỊ

Picture2

HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH ƯU ĐÃI NGƯỜI CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG VIỆT NAM

TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ CỦA PHÁP NHÂN THƯƠNG MẠI KHÔNG LOẠI TRỪ TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ CỦA CÁ NHÂN

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang