“(DHVO).” Nhiều câu hỏi xoay quanh tới vấn đề chế độ, chính sách đối với người khuyết tật, trẻ em bị bạo hành, liệt sĩ và trách nhiệm quản lý Nhà nước trong thực hiện chính sách, pháp luật về trợ giúp xã hội đối với người cao tuổi và người khuyết tật.
Trong suốt thời gian dài, hễ cứ nhắc đến người khuyết tật, liệt sĩ, trẻ em bị bạo hành là người ta thường nghĩ ngay đến ngay những người bị ốm đau, gặp khó khăn trong cuộc sống phải cần sự giúp đỡ của mọi người xung quanh, cơ quan tổ chức. Thâm chí có nhiều người còn nghĩ họ là gánh nặng của xã hội.
Đời sống của người cao tuổi và người khuyết tật trẻ em bị bạo hành, còn khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo cao so với tỷ lệ hộ nghèo chung của cả nước trong khi mức trợ cấp xã hội còn thấp, chỉ bằng khoảng 30% so với chuẩn nghèo thành thị và 40% so với chuẩn nghèo nông thôn.
Bên cạnh đó, công tác chăm sóc sức khỏe, khám chữa bệnh ban đầu cho liệt sĩ, người khuyết tật, trẻ em bị bạo hành còn thiếu thốn, chưa được quan tâm đúng mức.
Ảnh internet minh họa, nguồn internet
Chính sách, pháp luật về trợ giúp xã hội đối với liệt sĩ và người khuyết tật.
Hiện nay, việc thực hiện các quyền cơ bản của người khuyết tật đã có nhiều chuyển biến, chuyển từ trợ giúp nhân đạo sang trợ giúp phát triển. Nhiều người khuyết tật đã được tiếp cận các dịch vụ an sinh xã hội, y tế, giáo dục và hỗ trợ việc làm.
Hiện nay đã có một số trung tâm dạy nghề cho người khuyết tật được thành lập, nhằm mục đích dạy nghề, truyền nghề hơn là thay vì đợi vào trợ cấp, họ sẽ chủ động hơn trong cuộc sống, tự trang trải được một phần nào đó chi phí sinh hoạt. Từng bước hào nhập với công việc cũng như c sống.
Giải pháp nào cho trẻ em bị bạo lực, xâm hại?
Theo báo cáo, kể cả báo cáo của bộ Văn hoá cũng nói trong năm 2019 có rất người là nạn nhân của bạo lực gia đình, các báo cáo của hội người cao tuổi cũng đề cập đến vấn đề này. Phụ nữ, trẻ em gái khuyết tật đã từng ít nhất một lần bị bạo lực.
Câu chuyện về bạo lực, xâm hại tình dục trẻ em nhiều nơi đã có đầy đủ chính sách hỗ trợ. Tuy nhiển nhiều nơi việc thực hiện vẫn còn mơ hồ, chưa triệt để dẫn tới nhiều trường hợp người khuyết tật, trẻ em bị bạo hành còn bị bỏ quên
Ảnh minh họa, nguồn internet
Tuy nhiên, muốn giải quyết vấn đề này đối với việc phòng chống xâm hại bạo lực đối với phụ trẻ em, cần có các biện pháp xử lý một cách nhanh nhất đối với các vụ bạo lực, xâm hại được phát hiện.
Chính vì vậy về giải pháp ban đầu, cần tuyên truyền rộng rãi, về quyền được chăm sóc sức khỏe của người khuyết tật, trẻ em bị bạo hành nhằm giúp họ biết đến quyền lợi của mình đồng thời nâng cao trách nhiệm của xã hội đối với họ. Các cơ quan ban ngành cũng cần có chính sách đầu tư đội ngũ y bác sĩ, đầu tư trang thiết bị và chính sách quản lý sức khỏe người khuyết tật tại các vùng sâu, vùng xa, vùng kinh tế khó khăn.
Thành Long