Người khuyết tật trong những ngày chống dịch Covid-19

Dịch bệnh diễn biến ngày càng phức tạp, rất nhiều ngành nghề kinh doanh đã bị ảnh hưởng dẫn tới nhiều công nhân thất nghiệp. Nhưng có lẽ khó khăn nhất vẫn là những người khuyết tật phải loay hoay tìm việc để mưu sinh, người được nhắc đến ở đây là chị Lê Thị Thuận, 43 tuổi, quê ở tỉnh Khánh Hòa, chị bị khuyết tật cả tay và chân.

Chị hiện tại đang bầy bán một gian hàng, bày bán những mặt hàng như bánh tráng, me ngào đường, bánh gai…Cơ duyên đưa chị đến việc bán những mặt hàng này do các công ty bán vé số tạm ngừng hoạt động.

Không được may mắn như nhiều người khác, từ khi sinh ra chị đã không có tứ chi, sau khi lập ra đình và có một con trai kháu khỉnh. Gia cảnh khó khăn nên chị phải gửi con trai cho bà ngoại chăm sóc, rồi vào thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai bán vé số kiếm tiền gửi về cho con ăn học. Tuy nhiên, cuộc sống luôn khó khăn với những người cơ cực, nghèo khó. Khi chị vừa tích góp và vay mượn để xây nhà để mẹ và con trai che mưa, che nắng thì dịch bệnh lại bùng phát.

 

Chị Lê Thị Thuận – theo Báo Thanh niên

Do ảnh hưởng của Covid-19 nên từ ngày 1/4, chấp hành chỉ thị của Thủ tướng chính phủ, Công ty xổ số đã tạm dừng hoạt động. Chị có chia sẻ rằng: “Hồi xưa là đi bán vé số, bây giờ không có bán nữa, không có làm cái gì mà kiếm tiền để sống được, người quen thấy vậy mới cho chị mượn tiền mua sắn này ở dưới Tây Ninh, họ trở lên cho tiền xe và bán 3.500đ/kg, tôi bán 5.000đ/kg, chứ không biết gì làm sống hết.” theo thông tin từ Báo Thanh niên.

Nhờ có gian hàng và sự giúp đỡ của nhiều người dân, cuộc sống của chị những ngày tạm ngừng bán vé số đã bớt đi chút lo toan. Tuy nhiên, trong tiếng cười của chị còn chất chứa những lỗi lo toan khác, trong thâm tâm chị vẫn mong dịch nhanh qua đi, để chị có thể trở về với công việc bán vé số.

Nam Phương (T/H)

Bài viết liên quan

Picture1

HỘI NGHỊ TẬP HUẤN VÀ TRAO ĐỔI, CHIA SẺ KINH NGHIỆM VỀ CÔNG TÁC PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO NGƯỜI KHUYẾT TẬT

vn lsu 1

40 năm rực rỡ – Liên hoan văn nghệ Luật sư Hà Nội

clip_image001

NHẬN THƯƠNG YÊU ĐỂ SẺ CHIA THƯƠNG YÊU

Thạc sĩ Phạm Văn Hưng, hiệu trưởng Trường nuôi dạy trẻ em khiếm thị Hải Phòng đọc diễn văn khai giảng năm học mới.

Lễ khai giảng tại Trường Nuôi dạy trẻ em khiếm thị Hải Phòng

Hình ảnh tại chương trình

Nam Định: Trao học bổng cho học sinh vượt khó

bí thư tỉnh ủy

Nam Định: Công bố quyết định thành lập Đảng bộ thành phố và Đảng bộ các phường sau sáp nhập

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang