Nam Định: Phát huy nét đẹp văn hóa thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của Người Việt

(ĐHVO). Cục Di sản văn hóa (Bộ VH-TT-DL) phối hợp với UBND tỉnh Nam Định tổ chức Hội nghị – Hội thảo – Thực hành di sản, kỷ niệm 20 năm, Công ước Bảo vệ Di sản văn hóa phi vật thể của UNESCO (2003 – 2023) và đánh giá hiệu quả việc thực hiện Công ước đối với “Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt.

Bí thư Tỉnh uỷ Phạm Gia Túc (ở giữa bên phải), cùng các đồng chí lãnh đạo đại diện các cơ quan trung ương và địa phương trao tặng Ban tổ chức lẵng hoa tươi thắm

Sáng 29/11, tại nhà văn hóa 3/2 thành phố Nam Định, Cục Di sản văn hóa (Bộ VH-TT-DL) phối hợp với UBND tỉnh Nam Định tổ chức Hội nghị – Hội thảo – Thực hành di sản kỷ niệm 20 năm, Công ước Bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể của UNESCO (2003 – 2023) và đánh giá hiệu quả thực hiện công ước đối với “Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt”. Dự, chỉ đạo Hội nghị có các đồng chí: Phạm Gia Túc, Bí thư Tỉnh ủy Nam Định; Trần Lê Đoài, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nam Định; bà Lê Thị Thu Hiền, Cục trưởng Cục Di sản, Bộ VH-TT-DL; PGS.TS Đặng Văn Bài, Phó Chủ tịch Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia, cùng lãnh đạo đại diện các đơn vị liên quan, các đoàn đại biểu của các tỉnh thành trên cả nước.

Hội nghị nhằm đánh giá hiệu quả việc thực hiện công ước đối với “Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt”, đồng thời xác định phương hướng, nhiệm vụ, chương trình hành động quốc gia bảo vệ và phát huy giá trị “Thực hành tín ngưỡng thời Mẫu Tam phủ của người Việt”, theo cam kết.

Theo báo cáo, tháng 9/2005, Việt Nam chính thức tham gia và trở thành 1 trong 30 quốc gia đầu tiên gia nhập Công ước về Bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể do Tổ chức Giáo dục Khoa học và Văn hóa của Liên Hiệp Quốc (UNESCO) tổ chức. Với vai trò là thành viên tích cực, sau 18 năm tham gia Công ước quan trọng này, Việt Nam đã có gần 7 vạn di sản văn hóa phi vật thể đã được kiểm kê, 500 di sản văn hóa phi vật thể đã được Bộ VH-TT-DL đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, trong đó, có 15 di sản được UNESCO ghi danh vào các danh sách bao gồm: 13 di sản văn hóa phi vật thể trong danh sách di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại và 2 di sản văn hóa phi vật thể trong danh sách di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp, phân bố ở hầu khắp các tỉnh, thành phố. Ngoài ra, đã có 1.881 cá nhân được phong tặng danh hiệu nghệ nhân nhân dân, nghệ nhân ưu tú.

Đối với công tác bảo vệ di sản, Việt Nam cũng là quốc gia đầu tiên đề nghị và Uỷ ban Liên Chính Phủ đồng ý đưa 01 di sản ra khỏi danh sách di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp. Một trong những sự kiện nổi bật đánh giá về công tác bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam, đó là tháng 12/ 2017, Hát Xoan Phú Thọ trở thành di sản đầu tiên được UNESCO đưa ra khỏi danh sách Di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp và sau đó ghi danh vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Với kết quả đó, Việt Nam đã đóng góp kinh nghiệm cũng như thể hiện nỗ lực cho việc bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.

Phát biểu tại hội nghị, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trần Lê Đoài nhấn mạnh, Nam Định là vùng đất địa linh nhân kiệt, mảnh đất mang nhiều giá trị văn hóa của người Việt. Tín ngưỡng thờ Đức Thánh Trần (Thánh Cha) và Thánh Mẫu Liễu Hạnh (Thánh Mẹ) từ lâu đã trở thành nét đẹp bản địa với những giá trị nhân văn sâu sắc, in đậm trong tâm thức của nhân dân cả nước với câu ngạn ngữ “Tháng tám giỗ cha, tháng ba giỗ mẹ”. Bên cạnh đó, “Nam Định được coi là một trong những trung tâm của tín ngưỡng thờ Mẫu, với các di tích tiêu biểu như: quần thể Phủ Dầy, Phủ Quảng Cung (Phủ Nấp) và hàng trăm địa điểm thờ cúng Thánh Mẫu. Nam Định cũng là cái nôi của nghệ thuật chầu văn với những làn điệu ngọt ngào, cùng hàng trăm lễ hội truyền thống được tổ chức hàng năm, với nhiều loại hình nghệ thuật, diễn xướng dân gian… thường xuyên diễn ra trong các lễ hội”.

Phát biểu tại hội thảo, đại diện Bộ VH-TT-DL, bà Lê Thị Thu Hiền, Cục trưởng Cục Di sản, nhìn nhận, 20 năm thực hiện Công ước UNESCO về bảo vệ Di sản, Việt Nam luôn thực hiện và thúc đẩy sự phát triển của công ước tại Việt Nam. Cho đến nay, Việt Nam đã tham gia 4/6 Công ước về văn hóa của UNESCO. Việc tham gia các công ước đó khẳng định tinh thần hòa nhập trong việc bảo vệ, giữ gìn các giá trị văn hóa cho hiện tại và tương lai, phục vụ cho sự phát triển du lịch bền vững, đồng thời hướng tới mục tiêu chung “góp phần duy trì hòa bình và an ninh trên cơ sở thắt chặt sự hợp tác giữa các dân tộc thông qua giáo dục, khoa học và văn hóa, vì mục đích tôn trọng trên phạm vi toàn cầu công lý, luật pháp, các quyền con người và quyền tự do cơ bản đối với mọi người..”

Bên cạnh đó, với 5 lần đảm nhiệm vai trò thành viên Hội đồng chấp hành UNESCO và được bầu là thành viên ban Di sản thế giới (nhiệm kỳ 2013-2017), Ủy ban Liên Chính phủ Công ước UNESCO 2003 (nhiệm kỳ 2006-2010 và nhiệm kỳ 2022-2026), Ủy ban liên Chính phủ Công ước 2005 (nhiệm kỳ 2021-2025) và vừa được tín nhiệm bầu thành viên Uỷ ban Di sản bảo vệ và phát huy giá trị di sản thế giới (nhiệm kỳ 2014-2018), với những đóng góp to lớn của Việt Nam trong thời gian qua đã được UNESCO và cộng đồng quốc tế đánh giá cao.

Để tiếp tục phát huy những thành tích đã đạt được trong công tác bảo tồn và phát huy nét đẹp văn hóa thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của Người Việt, đại diện Bộ VH-TT-DL, Lê Thị Thu Hiền tin tưởng và mong rằng, chương trình sẽ là diễn đàn để các địa phương, các nghệ nhân giao lưu trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm qua đó sẽ mang lại hiệu quả tích cực trong công tác bảo vệ và phát huy giá trị di sản theo tinh thần của Công ước UNESCO 2003 nói chung và Di sản thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ người Việt nói riêng.

Trong khuôn khổ chương trình các diễn giả đã tập chung tham luận các chủ đề liên quan đến và trò và công tác bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại như: Tham luận: Công tác quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại “Thực hành tín ngưỡng Thờ Mẫu Tam phủ của người Việt” ở Nam Định, của Sở VHTTDL Nam Định;

Tham luận: Công tác quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại “ Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt” ở Tp HCM, của sở VHTT Tp. HCM;

Tham luận: Vai trò của cơ quan quản lý nhà nước về tín ngưỡng: Qua trường hợp tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt, của bà Trần Thị Minh Thu, Vụ tín ngưỡng và các tôn giáo khác, Ban tôn giáo Chính Phủ;

Tham luận: Vai trò và trách nhiệm của nhà nước trong giữ gìn sự trong sáng của “Thực hành tín ngưỡng Thờ Mẫu Tam phủ của người Việt”, của NNƯT Lưu Ngọc Đức và NNƯT, Nguyễn Tất Kim Hùng;

Tham luận: Các hoạt động của cộng đồng trong bảo tồn và truyền dạy các giá trị của di sản thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu trên địa bàn tỉnh Nam Định từ khi UNESCO vinh danh, của NNƯT , Vũ Thanh Bình;

Tham luận: “Nói và bàn” về di sản văn hóa phi vật thể: Từ thể chế đến cộng đồng, của GS.TS, Nguyễn Thị Hiền và TS Nguyễn Thị Thu Trang.

PGS.TS, Đặng Văn Bài, Phó Chủ tịch Hội đồng DSVHQG với phần tham luận: “Tham gia các Công ước quốc tế và bảo vệ di sản văn hóa- vai trò và vị thế của Việt Nam”.

Một số hình ảnh tại chương trình:

Trần Hồng

Bài viết liên quan

THÔNG CÁO BÁO CHÍ

Picture2

Nam Định: Ngành công nghiệp công nghệ cao ghi nhận năng lực mớ

Picture1

HỘI NGHỊ TẬP HUẤN VÀ TRAO ĐỔI, CHIA SẺ KINH NGHIỆM VỀ CÔNG TÁC PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO NGƯỜI KHUYẾT TẬT

vn lsu 1

40 năm rực rỡ – Liên hoan văn nghệ Luật sư Hà Nội

clip_image001

NHẬN THƯƠNG YÊU ĐỂ SẺ CHIA THƯƠNG YÊU

Thạc sĩ Phạm Văn Hưng, hiệu trưởng Trường nuôi dạy trẻ em khiếm thị Hải Phòng đọc diễn văn khai giảng năm học mới.

Lễ khai giảng tại Trường Nuôi dạy trẻ em khiếm thị Hải Phòng

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang