Nam Định: Công tác đào tạo sát hạch lái xe cho người khuyết tật, thực trạng giải pháp khuyến nghị

(ĐHVO). Đề xuất bốn giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn trong công tác đào tạo sát hạch cấp giấy phép lái xe cho người khuyết tật (NKT) của Phó Hiệu trưởng Trường Trung cấp giao thông vận tải tỉnh Nam Định, Nguyễn Thanh Hùng.

Thông tin với Đồng Hành Việt Online về công tác đào tạo sát hạch cấp giấy phép lái xe trên địa bàn tỉnh Nam Định, ông Nguyễn Thanh Hùng, Phó hiệu Trưởng, Trường Trung cấp giao thông vận tải tỉnh Nam Định cho biết: Thực hiện công ước quốc tế (CRPD), Luật NKT 2010, về đảm bảo quyền tiếp cận tối thiểu của NKT khi tham gia giao thông nói chung, quyền được dạy, học nghề, đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ NKT nói riêng, ngành giao thông vận tải đã triển khai thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp thiết thực, giúp NKT tiếp cận và tham gia giao thông như:

Thực hiện nghị định 65/2016/NĐ-CP, và thông tư số 12/2017/TT-BGTVT quy định sát hạch, cấp bằng lái xe cơ giới cho công dân, bao gồm NKT. Trình tự thủ tục tham gia đào tạo dự thi, sát hạch cấp bằng lái xe cơ giới đối với hạng A1 (gồm xe mô tô ba bánh dùng cho NKT), xe ô tô số tự động B1…, từng bước giảm thiểu tình trạng NKT không có bằng lái tham gia giao thông và hạn chế tình trạng hoán cải xe cơ giới chưa qua đăng kiểm;

Thực hiện, điều 7, điều 9, thông tư 12/2017/TT-BGTVT quy định về đào tạo sát hạch cấp giấy phép lái xe cho người điều khiển xe mô tô ba bánh hạng A1 và người điều ô tô hạng B1 xe số tự động;

Thực hiện, điều 43 quy định đối với xe tập lái, xe dạy lái phải đáp ứng theo tiêu chuẩn Thông tư số 12/2017/TT-BGTVT, được bổ sung tại Thông tư 38/2019/TT-BGTVT về cấp giấy chứng nhận đăng ký biển số…;

Thực hiện các quy định về điều kiện sức khỏe trong việc thực hiện sát hạch cấp phép lái xe được thực hiện theo thông tư liên tịch số 24/2015/TTLT-BGTVT-BYT, ngày 21/8/2015, quy định cụ thể về các trường hợp không đủ điều kiện để lái xe theo các hạng tương ứng;

Tuy nhiên qua quá trình triển khai áp dụng các quy định cụ thể nêu trên còn bộc lộ nhiều bất cập hạn chế, nhiều NKT còn thiếu thông tin, kiến thức về luật giao thông đường bộ, điều này đến từ nhiều khía cạnh khách quan chủ quan khác nhau.

Bên cạnh đó, khung pháp lý còn bộc lộ nhiều lỗ hổng, không đồng bộ trong công tác thực thi, các quy định về cải tạo phương tiện xe cơ giới theo thông tư 85/2014/TT-BGTVT, quy định về cải tạo phương tiện cơ giới đường bộ (ô tô) dành cho NKT, còn thiếu các quy định cụ thể về cải tạo phương tiện phù hợp với các dạng tật khác nhau dành cho học viên lái xe là NKT.

Thực tế cho thấy, NKT có rất nhiều dạng tật khác nhau, chính vì điều đó, để đáp ứng nhu cầu của tất cả NKT cần có các chủng loại xe phù hợp với tất cả các dạng khuyết tật đó. Bên cạnh đó, để có thể truyền tải nội dung cho các học viên là NKT, đội ngũ giáo viên cũng phải được đào tào chuyên biệt dành cho NKT. Ngoài ra, sân bãi cũng phải được thiết kế phù hợp với các dạng phương tiện này.

Tuy nhiên, hầu hết tất cả các cơ sở đào tạo trên địa bàn tỉnh đều chưa đáp ứng được đủ các điều kiện nêu trên, bởi lẽ, trong cơ chế tự chủ hiện nay, nếu đáp ứng đủ các điều kiện nêu trên, thì việc đầu tư chi phí cho cơ sở hạ tầng và cho đội ngũ giáo viên chuyên biệt phục vụ riêng cho NKT là rất lớn. Bên cạnh đó, đối với nhu cầu của học viên là NKT của một tỉnh, thành phố đơn lẻ, có nhu cầu học chưa nhiều, việc đầu tư cơ sở hạ tầng cùng trang thiết bị quá lớn sẽ không mang lại hiệu quả.

Để khắc phục những tồn tại hạn chế nêu trên, Phó Hiệu Trưởng Trường Trung cấp giao thông vận tải tỉnh Nam Định, Nguyễn Thanh Hùng nêu ra bốn giải pháp, khuyến nghị cụ thể như sau:

Một là, cần tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến kiến thức pháp luật về Luật giao thông đường bộ, khuyến khích NKT sử dụng các phương tiện giao thông công cộng và sử dụng các phương tiện tham gia giao thông đạt chuẩn kỹ thuật, được cấp phép.

Hai là, cần bổ sung hoàn thiện Thông tư 85/2014/TT-BGTVT theo hướng mở rộng phạm vi xe cơ giới cải tạo (bao gồm cả mô tô ba bánh dành cho NKT). Cần quy định rõ các tiêu chí đối với các phương tiện cải tạo đặc thù (ô tô) dành cho học viên là NKT. Bên cạnh đó, cần sửa đổi, bổ sung một số điều trong thông tư liên tịch số 32/2007/TTLT-BCA-BGTVT để phù hợp với điều kiện và tình hình thực tế.

Ba là, cần khuyến khích các doanh nghiệp xây dựng mô hình liên kết trong tỉnh, cũng như liên kết các tỉnh thành lân cận, cần xây dựng một cơ sở đào tạo sát hạch lái xe chuyên biệt tập chung dành riêng cho NKT. Bên cạnh đó, nhà nước cũng cần có các chính sách ưu đãi cụ thể, các chính sách khuyến khích đầu tư, chính sách thuê đất, ưu đãi thuế… dành cho đơn vị đào tạo mang tính đặc thù này.

Bốn là, cần có quy định cụ thể về việc hoán cải phương tiện giao thông lưu hành dành riêng cho NKT. Đặc biệt, đối với các phương tiện hoán cải dành cho học viên là NKT, các thiết bị phục vụ cho việc hoán cải cần phải được tháo lắp thuận tiện, để có thể tiết kiệm được chi phí mà vẫn đảm bảo đáp ứng đủ phương tiện tập lái dành cho các dạng tật khác nhau, đồng thời đảm bảo rằng, khi tháo thiết bị chuyên biệt dành cho NKT, phương tiện đó vẫn có thể phục vụ cho người bình thường tập lái.

Chia sẻ thêm về vấn đề này, ông Hùng cho biết, đã từ lâu, các Trường cùng các Trung tâm đào tạo lái xe trên địa bàn tỉnh, cũng như tình thành lân cận rất tâm tư trong công tác đào tạo sát hạch cấp giấy phép lái xe cho người khuyêt tật. Tuy nhiên, vì điều kiện cơ sở vật chất còn thiếu thốn, bên cạnh đó, quy định trong lĩnh vực đào tạo sát hạch cấp giấy phép lái xe dành cho NKT còn chưa cụ thể, kinh phí đầu tư phụ thuộc, muốn xây dựng và thực hiện việc mua sắm cần rất nhiều thời gian, phải trải qua các bước quy trình bắt buộc trong luật đầu tư công, mua sắm công mà đơn vị không phải là người được quyết định.

Viện dẫn một số đơn vị tư nhân cũng hoạt động trong lĩnh vực đào tạo sát hạch cấp giấy phép lái xe trên địa bàn tỉnh cùng các tỉnh thành lân cận, ông Hùng chia sẻ: Có những đơn vị tư nhân khi thiếu thiết bị, hay khi Nhà nước ban hành quy định mới về đồng bộ trang thiết bị dạy và học lái theo hướng hiện đại, họ có thể mua sắm được luôn. Thậm chí, nhiều thiết bị phục vụ dạy học có giá trị rất cao, lên đến vài tỉ đồng, những họ vẫn mua được ngay, vì họ không vướng quy định, nhưng đối với đơn vị hoạt động phụ thuộc, muốn trang bị đầy đủ, vẫn phải đợi. Mặc dù vậy, ông Hùng tin rằng, thời gian tới, các cấp ngành đồng loạt vào cuộc và khó khăn vướng mắc trong lĩnh vực giao thông công cộng dành cho NKT nói chung, lĩnh vực đào tạo sát hạch cấp giấy phép lái xe cho NKT nói riệng được tháo gỡ, để Luật NKT được thực thi đồng bộ, giúp NKT phát huy năng lực bản thân, hòa nhập cộng đồng, góp phần xây dựng phát triển kinh tế đất nước.

Đồng quan điểm với các giải pháp của ông Hùng, ông Trần Thọ Hiền, Hiệu Trưởng trường Trung cấp nghề Đại Lâm cũng cho rằng, việc thành lập Trung tâm đào tạo sát hạch cấp giấy phép lái xe tập trung dành cho NKT ở các tỉnh thành lân cận như Thái Bình, Hà Nam, Nam Định là việc làm thiết thực mang lại hiệu quả nhất định trong công tác sát hạch đào tạo lái xe. Bên cạnh đó, nếu thành lập được Trung tâm đào tạo sát hạch lái xe tập trung không chỉ mang lại hiệu quả trong công tác đầu tư, mà còn mang lại sự thuận tiện cho NKT khi họ có nhu cầu sát hạch cấp giấy phép lái xe.

Chia sẻ thêm về vấn đề này, ông Hiền nhìn nhận, thực tế, trong cộng đồng NKT có nhiều người là doanh nhân thành đạt, là những nhà hoạt động rất thành công trên nhiều lĩnh vực khác nhau, họ rất năng động, tuy họ bị khuyết thiếu một phần cơ thể, nhưng vẫn đáp ứng được yêu cầu tối thiểu trong lĩnh vực đào tạo sát hạch cấp giấy phép lái xe, chính vì điều đó, cần có cơ chế đặc thù cho việc đào tạo sát hạch lái xe dành riêng cho NKT.

Trần Hồng

Bài viết liên quan

NGƯỜI KHUYẾT TẬT ĐỆ ĐƠN XIN TRỢ GIÚP PHÁP LÝ

Đoàn luật sư thành phố Hà Nội hưởng ứng tham gia ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam” thành phố Hà Nội năm 2024

Picture1

Thái Nguyên: Nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa nhân Ngày Người khuyết tật Việt Nam 18/4

Picture1

Trường THPT Bắc Kiến Xương lọt top những ngôi trường hàng đầu Thái Bình

5-1712332006101296289476

Đóng học phí một lần: Thực hiện sao cho đúng luật?

z5314683295603_d42ec9ed4bb4a30f54fd34b04322fdfa

Hội Người khuyết tật tỉnh Hà Nam: Nâng cao năng lực trong lĩnh vực quản lý vốn vay quay vòng dành cho hội viên

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang