Một số thực trạng về tiếp cận của người khuyết tật Việt Nam và giải pháp

Vấn đề chung 

Có thể nói, từ nhiều năm qua được sự quan tâm của Đảng thể hiện bằng các Chỉ thị như chỉ thị số 51-CT/TW ngày 12/4/1989 về giúp đỡ Hội Người mù Việt Nam nay là Chỉ thị số 39-CT/TW ngày 01/11/2019 Ban Bí Thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác người khuyết tật. Đặc biệt từ khi có Pháp lệnh Người tàn tật năm 1998 sau này là Luật Người khuyết tật 2010 cùng các cam kết quốc tế Việt Nam tham gia, các quy định về pháp luật cũng như các chương trình, chính sách trợ giúp người khuyết tật ngày càng hoàn thiện góp phần không nhỏ vào việc cũng như thúc đẩy người khuyết tật hòa nhập bình đẳng và đầy đủ vào cộng đồng, xã hội. Qua đó, từng bước hiện thực hóa quyền của người khuyết tật, để NKT không chỉ thực hiện quyền mà còn làm tốt nghĩa vụ của một công dân, đóng góp vào công cuộc chung của đất nước. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được về cả vật chất lẫn tinh thần đối với NKT đã được cải thiện thì vẫn còn đó những tồn tại, hạn chế nhất định trong quá trình thực thi đặc biệt phải kể đến một số những thực trạng về tiếp cận của người khuyết tật (NKT) vẫn còn nhiều thách thức và hạn chế, có thể kể đến một số nguyên nhân như sau:

Tiếp cận vật lý như cơ sở hạ tầng và các công trình công cộng, hệ thống giao thông tại Việt Nam chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu của NKT. Rất nhiều công trình vẫn không được thiết kế hoặc xây dựng để phù hợp, đảm bảo tiếp cận đối với người khuyết tật (thiếu thang máy, thang máy nhỏ, thiết kế chưa đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật, không có lối đi dành cho NKT như đường dốc, gờ nổi…) gây khó khăn trong việc di chuyển và đây là một trong những nguyên nhân chính làm hạn chế khả năng tiếp cận các dịch vụ cơ bản khác như y tế, giáo dục và việc làm….

Tiếp cận giáo dục: Mặc dù đã có những cải cách và chính sách hỗ trợ NKT trong giáo dục, tuy nhiên vẫn còn nhiều hạn chế nhất định khiến NKT chưa thể tiếp cận bình đẳng nhất là tiếp cận với giáo dục chất lượng trong đó phải kể đến chương trình giáo dục bậc cao cho NKT

Tiếp cận việc làm: NKT ở Việt Nam thường gặp khó khăn trong việc tìm kiếm và tiếp cận việc làm. Các cơ hội việc làm phù hợp với năng lực và khả năng của NKT còn hạn chế. Họ thường gặp phải sự phân biệt đối xử và khó khăn trong việc tiếp cận thông tin việc làm và các dịch vụ hỗ trợ cũng như cơ sở vật chất… để có thể tiếp cận được với việc làm.

Tiếp cận dịch vụ y tế: NKT tại Việt Nam vẫn gặp khó khăn trong việc tiếp cận các dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe phù hợp. Các cơ sở y tế nhất là các tuyến cơ sở về cơ bản chưa hoàn thiện để đáp ứng đủ nhu cầu y tế của NKT, bao gồm cả việc cung cấp dịch vụ khám bệnh, chẩn đoán, điều trị và phục hồi chứ năng cũng như can thiệp sớm và phát hiện sớm.

Nhận thức và nhận diện: Mặc dù từ khi có Pháp lệnh Người tàn tật 1998 cũng như sự ra đời của Luật Người khuyết tật 2010 và các cam kết quốc tế cùng các giải pháp, chính sách đảm bảo để NKT có thể hòa nhập một cách bình đẳng và đầy đủ. Thế nhưng, trên thực tế, dù đã có sự cải thiện, nhưng nhận thức và nhận diện về quyền và nhu cầu của NKT vẫn còn hạn chế. Điều này gây khó khăn trong việc thúc đẩy sự công nhận và đảm bảo quyền lợi của NKT trong các lĩnh vực chính sách, giáo dục, việc làm và các lĩnh vực khác.

Hạn chế tham gia xã hội: NKT tại Việt Nam gặp khó khăn trong việc tham gia vào các hoạt động xã hội đầy đủ và bình đẳng. Họ vẫn phải đối mặt với sự phân biệt đối xử và cảm giác cô lập trong cộng đồng. Việc tiếp cận các dịch vụ văn hóa, giải trí và thể thao cũng còn hạn chế.

Thiếu thông tin và nhận thức: Nhiều người vẫn còn thiếu thông tin và nhận thức về quyền và nhu cầu của NKT, dẫn đến sự phân biệt đối xử và thiếu sự hỗ trợ. Việc nâng cao nhận thức và cung cấp thông tin chính xác về quyền của NKT là rất cần thiết đảm bảo để người khuyết tật có thể tự đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp, tránh bị dụ dỗ, lôi kéo, nhận thức sai lệch, hành vi lệch chuẩn cũng như đảm bảo việc thực hiện nghĩa vụ công dân….

Thực trạng tiếp cận của NKT trong một số lĩnh vực 

  1. Thực trạng tiếp cận việc làm của NKT 

Tỷ lệ thất nghiệp cao: NKT thường có tỷ lệ thất nghiệp cao hơn so với người không khuyết tật. Điều này có thể bắt nguồn từ sự kỳ thị, thiếu nhận thức và thông tin về khả năng cùng tiềm năng của NKT từ phía nhà tuyển dụng; hay địa điểm làm việc không thân thiện với NKT. Cũng như việc không đáp ứng được yêu cầu đối với công việc của NKT. NKT cũng thường gặp khó khăn trong việc tìm kiếm việc làm phù hợp với khả năng và nhu cầu của mình.

Thiếu cơ hội công việc: NKT thường gặp khó khăn trong việc tiếp cận các cơ hội công việc. Các ngành nghề có thể hạn chế với NKT do yêu cầu về khả năng thể chất hoặc sự di chuyển, nhưng đồng thời cũng chưa có nhiều công việc phù hợp với khả năng và kỹ năng của NKT hoặc chưa được chú trọng, quan tâm tuyển dụng.

Thiếu hỗ trợ và điều kiện làm việc phù hợp: Một số nơi làm việc chưa đáp ứng được nhu cầu đặc biệt của NKT nhất là vấn đề tiếp cận. Thiếu hỗ trợ kỹ thuật, điều kiện làm việc không thân thiện với NKT; hoặc thiếu nhận thức về cách tạo môi trường làm việc bình đẳng có thể gây khó khăn cho NKT trong công việc của các cơ quan, doanh nghiệp thậm chí là môi trường làm việc tại gia đình khi môi trường nhà ở cũng chưa thực sự than thiện đối với NKT.

Thiếu đào tạo và phát triển kỹ năng: NKT thường gặp khó khăn trong việc tiếp cận đào tạo và phát triển kỹ năng phù hợp để đáp ứng yêu cầu của các công việc. Hạn chế này có thể do thiếu nguồn lực và chương trình đào tạo phù hợp cho NKT cũng như việc bố trí đào tạo của các cơ sở tuyển dụng dẫn đến tình trạng NKT ngày càng thụt lùi khả năng. Nhiều NKT trong các cơ sở cũng chưa được quan tâm để nâng cao năng lực hay từ chính bản thân NKT.

Kỳ thị và định kiến: Một trong những thách thức lớn nhất mà NKT phải đối mặt là sự kỳ thị và định kiến từ xã hội và nhà tuyển dụng. NKT thường gặp phải sự phân biệt đối xử và đánh giá thiếu công bằng dựa trên khuyết tật của họ.

Để cải thiện thực trạng này, có thể nghiên cứu các giải pháp như: 

– Tăng cường các chính sách và quy định rõ ràng để đảm bảo quyền lợi và cơ hội công bằng cho NKT trong việc tiếp cận việc làm

– Cung cấp các chương trình đào tạo và học nghề phù hợp, đồng thời hỗ trợ tài chính cho NKT trong quá trình học tập và phát triển nghề nghiệp.

– Nâng cao nhận thức xã hội về khả năng và tiềm năng của NKT, loại bỏ kỳ thị và định kiến.

– Tạo ra môi trường làm việc bình đẳng và thân thiện với NKT bằng cách nâng cao trang thiết bị và điều kiện làm việc; cải tạo cơ sở vật chất, hạ tầng tiếp cận; cung cấp hỗ trợ kỹ thuật và tạo điều kiện để NKT phát triển nghề nghiệp một cách bình đẳng.

– Cung cấp đào tạo và phát triển kỹ năng phù hợp cho NKT.

– Tăng cường hỗ trợ và chính sách ưu đãi cho doanh nghiệp tuyển dụng NKT; có các quy định cứng về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp như từng có trước đây để đảm bảo việc thực hiện trách nhiệm hiệu quả, thực chất…

– Xây dựng chương trình hỗ trợ và tư vấn công việc cho NKT.

– Thúc đẩy sự hợp tác giữa chính phủ, tổ chức phi chính phủ và doanh nghiệp để tạo ra cơ hội việc làm bình đẳng cho NKT.

-> Việc làm là một trong những yếu tố cơ bản, quan trọng nhất trong việc thúc đẩy NKT hòa nhập bình đẳng vào cộng đồng xã hội. Nó là cơ sở để gỡ bỏ các rào cản, cơ chế đảm bảo an sinh và là nguồn căn của các vấn đề tồn tại trong nhận thức từ sự tự ti của người khuyết tật đến những nhận thức, đánh giá không đúng về khả năng của gia đình và cộng đồng xã hội… Từ đó có thể thấy, việc tăng cường tiếp cận việc làm cho NKT đòi hỏi sự hỗ trợ và cam kết từ các bên liên quan để xóa bỏ các rào cản và đảm bảo sự bình đẳng không chỉ riêng vấn đề việc làm mà nó còn liên quan đến hầu hết các vấn đề cơ bản của người khuyết tật.

Ảnh minh họa – Nguồn Internet

  1. Thực trạng tiếp cận công trình công cộng

Thiếu cơ sở hạ tầng phù hợp: Rất nhiều công trình công cộng tại Việt Nam, như các tòa nhà, trạm xe buýt, bệnh viện, trường học và các khu vực công cộng khác, chưa đáp ứng được yêu cầu của NKT. Việc thiếu thang máy, lối đi dành riêng cho người di chuyển bằng xe lăn, thiếu dấu chỉ đường và không gian mở rộng để di chuyển làm cho việc tiếp cận công trình công cộng trở nên khó khăn đối với NKT. Mặc dù, đã có các quy định rất chặt chẽ liên quan đến vấn đề này như Luật NKT, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về xây dựng công trình đảm bảo người khuyết tật tiếp cận sử dụng, Chương trình trợ giúp NKT giai đoạn 2012-2020 và 2021-2030…

Thiếu hỗ trợ kỹ thuật: NKT cần sự hỗ trợ kỹ thuật để tiếp cận các công trình công cộng một cách dễ dàng và an toàn. Tuy nhiên, nhiều công trình vẫn chưa có các thiết bị hỗ trợ như bậc lên xuống, lan can, cầu thang dành riêng cho người di chuyển bằng xe lăn, các biện pháp an toàn cho người khiếm thính, và các biện pháp khác để tạo điều kiện thuận lợi cho NKT.

Thiếu nhận thức về tiếp cận công cộng: Một số không nhỏ bộ phân người không khuyết tật thiếu nhận thức về quyền của NKT trong việc tiếp cận công trình công cộng. Điều này dẫn đến việc xây dựng công trình không đảm bảo tính bình đẳng và tiếp cận cho mọi người, gây ra sự hạn chế cho NKT.

Thiếu kiểm tra và tuân thủ quy định: Mặc dù có quy định về tiếp cận công trình công cộng cho NKT, nhưng việc kiểm tra và tuân thủ quy định vẫn còn hạn chế. Nhiều công trình không tuân thủ đầy đủ các quy định pháp luật về tiếp cận cho NKT thế nhưng cơ chế kiểm tra và xử lý vi phạm chưa được thực hiện một cách có hiệu quả.

Để cải thiện thực trạng này, có thể nghiên cứu các giải pháp như: 

– Đẩy mạnh việc xây dựng và cải thiện cơ sở hạ tầng công cộng phù hợp với tiêu chuẩn và quy định về tiếp cận cho NKT nhất là các công trình mới cần đảm bảo đúng tiêu chuẩn, kỹ thuật cùng việc tang cường và có lộ trình, kế hoạch cũng như giải pháp cụ thể đối với các công trình cũ, di tích lịch sử, văn hóa…

– Tăng cường nhận thức và giáo dục về quyền và nhu cầu của NKT trong việc tiếp cận công trình công cộng.

– Thúc đẩy việc tuân thủ quy định về tiếp cận công trình công cộng cho NKT thông qua kiểm tra và truy cứu trách nhiệm, xử lý nghiêm các vi phạm đặc biệt là vấn đề khắc phục và thực hiện đúng quy định của pháp luật.

– Tạo ra các chính sách khuyến khích và ưu đãi cho các tổ chức và doanh nghiệp xây dựng công trình công cộng phù hợp với tiêu chuẩn tiếp cận cho NKT.

– Xây dựng môi trường hỗ trợ kỹ thuật và đào tạo cho các kiến trúc sư và kỹ sư để nâng cao khả năng xây dựng công trình công cộng thân thiện với NKT.

  1. Thực trạng tiếp cận giao thông của người khuyết tật Việt Nam 

Thiếu cơ sở hạ tầng giao thông phù hợp: Hầu hết các phương tiện giao thông công cộng và các cơ sở hạ tầng nhất là đường bộ, đường sắt và đường thủy chưa đáp ứng được hết yêu cầu cũng như cung cấp tiện ích phù hợp cho NKT. Việc thiếu các thiết bị hỗ trợ như thang máy, cầu thang dành riêng cho người khuyết tật, dấu chỉ đường, dải phân cách an toàn và vỉa hè đủ rộng để di chuyển…. tạo ra khó khăn và hạn chế tham gia giao thông đối với NKT.

Thiếu thông tin và hỗ trợ từ phương tiện giao thông: NKT gặp khó khăn trong việc tiếp cận thông tin và hỗ trợ từ phương tiện giao thông. Nhiều phương tiện chưa có các biện pháp thông báo âm thanh hoặc hình ảnh để hỗ trợ người khiếm thính hoặc người mù đặc biệt là xe khách, xe tư nhân kinh doanh dịch vụ. Cùng với đó là thiếu nhận thức về nhu cầu của NKT khiến việc cung cấp thông tin và hỗ trợ trở nên hạn chế.

Hạn chế về văn hoá và nhận thức xã hội: Một số không ít người vẫn còn thiếu nhận thức và hiểu biết về quyền và nhu cầu của NKT trong việc tiếp cận giao thông. Sự thiếu thông tin và nhận thức xã hội dẫn đến việc xây dựng và quản lý không đảm bảo tính bình đẳng và tiếp cận cho mọi người, gây ra sự cô lập và hạn chế cho NKT.

Hạn chế trong việc sử dụng các phương tiện giao thông cá nhân: NKT gặp khó khăn trong việc sử dụng các phương tiện giao thông cá nhân như xe đạp, xe máy, ô tô và các phương tiện di chuyển khác. Thiếu các thiết kế và cải tiến phù hợp để hỗ trợ NKT trong việc điều khiển và sử dụng các phương tiện này. Ngoài ra, việc chưa có các quy định/hỗ trợ các phương tiện của NKT đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật hay đăng kiểm… cũng là một hạn chế rất lớn đối với NKT khi tham gia giao thông.

Kỳ thị, phân biệt đối xử: Việc thiếu hỗ trợ, trợ giúp NKT thậm chí là dè bỉu cũng như từ chối vì lý do khuyết tật tuy không phải hiện tượng phổ biến nhưng cũng là vấn đề cần quan tâm, xem xét và có giải pháp nâng cao chất lượng nhất là đối với dịch vụ vận tải hành khách là điều vô cùng quan trọng và cần thiết.

Để cải thiện thực trạng này, có thể nghiên cứu các giải pháp như: 

– Đầu tư và cải thiện cơ sở hạ tầng giao thông, bao gồm cung cấp các thiết bị và tiện ích hỗ trợ cho NKT như thang máy, cầu thang dành riêng, dấu chỉ đường, vỉa hè đủ rộng và dải phân cách an toàn.

– Đào tạo và nâng cao nhận thức cho nhân viên giao thông và lái xe, phụ xe… về quyền và nhu cầu của NKT, cung cấp thông tin và có nhưng hỗ trợ, trợ giúp phù hợp.

– Tăng cường công tác tuyên truyền và giáo dục về quyền và nhu cầu của NKT trong việc tiếp cận giao thông.

– Thúc đẩy việc xây dựng và tuân thủ các quy định và tiêu chuẩn về tiếp cận giao thông cho NKT trong đó có các quy chuẩn về giao thông phổ quát; cấp bằng lái xe; cho phép đăng ký/đăng kiểm phương tiện của NKT….

– Khuyến khích sử dụng công nghệ và thiết bị hỗ trợ như hệ thống thông báo âm thanh và hình ảnh trên phương tiện giao thông, phần mềm định vị và hướng dẫn điều hướng phù hợp với NKT.

– Nghiên cứu các mô hình vận tải hành khách, các phương tiện phù hợp, thân thiện với NKT

Ảnh minh họa – Nguồn Internet

  1. Thực trạng tiếp cận giáo dục 

Thiếu cơ sở hạ tầng và tài liệu giáo dục phù hợp: Rất nhiều trường học và cơ sở giáo dục tại Việt Nam chưa đáp ứng được yêu cầu và cung cấp đầy đủ cơ sở hạ tầng và tài liệu giáo dục phù hợp cho NKT. Thiếu các thiết bị hỗ trợ như giáo trình, phương tiện học tập và công nghệ hỗ trợ có thể gây ra khó khăn trong việc tiếp cận kiến thức và giáo dục chất lượng.

– Thiếu giáo viên và nhân viên ngành giáo dục có chuyên môn: Thiếu nguồn nhân lực chuyên môn có kinh nghiệm và được đào tạo để giảng dạy và hỗ trợ NKT trong quá trình học tập. Điều này gây ra sự bất bình đẳng trong chất lượng giáo dục cho NKT so với người không khuyết tật.

– Hạn chế trong việc tiếp cận giáo dục phổ thông: NKT thường gặp khó khăn trong việc tiếp cận giáo dục phổ thông, bao gồm trường học và các chương trình học chung. Một số trường học không có cơ sở vật chất, hạ tầng và các chương trình giáo dục phù hợp cho NKT, dẫn đến sự cô lập và thiếu cơ hội học tập cho NKT

Thiếu giáo dục đại học và nghề nghiệp: NKT gặp khó khăn trong việc tiếp cận giáo dục đại học và nghề nghiệp. Một số trường đại học và trung tâm đào tạo nghề chưa đáp ứng được nhu cầu đặc biệt của NKT; chưa cung cấp đầy đủ chương trình học và hỗ trợ để NKT có thể tiếp tục học tập và phát triển kỹ năng chuyên môn.

Thiếu nhận thức và hỗ trợ từ xã hội: Một số người vẫn chưa có nhận thức đầy đủ về quyền và nhu cầu của NKT trong việc tiếp cận giáo dục. Sự thiếu thông tin và hỗ trợ từ xã hội có thể làm tăng khó khăn và cô lập trong quá trình học tập của NKT.

Để cải thiện thực trạng này, có thể nghiên cứu các giải pháp như: 

– Đầu tư và cải thiện cơ sở hạ tầng giáo dục, bao gồm cung cấp các thiết bị và

tài liệu giáo dục phù hợp cho NKT.

– Đào tạo và tăng cường đội ngũ giáo viên và nhân viên chuyên môn để hỗ trợ NKT trong quá trình học tập.

– Xây dựng các chương trình giáo dục phổ thông và đại học/ nghề nghiệp linh hoạt, phù hợp với nhu cầu và khả năng của NKT.

– Tăng cường nhận thức và giáo dục trong cộng đồng về quyền và nhu cầu của NKT trong việc tiếp cận giáo dục.

– Thúc đẩy sự hợp tác giữa chính phủ, tổ chức phi chính phủ và các bên liên quan để xây dựng môi trường giáo dục bình đẳng cho NKT.

  1. Thực trạng tiếp cận thông tin 

Hạn chế trong truy cập đến thông tin trực tuyến: Mặc dù Internet đã phát triển và phổ biến ở Việt Nam, nhưng NKT vẫn gặp khó khăn trong việc truy cập đến thông tin trực tuyến. Nguyên nhân là do các rào cản kỹ thuật, việc thiếu hỗ trợ công nghệ và thiếu nội dung truyền thông phù hợp là những vấn đề phổ biến; thiếu tài liệu và thông tin hợp lý hay Thiếu hỗ trợ truyền thông và phương tiện truyền thông phù hợp hay công cụ trợ giúp: NKT gặp khó khăn trong việc tiếp cận các phương tiện truyền thông như truyền hình, radio, báo chí và các nền tảng truyền thông khác. Thiếu hỗ trợ như phụ đề, phiên dịch NNKH, thông tin âm thanh hoặc hình ảnh, và giao diện truyền thông thân thiện với NKT hay các công cụ trợ giúp phần mềm đọc màn hình, bàn phím Braille, thiết bị phụ đề, hoặc công nghệ hỗ trợ giọng nói. Thiếu nhân lực và tài chính để cung cấp và duy trì các công cụ này cũng đang là những thách thức chính….

Để cải thiện thực trạng này, có thể nghiên cứu các giải pháp như: 

– Phát triển và cải thiện cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, bao gồm đảm bảo tiếp cận Internet rộng rãi và tăng cường hỗ trợ kỹ thuật cho NKT.

– Xây dựng và phát triển nội dung truyền thông đa dạng, bao gồm sách, báo, tạp chí, trang web và ứng dụng di động, đáp ứng nhu cầu và đảm bảo sự phù hợp, thân thiện đối với NKT.

– Đào tạo và nâng cao nhận thức cho nhân viên trong lĩnh vực truyền thông và công nghệ về quyền và nhu cầu của NKT.

– Khuyến khích các tổ chức, doanh nghiệp và cộng đồng tham gia đẩy mạnh việc sản xuất và cung cấp tài liệu và thông tin phù hợp cho NKT.

– Tăng cường hỗ trợ công nghệ truyền thông và các công cụ trợ giúp, bao gồm phần mềm đọc màn hình, thiết bị Braille, phụ đề và công nghệ hỗ trợ giọng nói.

Ảnh minh họa – Nguồn Internet

  1. Thực trạng tiếp cận văn hóa 

Thiếu sự đa dạng và đại diện của NKT trong văn hóa đại chúng: NKT thường gặp khó khăn trong việc tham gia và có sự đại diện trong các hoạt động văn hóa đại chúng như nghệ thuật biểu diễn, phim ảnh, âm nhạc, văn học và các sự kiện văn hóa khác. Điều này gây ra sự thiếu thốn về việc thể hiện và chia sẻ kinh nghiệm và giá trị văn hóa của NKT.

Hạn chế trong việc tiếp cận các cơ sở văn hóa: NKT gặp khó khăn trong việc tiếp cận và tận hưởng các cơ sở văn hóa như bảo tàng, thư viện, rạp chiếu phim, nhà hát, hội họp và các khu văn hóa khác. Thiếu cơ sở hạ tầng, thiết kế không thân thiện với NKT, và hạn chế về thông tin và hỗ trợ là những rào cản chính.

Thiếu sự nhạy bén và hiểu biết về nhu cầu và khả năng của NKT: Một số tổ chức văn hóa và nhân viên trong lĩnh vực văn hóa vẫn thiếu nhận thức và hiểu biết về quyền và nhu cầu của NKT. Điều này dẫn đến việc xây dựng và tổ chức các hoạt động văn hóa không đảm bảo tính bình đẳng và tiếp cận cho mọi người.

Thiếu tài liệu và tài nguyên văn hóa phù hợp: Rất ít tài liệu và tài nguyên văn hóa được tạo ra và cung cấp dành riêng cho NKT. Thiếu sách, báo, tạp chí, tài liệu âm thanh, video, và các sản phẩm văn hóa khác dành riêng cho NKT gây ra hạn chế trong việc tiếp cận và tham gia vào các hoạt động văn hóa.

Để cải thiện thực trạng này, có thể nghiên cứu các giải pháp như: 20

– Thúc đẩy việc tham gia và đại diện của NKT trong các hoạt động văn hóa đại chúng, bao gồm biểu diễn nghệ thuật, phim ảnh, âm nhạc, văn học và các sự kiện văn hóa khác.

– Nâng cao nhận thức và đào tạo cho nhân viên trong lĩnh vực văn hóa về quyền và nhu cầu của NKT.

– Đầu tư vào cơ sở hạ tầng văn hóa thân thiện với NKT, bao gồm thiết kế và cải thiện truy cập cho NKT vào các cơ sở văn hóa.

– Phát triển và cung cấp tài liệu và tài nguyên

văn hóa phù hợp cho đa dạng NKT, bao gồm sách, báo, tạp chí, tài liệu âm thanh, video và các sản phẩm văn hóa khác.

  1. Thực trạng tiếp cận thể thao 

– Thiếu cơ sở hạ tầng và trang thiết bị thể thao phù hợp: Đa phần các cơ sở thể thao ở Việt Nam chưa đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn và thiết kế phù hợp cho NKT. Thiếu cầu trượt, sàn thể dục, xe lăn thể thao, vòng cổ ván, dụng cụ hỗ trợ và các trang thiết bị khác dành riêng cho NKT là một rào cản trong việc tham gia các hoạt động thể thao.

– Thiếu chương trình huấn luyện và đào tạo: Thiếu sự đầu tư và chương trình huấn luyện chuyên nghiệp dành cho HLV và người làm công tác huấn luyện thể thao cho NKT. Điều này ảnh hưởng đến chất lượng và quy mô của các hoạt động thể thao cho NKT.

– Thiếu sự tham gia và đại diện của NKT trong các sự kiện thể thao: NKT vẫn gặp khó khăn trong việc tham gia và có sự đại diện trong các sự kiện thể thao cấp độ quốc gia và quốc tế. Thiếu sự hỗ trợ về tài chính, thông tin và giáo dục là những rào cản chính.

– Thiếu nhận thức và đánh giá không chính xác về khả năng và tiềm năng của NKT: Một số người vẫn có quan niệm sai lầm rằng NKT không thể tham gia hoạt động thể thao hoặc có thành tích cao. Điều này gây ra sự thiếu thốn về cơ hội và sự phát triển trong lĩnh vực thể thao cho NKT.

Và để cải thiện thực trạng này, có thể nghiên cứu các giải pháp như: 

– Đầu tư và nâng cấp cơ sở hạ tầng thể thao để đáp ứng nhu cầu của NKT, bao gồm trang bị thiết bị và trang thiết bị thể thao phù hợp.

– Phát triển chương trình huấn luyện và đào tạo chuyên nghiệp dành cho HLV và người làm công tác huấn luyện thể thao cho NKT.

– Khuyến khích và tạo điều kiện cho NKT tham gia và đại diện trong các sự kiện thể thao cấp độ quốc gia và quốc tế.

– Tăng cường nhận thức và giáo dục về khả năng và tiềm năng của NKT trong lĩnh vực thể thao, nhằm loại bỏ các định kiến và giới hạn.

  1. Thực trạng tiếp cận du lịch 

Thiếu cơ sở hạ tầng và dịch vụ du lịch thân thiện với NKT: Rất ít cơ sở du lịch, bao gồm khách sạn, nhà nghỉ, nhà hàng và các điểm tham quan, có thiết kế và trang bị phù hợp để đáp ứng nhu cầu và khả năng di chuyển của NKT. Rào cản về truy cập, thiếu dụng cụ hỗ trợ và hạn chế thông tin cũng là những thách thức chính.

Thiếu thông tin và hỗ trợ đối với NKT: Rất ít thông tin du lịch được cung cấp dành riêng cho NKT, bao gồm thông tin về các điểm tham quan, văn hóa, lịch trình và cơ sở hạ tầng phù hợp. Thiếu nhân viên được đào tạo để hỗ trợ NKT trong việc di chuyển và tham quan cũng gây khó khăn.

Thiếu chương trình du lịch và hoạt động thích hợp: Rất ít chương trình du lịch và hoạt động được thiết kế và tổ chức dành riêng cho NKT. Thiếu sự đa dạng và tính bình đẳng trong các hoạt động du lịch gây ra sự hạn chế trong việc tham gia và trải nghiệm cho NKT.

Thiếu nhận thức và đánh giá không chính xác về khả năng và tiềm năng của NKT: Một số người vẫn có quan niệm sai lầm rằng NKT không thể tham gia các hoạt động du lịch hoặc có trải nghiệm tương đương. Điều này gây ra sự thiếu thốn về cơ hội và sự phát triển trong lĩnh vực du lịch cho NKT.

Để cải thiện thực trạng này, có thể nghiên cứu các giải pháp như: 

– Nâng cao nhận thức và đào tạo cho ngành du lịch về quyền và nhu cầu của NKT, bao gồm cả nhân viên lễ tân, hướng dẫn viên và nhân viên phục vụ du lịch.

– Đầu tư vào cơ sở hạ tầng du lịch thân thiện với NKT, bao gồm việc cải thiện truy cập và trang bị các dụng cụ hỗ trợ phù hợp.

– Phát triển và cung cấp thông tin du lịch dành riêng cho NKT, bao gồm thông tin về điểm đến, khách sạn, nhà hàng và các hoạt động phù hợp với khả năng và nhu cầu của NKT.

– Tạo ra các chương trình du lịch và hoạt động đa dạng và bình đẳng cho NKT, đảm bảo rằng họ có cơ hội tham gia và trải nghiệm du lịch một cách toàn diện.

  1. Thực trạng tiếp cận y tế

Thiếu cơ sở hạ tầng y tế thân thiện với NKT: Không nhiều các cơ sở y tế, bao gồm bệnh viện (trừ các bệnh viện ở các thành phố lớn), phòng khám và trung tâm y tế ở các khu vực nông thôn hoặc xa xôi có thiết kế và trang bị phù hợp để đáp ứng nhu cầu và khả năng di chuyển của NKT. Thiếu hệ thống lối đi, phòng xét nghiệm và điều trị cũng gây khó khan. Đây gần như là tình trạng chung của các tuyến y tế cơ sở, nơi khám chữa bệnh ban đầu đối với NKT khi sử dụng BHYT. Chính vì vậy NKT ở đây vẫn gặp khó khăn trong việc tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe do hạn chế về giao thông và cơ sở hạ tầng y tế.

Nhận thức và giáo dục: Cả xã hội và ngành y tế cần nâng cao nhận thức về các khía cạnh đặc biệt của việc chăm sóc sức khỏe cho người khuyết tật. Nhiều cơ sở không cung cấp dịch vụ phù hợp với nhu cầu của NKT.

Tài trợ và nguồn lực hạn chế: Hệ thống y tế ở Việt Nam đang phải đối mặt với áp lực tài trợ và nguồn lực hạn chế, điều này có thể làm giảm sự chú tâm đối với các dịch vụ đặc biệt cho người khuyết tật.

Yếu kém trong chất lượng dịch vụ: Mặc dù có nhiều bệnh viện và cơ sở y tế, nhưng chất lượng của dịch vụ y tế đôi khi không đảm bảo cho người khuyết tật, bao gồm cả vấn đề về thái độ và kiến thức của nhân viên y tế.

Thiếu nhân viên y tế được đào tạo về chăm sóc NKT: Không nhiều nhân viên y tế được đào tạo về cách tương tác và chăm sóc NKT một cách hiệu quả thậm chí thực trạng này xảy ra ngay tại các bệnh viện tuyến thành phố. Thiếu kiến thức và kỹ năng đặc thù trong việc chẩn đoán, điều trị và chăm sóc cho NKT nhất là các dạng khuyết tật về nghe nói, tự kỷ… dẫn đến sự thiếu sót trong việc cung cấp dịch vụ y tế chất lượng cho NKT.

Thiếu thông tin và hỗ trợ đối với NKT: Rất ít thông tin y tế được cung cấp dành riêng cho NKT, bao gồm thông tin về các dịch vụ y tế, bệnh lý và tình trạng sức khỏe đặc thù của NKT. Thiếu hỗ trợ và tư vấn cho NKT và gia đình về quy trình điều trị, thiết bị hỗ trợ và các nguồn tài nguyên y tế cũng gây khó khăn.

Chi phí y tế và bảo hiểm: Chi phí y tế và bảo hiểm là một rào cản quan trọng đối với tiếp cận y tế của NKT. Rất ít người có đủ khả năng tài chính để chi trả cho các dịch vụ y tế cần thiết nhất là trong chăm sóc sức khỏe, phục hồi chức năng mặc dù NKT nặng và đặc biệt nặng cùng một bộ phận NKT nhẹ có được BHYT miễn phí.

Để cải thiện thực trạng này, có thể nghiên cứu các giải pháp như: 

– Phát triển cơ sở hạ tầng y tế: Việt Nam đang đầu tư vào cơ sở hạ tầng y tế và mở rộng dịch vụ y tế đến các vùng nông thôn và xa xôi. Điều này có thể cải thiện tiếp cận của người khuyết tật đối với dịch vụ y tế.

– Khuyến khích tích hợp xã hội cho người khuyết tật trong các hoạt động chăm sóc sức khỏe có thể tạo điều kiện thuận lợi hơn cho họ.

– Đầu tư và nâng cấp cơ sở vật chất, hạ tầng y tế để đáp ứng nhu cầu của NKT, bao gồm trang bị các thiết bị và trang thiết bị y tế phù hợp.

– Đào tạo và nâng cao kiến thức cho nhân viên y tế về chăm sóc NKT, bao gồm kỹ năng giao tiếp, tương tác và chẩn đoán đặc thù cho NKT nhất là đối với nhóm đối tượng khuyết tật nghe nói, thần kinh tâm thần…

– Cung cấp thông tin y tế đáng tin cậy và dễ tiếp cận cho NKT, bao gồm hướng dẫn về quy trình điều trị, tư vấn và hỗ trợ cho NKT và gia đình.

– Xem xét các chính sách và giải pháp tài chính để giảm thiểu chi phí y tế và bảo hiểm đối với NKT, bao gồm các chính sách bảo hiểm y tế hỗ trợ cho NKT đặc biệt đối với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe theo yêu cầu…

-> Việt Nam đã thực hiện nhiều nỗ lực để cải thiện chăm sóc sức khỏe cho người khuyết tật, nhưng còn nhiều thách thức cần vượt qua. Sự tăng cường hợp tác giữa chính phủ, cơ sở y tế, và tổ chức xã hội có thể giúp đảm bảo rằng người khuyết tật được hưởng các dịch vụ y tế đầy đủ và chất lượng trong tương lai

  1. Thực trạng phát hiện sớm, can thiệp sớm 

Thiếu hệ thống phát hiện sớm: Việc phát hiện sớm khuyết tật ở trẻ em chưa được quan tâm, thực hiện đầy đủ và hiệu quả. Điều này có thể gây trì hoãn trong việc xác định và bắt đầu quá trình can thiệp sớm.

Thiếu cơ sở hạ tầng và thiết bị chẩn đoán: Các cơ sở y tế tuyến cơ sở và việc chẩn đoán chưa đầy đủ và không phù hợp với nhu cầu phát hiện sớm của NKT. Thiếu thiết bị chẩn đoán chính xác và chuyên dụng có thể gây ra sai sót và trì hoãn trong quá trình chẩn đoán.

Thiếu nhân lực có đủ kỹ năng: Có thiếu hụt nhân lực y tế và nhân viên chuyên môn có đủ kỹ năng và kiến thức về phát hiện sớm và can thiệp sớm cho NKT. Điều này ảnh hưởng đến khả năng xác định và cung cấp các biện pháp can thiệp sớm cho NKT.

Thiếu nhận thức và giáo dục: Cộng đồng và gia đình NKT cũng như bản thân NKT chưa đầy đủ nhận thức về tầm quan trọng của phát hiện sớm và can thiệp sớm. Thiếu thông tin và giáo dục làm giảm khả năng nhận ra dấu hiệu sớm và tìm kiếm giúp đỡ.

Để cải thiện thực trạng này, có thể nghiên cứu các giải pháp như: 

– Xây dựng hệ thống phát hiện sớm hoàn chỉnh và hiệu quả, bao gồm quy trình và tiêu chuẩn chẩn đoán rõ ràng.

– Đầu tư vào cơ sở hạ tầng y tế và cung cấp các thiết bị chẩn đoán hiện đại và phù hợp.

– Đào tạo và nâng cao nhận thức, kỹ năng cho nhân viên y tế và nhân viên chuyên môn về phát hiện sớm và can thiệp sớm đặc biệt là ở tuyến y tế cơ sở, ban đầu

– Tăng cường nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của phát hiện sớm và can thiệp sớm.

  1. Thực trạng tiếp cận phục hồi chức năng 

Thiếu cơ sở hạ tầng và dịch vụ phục hồi chức năng: Rất ít cơ sở y tế tuyến cơ sở đặc biệt là các trung tâm y tế và bệnh viện tuyến huyện và trung tâm phục hồi chức năng có sẵn để đáp ứng đầy đủ nhu cầu của NKT. Thiếu các chương trình, thiết bị và kỹ thuật phục hồi chức năng hiện đại và phù hợp với nhiều loại khuyết tật gây hạn chế cho NKT.

Thiếu nguồn lực và đầu tư: Ngành phục hồi chức năng vẫn chưa được đầu tư đầy đủ và thiếu nguồn lực để phát triển các dịch vụ và chương trình phục hồi chức năng cho NKT. Hạn chế tài chính cũng làm giảm khả năng tiếp cận và sử dụng các dịch vụ phục hồi chức năng.

Thiếu nhân lực có kỹ năng chuyên môn: Thiếu nhân viên phục hồi chức năng có đủ kiến thức và kỹ năng chuyên môn trong việc đánh giá, điều trị và quản lý các trường hợp NKT. Điều này làm giảm chất lượng và hiệu quả của dịch vụ phục hồi chức năng.

Nhận thức và hành vi của cộng đồng: Một số người vẫn có quan niệm thiếu nhận thức và thông tin sai lầm về phục hồi chức năng của NKT. Điều này gây ra sự thiếu hụt về hỗ trợ và đồng lòng trong việc phát triển các chương trình phục hồi chức năng cho NKT.

Thường các vấn đề trên là thực trạng chung tại tuyến cơ sở, nơi NKT có thể thuận lợi tiếp cận PHCN nhất thì đang là vấn đề tồn tại, hạn chế cần có các giải pháp sớm khắc phục.

Để cải thiện thực trạng này, có thể nghiên cứu các giải pháp như: 

– Đầu tư vào cơ sở hạ tầng và trang bị các cơ sở y tế và trung tâm phục hồi chức năng phù hợp với nhu cầu của NKT.

– Đào tạo và nâng cao kiến thức chuyên môn cho nhân viên phục hồi chức năng để cung cấp dịch vụ chất lượng cao cho NKT.

– Tăng cường nâng cao nhận thức về phục hồi chức năng và quyền của NKT trong xã hội.

– Đẩy mạnh nghiên cứu và phát triển các phương pháp và kỹ thuật phục hồi chức năng tiên tiến hơn.

Ảnh minh họa – Nguồn Internet

  1. Thực trạng tiếp cận dụng cụ trợ giúp 

Thiếu nguồn cung cấp và phân phối: Việc cung cấp dụng cụ trợ giúp cho NKT vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu. Thiếu sự đa dạng và sẵn có các loại dụng cụ trợ giúp, cũng như việc phân phối không đồng đều làm hạn chế khả năng tiếp cận của NKT.

Chi phí cao: Dụng cụ trợ giúp thường có chi phí cao, và rất ít NKT có đủ khả năng tài chính để mua được các thiết bị này. Điều này làm giảm khả năng tiếp cận và sử dụng dụng cụ trợ giúp cần thiết cho cuộc sống hàng ngày.

Thiếu tư vấn và hỗ trợ kỹ thuật: Rất ít nguồn tư vấn và hỗ trợ kỹ thuật có sẵn để hướng dẫn NKT sử dụng dụng cụ trợ giúp một cách hiệu quả. Thiếu sự đào tạo và hướng dẫn đúng cách cũng có thể gây rào cản cho NKT trong việc tận dụng các dụng cụ trợ giúp.

Thiếu nhận thức và thông tin: Một số NKT và gia đình vẫn thiếu nhận thức đúng và lợi ích của các dụng cụ trợ giúp. Thiếu thông tin và tư vấn đúng đắn cũng gây khó khăn trong việc tiếp cận và sử dụng dụng cụ trợ giúp.

Để cải thiện thực trạng này, có thể nghiên cứu các giải pháp như: 

– Mở rộng và cung cấp đa dạng hơn các nguồn cung cấp dụng cụ trợ giúp cho NKT, đồng thời tăng cường quy trình phân phối để đảm bảo tiếp cận công bằng và dễ dàng hơn.

– Đánh giá và xem xét các chính sách và giải pháp tài chính để giảm thiểu chi phí và hỗ trợ tài chính cho NKT trong việc mua dụng cụ trợ giúp.

– Đào tạo và nâng cao nhận thức cho nhân viên y tế, nhân viên xã hội và người chăm sóc về các dụng cụ trợ giúp, cũng như cung cấp tư vấn và hỗ trợ kỹ thuật cho NKT và gia đình.

Tăng cường công tác tư vấn và giáo dục công chúng để nâng cao nhận thức và thông tin về dụng cụ trợ giúp cho NKT.

– Nghiên cứu các dụng cụ trợ giúp mới trên nền tảng công nghệ thông minh với chi phí sản xuất thấp, cung ứng giá thành rẻ, số lượng lớn

– Có nghiên cứu đánh giá về thực trạng dụng cụ trợ giúp để đảm bảo đáp ứng nhu cầu thực tế cũng như việc hỗ trợ NKT tiếp cận

  1. Thực trạng tiếp cận vay vốn ưu đãi 

Thiếu thông tin về chính sách vay vốn ưu đãi: Rất ít NKT có đầy đủ thông tin về các chính sách và chương trình vay vốn ưu đãi dành riêng cho họ. Thiếu sự nhận thức về các cơ hội vay vốn và yêu cầu cần thiết để đủ điều kiện vay vốn ưu đãi cũng làm giảm khả năng tiếp cận vay vốn của NKT.

Quy trình vay vốn phức tạp: Quy trình vay vốn có thể phức tạp và đòi hỏi nhiều thủ tục và hồ sơ. Điều này có thể gây khó khăn cho NKT trong việc tiếp cận và hoàn thành các yêu cầu vay vốn.

Hạn chế tài chính và tài sản thế chấp: NKT thường gặp khó khăn trong việc đáp ứng các yêu cầu tài chính và tài sản thế chấp để đảm bảo vay vốn. Rất ít NKT có tài sản thế chấp đủ giá trị hoặc nguồn tài chính đáng kể để thể hiện khả năng trả nợ.

Thiếu hỗ trợ và tư vấn: NKT cần sự hỗ trợ và tư vấn để hiểu rõ quy trình vay vốn, đánh giá khả năng tài chính và tìm kiếm các nguồn vốn ưu đãi phù hợp. Tuy nhiên, thiếu sự hỗ trợ và tư vấn chuyên môn có thể làm giảm khả năng tiếp cận vay vốn của NKT.

Đánh giá chưa đúng khả năng của người khuyết tật: Đây là một trong những vấn đề cần có giải pháp sớm khắc phục vì vẫn còn tồn tại những định kiến hay những đánh giá thấp về khả năng của NKT khi có nhu cầu vay vốn

Thiếu các chương trình hỗ trợ vay vốn trên cơ sở khởi nghiệp của NKT

Để cải thiện thực trạng này, có thể nghiên cứu các giải pháp như: 

– Tăng cường thông tin và giáo dục về chính sách vay vốn ưu đãi cho NKT, bao gồm quy trình, yêu cầu và các điều kiện cần thiết.

– Đơn giản hóa quy trình vay vốn và giảm bớt các yêu cầu phức tạp không cần thiết.

– Đẩy mạnh việc cung cấp hỗ trợ và tư vấn chuyên môn cho NKT trong việc xác định khả năng tài chính và tìm kiếm nguồn vốn ưu đãi.

– Tạo điều kiện thuận lợi và linh hoạt hơn về tài chính và tàisản thế chấp cho NKT.

– Có thêm nhiều hoạt động, chương trình hỗ trợ vay vốn trên cơ sở ý tưởng, kế hoạch thực hiện vốn ưu đãi có hiệu quả

  1. Thực trạng tiếp cận dịch vụ 

Thiếu địa điểm và cơ sở vật chất: Rất ít địa điểm và cơ sở công cộng được thiết kế và xây dựng để phục vụ NKT kể cả các công trình mới xây dựng cũng chưa được quan tâm đến vấn đề tiếp cận theo đúng quy định. Thiếu các tiện ích và điều kiện như hệ thống đường dẫn, cầu thang và thang máy, phòng vệ sinh phù hợp, điểm tiếp dẫn, làm giảm khả năng tiếp cận của NKT đến các dịch vụ trong đó bao gồm cả dịch vụ công đối với NKT.

Hạn chế trong giao tiếp và hỗ trợ: Đối với NKT có khuyết tật về ngôn ngữ, giao tiếp và tương tác với các dịch vụ công cũng đặt ra khó khăn. Thiếu nhân viên có kỹ năng giao tiếp và hiểu biết về khuyết tật cũng ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận và sử dụng dịch vụ nói chung, dịch vụ công nói riêng.

Thiếu thông tin và tư vấn: NKT thường gặp khó khăn trong việc tiếp cận thông tin về các dịch vụ công có sẵn và quyền lợi của mình. Thiếu sự tư vấn và hỗ trợ thông tin đúng đắn cũng làm giảm khả năng tiếp cận và sử dụng dịch vụ công.

Sự kỳ thị và đánh đồng: Một số NKT vẫn đối mặt với sự kỳ thị và đánh đồng trong việc tiếp cận dịch vụ công. Những định kiến và quan điểm sai lầm về khả năng và quyền lợi của NKT có thể gây rào cản cho việc tiếp cận và sử dụng dịch vụ công một cách công bằng.

Để cải thiện thực trạng này, có thể nghiên cứu các giải pháp như: 

– Đảm bảo xây dựng và cải tiến cơ sở vật chất, hạ tầng theo quy chuẩn, tiêu chuẩn, đồng thời tăng cường giám sát và tuân thủ việc tuân thủ tiêu chuẩn này.

– Đào tạo và nâng cao nhận thức cho nhân viên cung cấp dịch vụ nhất là dịch vụ công về khuyết tật, giao tiếp và hỗ trợ dịch vụ cho NKT.

– Cung cấp thông tin và tư vấn rõ ràng, dễ hiểu và dễ tiếp cận về các dịch vụ và dịch vụ công có sẵn cho NKT, đồng thời tạo ra các kênh giao tiếp và tư vấn phù hợp với nhu cầu của họ.

– Tăng cường nâng cao nhận thức và loại bỏ kỳ thị và đánh đồng, từ đó tạo điều kiện công bằng và bình đẳng cho NKT trong việc tiếp cận dịch vụ đặc biệt là dịch vụ công.

  1. Thực trạng tiếp cận tư pháp 

Thiếu thông tin và tư vấn pháp lý: NKT thường gặp khó khăn trong việc tiếp cận thông tin về quyền và nghĩa vụ của mình. Thiếu tư vấn pháp lý đúng đắn và sự hỗ trợ thông tin pháp lý làm giảm khả năng hiểu biết và tham gia vào quá trình tư pháp trong đó có thể kể đến công tác trợ giúp pháp lý vẫn còn rất nhiều khó khan khi nhu cầu và thực tế hoạt động công tác này đối với NKT.

Khó khăn trong thực hiện quyền lợi: NKT gặp khó khăn khi thực hiện quyền lợi pháp lý của mình, bao gồm quyền được nghe và biện hộ, quyền tiếp cận tư pháp, quyền tham gia vào các quy trình pháp lý, và quyền bảo vệ và đòi hỏi quyền lợi của mình.

Hạn chế trong việc tiếp cận tư pháp: Một số NKT gặp khó khăn trong việc truy cập các cơ quan tư pháp và cơ quan xét xử do vướng phải các rào cản về vận động, truy cập thông tin và giao tiếp. Ngoài ra, vấn đề nhận thức của NKT và gia đình cũng là một rào cản

Thiếu nhân lực có kỹ năng và nhận thức: Nhân viên tư pháp và luật sư còn thiếu kỹ năng và nhận thức về việc phục vụ NKT. Điều này làm giảm khả năng tiếp cận tư pháp và hưởng lợi từ quyền lợi pháp lý.

Để cải thiện thực trạng này, có thể nghiên cứu các giải pháp như: 

– Đảm bảo tiếp cận thông tin pháp lý và tư vấn pháp lý cho NKT, bằng cách cung cấp thông tin rõ ràng, dễ hiểu và dễ tiếp cận về quyền và nghĩa vụ pháp lý của họ.

– Đào tạo và nâng cao nhận thức cho nhân viên tư pháp và luậtsư về khuyết tật, kỹ năng phục vụ và nhận thức về quyền lợi của NKT.

– Tạo ra môi trường tư pháp tiếp cận cho NKT, bằng cách cung cấp cơ sở hạ tầng tiếp cận, hỗ trợ giao tiếp và hỗ trợ di chuyển trong các cơ quan tư pháp và cơ quan xét xử.

– Tăng cường giáo dục công chúng và loại bỏ sự kỳ thị và đánh đồng, để tạo điều kiện tiếp cận tư pháp công bằng và bình đẳng cho NKT.

Ảnh minh họa – Nguồn Internet

  1. Thực trạng tiếp cận quyền của người khuyết tật Việt Nam 

Quyền bình đẳng và không phân biệt: NKT vẫn đối mặt với sự phân biệt và kỳ thị trong nhiều lĩnh vực của cuộc sống, bao gồm việc tiếp cận giáo dục, việc làm, dịch vụ công, giao thông, và xã hội. Sự phân biệt và kỳ thị này làm giảm quyền bình đẳng và không phân biệt của NKT.

Quyền tiếp cận: Như thực trạng đã chỉ ra, rất nhiều hạn chế vẫn đang tồn tại khiến NKT khó tiếp cận đến quyền này, điều đó cũng là một hạn chế, cản trở để NKT tiếp cận các quyền khác như việc làm, dịch vụ công, y tế, giáo dục…

Để cải thiện thực trạng này, có thể nghiên cứu các giải pháp như: 

– Đảm bảo việc thực thi pháp luật liên quan đến quyền của NKT, bao gồm Luật Người khuyết tật, Công ước quốc tế về quyền của người khuyết tật, các cam kết mà Việt Nam tham gia và các quy định liên quan khác. Trong đó, bao gồm cơ chế, chế tài phù hợp đảm bảo cho việc thực hiện hiệu quả các quy định, chính sách liên quan đến NKT

– Tăng cường tuyên truyền, phổ biến, giáo dục và nâng cao nhận thức về quyền của NKT

– Đào tạo và nâng cao nhận thức cho nhân viên và cán bộ công vụ về quyền của NKT

Tạm kết 

Có thể khẳng định, Việt Nam đang rất nỗ lực trong việc thực hiện các quy định và chính sách đối với người khuyết tật. Bằng chứng rõ nhất không chỉ là các quy định, chính sách pháp luật đối với NKT mà là sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị đối với công tác này. Các chính sách ngày càng hoàn thiện và đầy đủ, NKT ngày một thụ hưởng các chính sách, được nâng cao chất lượng sống, cải thiện đời sống cả vật chất lẫn tinh thần. Có thể nói Việt Nam là một trong số các quốc gia có tương đối đầy đủ chính sách đối với người khuyết tật trong tất cả các lĩnh vực của đời sống từ y tế, giáo dục, lao động việc làm đến tư pháp, trợ giúp pháp lý, thể thao du lịch, văn hóa…. Mặc dù trên thực tế triển khai vẫn còn những tồn tại và hạn chế nhất định như các thực trạng đã phân tích, thế nhưng với những kết quả Việt Nam đã và đang đạt được trong công tác người khuyết tật cùng các chính sách đang triển khai với kế hoạch dài hạn, NKT ngày càng được thụ hưởng các quyền; được bảo vệ các lợi ích hợp pháp; được thực hiện nghĩa vụ công dân, đóng góp vào công cuộc chung của đất nước… hướng đến mục tiêu vì hạnh phúc của người khuyết tật và cho tất cả mọi người cũng như không để ai bị bỏ lại phía sau!

Huy Thành – Trịnh Hiền

Bài viết liên quan

TDCC

Pháp luật sở hữu đối với các công trình chung cư và thực tiễn hiện nay

Đảm bảo quyền Trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật

hilap

Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng nghiệp – 10 năm xây dựng và phát triển 

Picture10

Cần chế tài mạnh duy trì ý thức khi tham gia giao thông và chấp hành pháp luật về giao thông

3

Toạ đàm: Giải pháp nâng cao hiệu quả văn hoá đọc sách pháp luật

nvn

Trẻ em khuyết tật đi học có được cấp học bạ không?

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang