Liên hiệp hội về Người khuyết tật Việt Nam tổ chức thành công Đại hội đại biểu toàn quốc nhiệm kỳ III (2023-2028)

(ĐHVO). Với chủ đề “Đoàn kết – Kỷ cương – Trí tuệ – Sáng tạo – phát triển”, Đại hội đại biểu toàn quốc Liên hiệp hội về Người khuyết tật Việt Nam, nhiệm kỳ III (2023-2028) đã thành công tốt đẹp, đại hội cũng đã bầu 58 ủy viên Ban Chấp hành, trong đó có 19 ủy viên Ban Thường vụ nhiệm kỳ III (2023-2028).

Sáng nay 29/9, tại Hà Nội, Liên hiệp hội về Người khuyết tật Việt Nam tổ chức thành công Đại hội đại biểu toàn quốc nhiệm kỳ III (2023-2028). Dự và chỉ đạo đại hội có các đồng chí: Ông Phạm Tất Thắng, Ủy viên Trung ương Đảng – Phó Trưởng Ban Dân vận Trung ương; Ông Nguyễn Hồng Ngọc, Phó Vụ trưởng Vụ Xã hội – Văn phòng Quốc hội; Bà Trần Lan Phương, Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam; Ông Tạ Tấn, Phó Vụ Trưởng Vụ Tổ chức Phi Chính phủ – Bộ Nội Vụ; Ông Tạ Ngọc Trí, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục tiểu học- Bộ GD&ĐT; Ông Mai Đức Thiện, Phó Vụ Trưởng Vụ Pháp chế – Bộ LĐ-TBXH; Bà Dương Thị Thủy, Đại diện Trung ương Mặt trận tổ quốc Việt Nam; Ông Nguyễn Trọng Đàm, nguyên Thứ trưởng Bộ LĐ-TBXH, Chủ tịch Hội Bảo trợ NKT – TMC Việt Nam; Ông Nguyễn Văn Khanh, Phó Chủ tịch Hội nạn nhân chất độc da cam Dioxin Việt Nam; Ông Phạm Viết Thu, Chủ tịch Hội người mù VN, cùng hơn 200 đại biểu, trong đó có 150 đại biểu là hội viên được triệu tập, đại diện cho cộng đồng người khuyết tật từ khắp mọi miền đất nước.

Phát biểu tại đại hội, Nhà giáo Nhân dân, Tiến sỹ Đặng Huỳnh Mai nhìn nhận, đại hội nhiệm kỳ III (2023-2028) là cơ hội để mọi người cùng chia sẻ, học hỏi kinh nghiệm, tìm ra những giải pháp cụ thể, hướng dẫn phát triển bền vững trong xã hội. Bên cạnh đó, đại hội cũng được lĩnh hội những ý kiến đóng góp quý báu của các diễn giả, chuyên gia thảo luận những vấn đề về liên quan như giáo dục, việc làm, bảo hiểm đối với người khuyết tật. Đại hội cũng là cơ hội để cộng đồng người khuyết tật thể hiện tinh thần đoàn kết, sự thấu hiểu lẫn nhau. Mỗi thành viên đại diện cho những mảnh ghép quan trọng để xây dựng cộng đồng người khuyết tật ngày càng mạnh mẽ và đoàn kết, cùng vượt qua khó khăn, chung tay xây dựng một tương lai tươi sáng.
Theo báo cáo tại đại hội, nhiệm kỳ II (2017-2022), qua 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội khóa II, đến hết năm 2022, công tác xây dựng tổ chức hội đã đạt được những kết quả tích cực, tổng số hội thành viên của Liên hiệp hội về người khuyết tật Việt Nam đã được kết nạp là 47 tổ chức, tăng thêm 8 thành viên so với năm 2018. Liên hiệp hội cũng đã thành lập thêm 2 cơ quan trực thuộc là Viện Nghiên cứu Phát triển Cộng đồng tiền thân là Trung tâm hành động vì sự phát triển cộng đồng (ACDC) và Viện Khoa học và Bổ trợ pháp lý.

Với chức năng nhiệm vụ của mình, Liên hiệp hội đã tích cực tham gia xây dựng, thúc đẩy, giám sát việc thực thi chính sách, pháp luật. Cùng với các đoàn kiểm tra, giám sát của UBQG về người khuyết tật; Ủy ban xã hội của Quốc hội, các bộ ngành như Bộ GTVT, Bộ Xây dựng; Bộ LĐTB&XH, Bộ Y tế,… Liên hiệp hội đã có những báo cáo đề xuất bổ sung quy định luật về người khuyết tật như:

Báo cáo việc thực hiện Công ước quốc tế về quyền của người khuyết tật năm 2018, báo cáo bổ sung giám sát thực thi Công Ước LHQ về quyền của người khuyết tật và đại dịch covid-19 năm 2022.

Báo cáo đánh giá sơ bộ tình hình 9 năm thực hiện Luật Người khuyết tật, 7 năm thực hiện Đề án trợ giúp Người khuyết tật giai đoạn 2012-2020 và 05 năm thực hiện Công ước quốc tế về quyền của người khuyết tật tại Viêt Nam gửi Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội nay là Ủy ban Xã hội trước phiên giải trình về trách nhiệm quản lý nhà nước trong “thực hiện chính sách, pháp luật về trợ giúp xã hội đối với người cao tuổi và người khuyết tật”.

Đóng góp ý kiến, xây dựng các Bộ luật, Luật cùng các chính sách hỗ trợ người khuyết tật như: Bộ luật Lao động, Luật Giáo dục, Luật Phòng chống bạo lực gia đình; Luật Khám bệnh, chữa bệnh sửa đổi, Chương trình trợ giúp người khuyết tật giai đoạn 2021-2030…. Đặc biệt phải kể đến việc tham gia đóng góp ý kiến xây dựng Chỉ thị 39 của Ban Bí Thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác người khuyết tật ban hành 01/11/2019.

Trong quan hệ hợp tác quốc tế, Liên hiệp hội về Người khuyết tật Việt Nam là thành viên của mạng lưới người khuyết tật quốc tế, châu lục và trong khu vực. Liên hiệp hội cùng các tổ chức thành viên, đơn vị trực thuộc là đối tác tin cậy của nhiều tổ chức quốc tế như: USAID, CBM, UNDP, UNICEF, DHF/PTU,… Thông qua các chương trình để cùng phối hợp tổ chức nhiều hoạt động, dự án, phi dự án có ý nghĩa, mang lại giá trị lâu dài, bền vững đối với người khuyết tật. Qua 5 năm thực hiện các dự án với tổng nguồn kinh phí lên đến gần trăm tỉ đồng. Có thể kể đến như:

Cùng UNDP thực hiện Chương trình “Tăng cường sự tham gia của người khuyết tật trong các cơ quan dân cử”, bước đầu đặt nền móng tăng cường năng lực cho người khuyết tật khi tham gia các hoạt động bầu cử và thực hiện đúng quy định pháp luật nói chung; cùng UNICEF thực hiện đánh giá công tác thực hiện Quyết định 647 của Chính Phủ; cùng tổ chức IC thực hiện khảo sát nhu cầu dụng cụ trợ giúp đối với người khuyết tật tại các tỉnh miền Bắc, Trung; cùng Trung tâm Hỗ trợ Sáng kiến phục vụ cộng đồng tổ chức thành công Trại hè hạnh phúc tại Phú Yên cho trẻ em khuyết tật một số tỉnh miền Trung và Tây Nguyên.  

Cùng Viện Nghiên cứu Phát triển Cộng đồng (ACDC) là đơn vị trực thuộc đang triển khai dự án “Tăng cường cơ hội và nâng cao vị thế cho người khuyết tật” và Dự án “tăng cường chất lượng sống cho người khuyết tật tại các tỉnh bị phun dải nặng chất da cam” tài trợ cho khoảng 2500 đến 3000 người khuyết tật tại ba tỉnh, Quảng Trị, Huế, Quảng Nam với tổng kinh phí hỗ trợ gần 10 tỉ đồng mỗi năm. Bên cạnh đó, Viện ACDC cũng phối hợp, hỗ trợ kinh phí với các bộ Y tế, LĐTB&XH, Giao thông, UBQG về NKT tổ chức các cuộc hội thảo, tập huấn.

Công tác thi đua, khen thưởng được thực hiện kịp thời, hiệu quả khích lệ động viên người được khen thưởng. Năm 2020, hai Phó Chủ tịch của Liên hiệp hội được Thủ tướng tặng bằng khen và một số Ủy viên Ban Chấp hành, hội viên Liên hiệp hội được nhận bằng khen của Bộ LĐTB&XH về những đóng góp trong các lĩnh vực an sinh xã hội nói riêng, những đóng góp cho cộng đồng nói chung. Tôn vinh tôn vinh 47 phụ nữ khuyết tật tiêu biểu vươn lên mạnh mẽ trong cuộc sống và tiếp kiến Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân. Tặng kỷ niệm chương vì hạnh phúc của người khuyết tật.

Chương trình đào tạo, dạy, học nghề, tư vấn pháp lý cũng như các chương trình hỗ trợ sinh kế, nâng cao năng lực, thực hiện dự án giúp cho người khuyết tật từng bước tiếp cận khoa học công nghệ, tiếp cận tài chính thông qua các dự án giúp người khuyết tật từng bước cải thiện cuộc sống mang lại hiệu quả nhất định, được các tổ chức quốc tế, phi chính phủ đánh giá cao và ghi nhận năng lực   Với những kết quả đạt được, Liên hiệp hội cùng các tổ chức hội thành viên, người khuyết tật ngày càng được quan tâm. Các tổ chức của và vì NKT cấp cơ sở ngày càng phát triển. Mạng lưới hội NKT ngày càng được mở rộng và đón nhận được sự tin tưởng của các cấp chính quyền.

 Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, còn một số tồn tại hạn chế như: Chế độ, chính sách cho người khuyết tật còn chồng chéo, chưa có sự thống nhất giữa các bộ ngành, chính sách có nhưng khó triển khai. Thậm trí, có nhiều nơi, năng lực quản lý của cán bộ còn yếu, còn thiếu và cũng còn nhiều địa phương chưa thực sự quan tâm công tác thực thi chế độ chính sách đối với người khuyết tật.

 Đối với các hoạt động của Ban Chấp hành của Liên hiệp hội còn yếu, còn thiếu, chưa hoạt động thực sự hiệu quả, còn rời rạc, thiếu sự gắn kết; nhiều ủy viên hoạt động mờ nhạt thậm chí không tham gia hoạt động. Kinh phí hoạt động hội không có. Hội hoạt động trên tinh thần tự nguyện. Liên hiệp hội vẫn chưa có trụ sở, phải nhờ trụ sở của Hội Người mù Việt Nam. Nguyên nhân chính là do Liên hiệp hội không phải Hội đặc thù hay chưa được tham gia vào các hoạt động theo diện Nhà nước giao nhiệm vụ. Bên cạnh đó, Nghị định số 80/2020/NĐ-CP đã ra đời quy định về quản lý đối với các đơn vị cơ quan, hội… các tổ chức hội, hỗ trợ nhân đạo, không vì mục đích lợi nhuận, thương mại vẫn còn một số bất cập nên việc phê duyệt các dự án còn gặp nhiều khó khăn với các đơn vị trong đó Liên hiệp hội cũng không ngoại lệ.

Phát biểu chỉ đạo đại hội, ông Phạm Tất Thắng, Ủy viên Trung ương Đảng – Phó Trưởng Ban Dân vận Trung ương nhấn mạnh, những năm qua, Đảng, Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách liên quan đến người khuyết tật. Đặc biệt, năm 2010, Quốc hội đã thông qua Luật Người khuyết tật. Chỉ thị 39 Ban Bí thư về công tác trợ giúp người khuyết tật. Nhà nước cũng đã bố trí các nguồn ngân sách để thực hiện các chính sách về người khuyết tật. Bên cạnh chính sách hỗ trợ của Nhà nước, còn có sự đóng góp to lớn của xã hội, các tổ chức trong và ngoài nước.
Phó Trưởng Ban Dân vận Trung ương ghi nhận, đánh giá cao những thành tích của Ban chấp hành Liên hiệp hội về người khuyết tật Việt Nam nhiệm kỳ II (2017-2022) cùng các cấp hội, đã đạt được trong thời gian qua. Đồng chí cũng tin tưởng rằng, nhiệm kỳ tới, Ban chấp hành Liên hiệp hội tiếp tục phát huy tinh thần đoàn kết, khăc phục khó khăn tiếp tục phát huy những thành tích đã đạt. Thực hiện tốt vai trò là tổ chức tập hợp, kết nối, chia sẻ cùng nhau phát triển vì lợi ích chính đáng, hợp pháp của người khuyết tật. Tiếp tục vận động, huy động sự tham gia của cộng đồng xã hội, các tổ chức quốc tế trong việc tham gia, chia sẻ, hỗ trợ người khuyết tật, tạo thêm nhiều cơ hội để người khuyết tật có thể sống hòa nhập với cộng đồng.
Để phát huy những thành tích đã đạt được, đồng thời khắc phục được những hạn chế nêu trên. Nhiệm kỳ tới, Liên hiệp hội về Người khuyết tật Việt Nam cần đáp ứng, thực hiện ngày càng tốt hơn vai trò là cầu nối giữa cộng đồng và người khuyết tật, là cánh tay nối dài của ngành LĐTB&XH trong việc thực hiện các chính sách an sinh xã hội, Phó Trưởng Ban Dân vận Trung ương đề nghị Ban chấp hành khóa III (2023-2028) cần thực hiện tốt 5 nội dung cụ thể như sau:

Một là. Liên hiệp hội tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, thực hiện đúng chủ trương chính sách của Đảng, tuân thủ Hiến pháp, pháp luật, Điều lệ của Liên hiệp hội… tham gia xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân. Hội cũng chú ý hơn nữa công tác phản biện xã hội, kịp thời phát hiện, tham mưu, đề xuất với Đảng, Nhà nước hoàn thiện hơn nữa hệ thống chính sách, pháp luật về người khuyết tật nói riêng và chính sách xã hội nói chung;

Hại là. Liên hiệp hội cũng cần tăng hiệu quả công tác vận động nguồn lực xã hội nhiều hơn nữa để cùng với ngân sách nhà nước, trợ giúp tốt hơn nữa cho người khuyết tật.

Ba là. Quan tâm hơn nữa công tác xây dựng, củng cố, phát triển tổ chức Hội, Hội viên vì lợi ích của người khuyết tật;

Bốn là. Tích cực tham gia công tác đối ngoại nhân dân, phát triển hơn nữa sự hợp tác với các tổ chức, cá nhân ở nước ngoài; góp phần vào công tác ngoại giao nhân dân, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội…

Năm là. Sáng tạo những phương thức, hình thức hoạt động mới vừa đảm bảo tuân thủ pháp luật, vừa phù hợp với những yêu cầu, điều kiện mới để đáp ứng tốt hơn quyền, lợi ích chính đáng của người khuyết tật, trẻ mồ côi.

Phó Trưởng Ban Dân vận Trung ương cũng đề nghị các bộ, ngành, các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tiếp tục dành sự quan tâm đối với người yếu thế nói chung, các tổ chức cộng đồng người khuyết tật nói riêng, giúp người khuyết tật xây dựng cuộc sống ngày càng tốt hơn.

Trần Hồng – Phạm Vân

Bài viết liên quan

THÔNG CÁO BÁO CHÍ

Picture2

Nam Định: Ngành công nghiệp công nghệ cao ghi nhận năng lực mớ

Picture1

HỘI NGHỊ TẬP HUẤN VÀ TRAO ĐỔI, CHIA SẺ KINH NGHIỆM VỀ CÔNG TÁC PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO NGƯỜI KHUYẾT TẬT

vn lsu 1

40 năm rực rỡ – Liên hoan văn nghệ Luật sư Hà Nội

clip_image001

NHẬN THƯƠNG YÊU ĐỂ SẺ CHIA THƯƠNG YÊU

Thạc sĩ Phạm Văn Hưng, hiệu trưởng Trường nuôi dạy trẻ em khiếm thị Hải Phòng đọc diễn văn khai giảng năm học mới.

Lễ khai giảng tại Trường Nuôi dạy trẻ em khiếm thị Hải Phòng

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang